Trẻ 2 tuổi khóc đêm thường do các nguyên nhân về sự thay đổi tâm lý ở tuổi mới, vấn đề sức khỏe của trẻ và thói quen ngủ chưa tự lập.
- Vai trò của giấc ngủ đối với bé 2 tuổi
- Trẻ 2 tuổi khóc đêm có phải là điều bất thường?
- Bí quyết để bé 2 tuổi ngủ xuyên đêm ngon giấc
Vai trò của giấc ngủ đối với bé 2 tuổi
Theo nhiều nghiên cứu thực tế, các chuyên gia đều khẳng định rằng thời gian và chất lượng của giấc ngủ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Cụ thể, giấc ngủ đóng những vai trò rất quan trọng như:
- Ngủ đủ giấc giúp bé luôn tỉnh táo, dễ tập trung và có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn trong học tập.
- Khi được ngủ đủ giấc, tinh thần của bé sẽ luôn cảm thấy thoải mái và giúp tính cách bé trở nên hoạt bát, phấn khởi, hiếu động khám phá thế giới hơn.
- Thể lực của bé cũng được đảm bảo phát triển ổn định khi có những giấc ngủ ngon, sâu.
- Khi có những giấc ngủ chất lượng, bé có thể ghi nhớ, tiếp xúc cũng như xử lý tình huống tốt hơn.
Nếu thấy bé 2 tuổi hay giật mình khóc đêm nghĩa là trẻ không được đảm bảo về thời gian cũng như chất lượng giấc ngủ và lúc này cha mẹ cần tìm cách khắc phục ngay để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Trẻ 2 tuổi khóc đêm có phải là điều bất thường?
Một em bé khi được tập cho thói quen ăn ngủ với lịch sinh hoạt cố định thường có thể ngủ một giấc dài liền mạch từ 5-6 tiếng ở tháng thứ 4. Và ở tuổi lên 1, hầu hết trẻ sẽ ngủ được xuyên đêm.
- Trẻ hay khóc đêm
Bé 2 tuổi thường ngủ 14 tiếng/ngày với giấc đêm kéo dài trung bình 10-12 tiếng đồng hồ. Tuy vậy, tình trạng trẻ dậy khóc đêm, đặc biệt ở lứa tuổi 2-3 vẫn có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Bé chưa học được cách tự nối lại giấc ngủ và cần phải có sự trợ giúp của mẹ
- Trẻ đang trong thời kỳ ốm đau nên cảm thấy khó chịu và không thể ngủ liền mạch được
- Bé chịu ảnh hưởng của kích thích ban ngày quá mạnh như môi trường mới, người lạ bế ẵm…
- Hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề bởi tình trạng đầy hơi, khó tiêu…
- Tâm lý của con đang bị xáo trộn trong thời gian bước vào tuổi lên 2.
Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm có phải do con đang thiếu chất gì?
Nếu trẻ khóc đêm đi kèm với các dấu hiệu sau thì chắc chắn trẻ đang bị thiếu vitamin D:
- Da xanh xao, lách to, thể lực chậm phát triển, ra nhiều mồ hôi về ban đêm ngay cả khi trời lạnh
- Trẻ chậm mọc răng, mọc không cân đối, thóp rộng, bờ thóp mềm và chậm liền thóp so với trẻ khác
- Lồng ngực bị biến dạng, chân vòng kiềng
- Còi xương
- Có thể bị co giật khi hạ canxi huyết do thiếu vitamin D
Trong trường hợp này, mẹ nên cho trẻ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất và ưu tiên tăng cường thực phẩm giàu vitamin D như cá, dầu cá, lòng đỏ trứng…; đồng thời bổ sung thêm thực phẩm giàu canxi để tránh còi xương cho trẻ.
Bí quyết để bé 2 tuổi ngủ xuyên đêm ngon giấc
Một em bé 2 tuổi đang trong thời kỳ thích vận động và trò chuyện. Khả năng thức chơi của bé hầu như đã tương đương với trẻ trưởng thành. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là ba mẹ vì ham thích chơi đùa với con mà để bé đi ngủ muộn. 7 giờ tối để bắt đầu giấc ngủ tối là khoảng thời gian tốt nhất nhằm giúp con tránh được tình trạng có thể bị “lùn”.
Theo Tiến sĩ Susan Zarfarlotfi, nếu trẻ 2 tuổi khóc đêm vì thói quen sinh hoạt, không phải đến từ nguyên nhân bệnh lý hoặc mọc răng thì hãy khắc phục bằng cách cho trẻ ngủ muộn hơn và ru cho bé ngủ. Việc cho trẻ ngủ muộn hơn khoảng 15-20 phút sẽ giúp bé cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ hơn có thể ngủ sâu giấc, tránh việc thức dậy giữa đêm và khóc.
Ngoài ra, ba cũng cần lưu ý một vài điều sau nhằm giúp bé có thể ngủ liền mạch cả đêm như:
- Đảm bảo rằng con đã hoàn toàn từ bỏ thói quen ngậm ti bình trong lúc ngủ.
- Thực hiện một trình tự thói quen đi ngủ tốt sẽ giúp con không quấy khóc khi ngủ.
- Cùng bé thư giãn 30 phút trước giờ ngủ với các hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách, kể chuyện, …
- Nên để bé kết thúc giấc chiều trước 3 giờ để không ảnh hưởng đến giấc tối của trẻ.
- Đảm bảo con ngủ trong không gian yên tĩnh để bé được cảm thấy an toàn tuyệt đối khi về đêm.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!