Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón và những lời khuyên từ chuyên gia

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón là một trong những vấn đề làm cho bố mẹ lo lắng? Như vậy, táo bón có thực sự nguy hiểm và bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị táo bón? 

trẻ 7 tháng tuổi bị táo bóntrẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

Ở độ tuổi này, khi trẻ còn quá bé bị táo bón làm cho trẻ gặp khó khăn trong việc đi đại tiện. Trẻ rất khó chịu và hay quấy khóc. Tuy nhiên, có rất nhiều bậc phụ huynh không đánh giá được tầm quan trọng của việc chữa trị táo bón dẫn đến tình trạng trẻ bị táo bón kéo dài, về lâu dài có thể biến thành táo bón mãn tính. Ảnh hưởng rất lớn đến trẻ và rất khó khăn để chữa trị. Vậy biểu hiện của trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón là gì? Những điều mẹ cần biết khi trẻ táo bón? Dưới đây là những chia sẻ của H&H Nutrition về táo bón ở trẻ 7 tháng tuổi.

Táo bón là gì? Dấu hiệu của trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

Táo bón là tình trạng phân di chuyển chậm, bị hấp thu lại một phần nước nên phân trở nên rắn, khô, có thể kèm máu khiến trẻ đi ngoài khó khăn, ngồi lâu, rặn nhiều gây đau rát. Khoảng cách giữa các lần đi dài hơn bình thường, trẻ chậm tăng cân và hay quấy khóc. Tình trạng này kéo dài khiến chất thải tích tụ trong ruột già lâu ngày gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu đang gặp một trong các biểu hiện này thì có thể trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón.

Xem thêm: Bổ sung thực phẩm tăng cường miễn dịch, chống táo bón cho trẻ 7 tháng tuổi

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bónTrẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón do đâu?

Đây là độ tuổi bé bắt đầu ăn dặm và có nhiều thay đổi trong tâm sinh lý. Vậy nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón là do đâu? Bố mẹ hãy tìm hiểu đúng nguyên nhân để có hướng điều trị sớm cho trẻ nhé. Dưới đây là các nguyên nhân gây nên táo bón ở trẻ 7 tháng tuổi:

  • Hệ vi sinh vật đường ruột mất cân bằng: Hệ vi sinh vật đường ruột giúp làm mềm phân, ẩm phân giúp đi ngoài dễ hơn. Khi trẻ không bú mẹ hoàn toàn cũng có thể gây ra mất cân bằng. Đặc biệt khi trẻ dùng các loại thuốc kháng sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật của đường ruột.

  • Thiếu chất xơ: Chế biến thức ăn quá tinh, quá mịn và không đủ nhóm rau củ có chất xơ cũng khiến trẻ dễ bị táo bón.

  • Thiếu nước: Bố mẹ cắt bớt lượng sữa hằng ngày nạp vào cơ thể trẻ, nấu đồ ăn dặm quá đặc, quá nhiều tinh bột khiến trẻ khó tiêu hóa, dễ gây táo bón.

Xem thêm: Bổ sung chất xơ, hỗ trợ phòng ngừa táo bón ở trẻ đúng cách

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bónTrẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

  • Hệ tiêu hóa của trẻ chưa thích nghi: Dạ dày của bé lúc này còn non yếu và đã quen với sữa lỏng, dễ tiêu. Đến khi ăn dặm, dạ dày bé phải tập xử lý những thức ăn phức tạp, khó tiêu hóa hơn nên trẻ 7 tháng tuổi dễ bị táo bón.

  • Sữa công thức không phù hợp: Sữa bột thường có một vài chất dinh dưỡng không phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Đôi khi trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón cũng do dùng loại sữa không phù hợp.

Xem thêm: Bổ sung lợi khuẩn tăng cường tiêu hóa, phòng chống táo bón cho trẻ 7 tháng tuổi

Hệ quả của việc trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

Khi bé bị táo bón trong thời gian dài nhưng không được khắc phục tích cực có thể mang lại những hậu quả nghiêm trọng.

Biếng ăn

táo bón khiến trẻ có các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, khó tiêu, chướng hơi… dẫn đến tình trạng chán ăn, ăn không ngon miệng. Biếng ăn lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng.

Mắc trĩ nội, trĩ ngoại

Táo bón kéo dài là một trong những nguyên nhân gây ra trĩ bởi tích tụ phân lâu ngày gây cản trở lưu thông máu. Mỗi lần đại tiện, bé phải rặn mạnh, việc này khiến cho các búi trĩ của bé ngày càng to hơn dẫn tới những lần đại tiện có máu kèm theo phân. Kèm theo đó, trẻ sẽ rơi vào trạng thái lo sợ mỗi khi đi vệ sinh, khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn.

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón gây nguy hiểm cho hậu môn

Táo bón có nguy cơ gây nứt kẽ hậu môn, nhiễm trùng hậu môn trực tràng. Điều này là do khối phân tích tụ do táo bón ở đại trực tràng lâu ngày trở nên cứng, lớn và nhiều. Xuất huyết đại trực tràng ở trẻ cũng là một hậu quả khó lường.

Táo bón còn khiến cho niêm mạc ở đại trực tràng bị viêm nhiễm. Nó gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như, áp xe hậu môn (có ổ viêm chứa mủ), rò hậu môn ở trẻ. Khi đại tiện, khối phân cứng và lớn hơn khả năng giãn nở của hậu môn bé gây nên nứt kẽ hậu môn, gây đau và chảy máu.

Bên cạnh đó, táo bón trong thời gian dài có thể gây xuất huyết đại trực tràng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đại trực tràng của trẻ.

Tắc ruột

Khối phân tích tụ do táo bón ở trẻ lâu ngày trở nên cứng và lớn gây ra hiện tượng tắc ruột hoặc bán tắc ruột. Các triệu chứng khi mắc phải tắc ruột như: Đau bụng mạnh diễn ra từng cơn và thường xuyên, đầy bụng, chướng hơi, khó hoặc không thể đánh hơi, đi ngoài.

Tăng áp lực đường ruột

Khối phân ứ đọng tăng, dịch trong ruột thừa nhiều gây ra viêm ruột thừa ở trẻ. Bên cạnh đó, việc táo bón kéo dài gây ra tổn thương và làm suy yếu ruột già, đường ruột giãn ra tạo thành các túi thừa đại tràng, dễ gây thủng ruột.

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón phải làm sao?

  • Bú nhiều, bổ sung thêm nước: Trẻ 7 tháng tuổi có nhu cầu nước 100 ml trên mỗi kg trong một ngày (kể cả sữa), có thể cho bé uống nước ép hoa quả. Với trẻ 7 tháng tuổi chỉ nên cho ăn ngày 1 – 2 bữa ăn dặm và bổ sung lượng sữa là chủ yếu sẽ giúp bé dễ tiêu hóa, phân mềm hơn và đi vệ sinh tốt hơn

  • Thay đổi sữa công thức phù hợp: Khi mẹ đổi sữa mới cần theo dõi đáp ứng trên cơ thể của trẻ. Nếu thấy con có dấu hiệu tiêu chảy, táo bón hoặc nôn trớ nhiều thì mẹ cần đổi sữa khác cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý pha sữa và nước đúng tỷ lệ được hướng dẫn trên vỏ hộp.

  • Cho bé vận động hợp lý: Thực hiện các động mát xa nhẹ nhàng giúp làm tăng tuần hoàn để trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn. Hãy chơi đùa cùng con để con vận động nhiều hơn. Điều này sẽ rất tốt cho tiêu hóa của bé.

Xem thêm: Sữa Aptamil số 1 – Sự kết hợp hoàn hảo giữa prebiotics và probiotics giúp tăng hấp thu, phòng ngừa táo bón ở trẻ 7 tháng tuổi

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bónTrẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

  • Chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón: Cân bằng chế độ dinh dưỡng hằng ngày, bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu chất xơ giúp trẻ tiêu hóa tốt.

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bónTrẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

Xem thêm: Tại sao nên bổ sung chất xơ cho trẻ bị táo bón

Những thực phẩm mà trẻ 7 tháng bị táo bón nên ăn

Cùng tham khảo các loại thực phẩm giúp bé cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ 7 tháng tuổi:

  • Các loại rau: Mồng tơi, rau dền đỏ, bắp cải, cải bó xôi, súp lơ, củ cải trắng, bí đỏ, khoai lăng, măng tây, ngô,…

  • Các loại quả: Quả bơ, quả thanh long, quả mâm xôi, quả chuối chín, quả cà chua, quả đu đủ,…

  • Các loại đỗ: đỗ xanh, đỗ đỏ, hạt sen,…

Xem thêm: Thực phẩm bổ sung Vitamin và khoáng chất ngăn ngừa táo bón cho trẻ

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bónTrẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

Gợi ý một số món ăn dặm mà trẻ 7 tháng nên ăn khi bị táo bón

Bố mẹ có thể kết hợp thực phẩm trên để chế biến cho trẻ các bữa ăn dặm hợp lý, dưới đây là 1 số gợi ý các món ăn dặm dễ chế biến, tốt cho trẻ 7 tháng bị táo bón:

Khoai lang trộn sữa

  • Khoai lang rửa sach thái miếng hạt lựu hấp 10-15 phút.

  • Hấp xong đợi khoai nguội cho thêm vài thìa sữa (sữa bột pha sẵn hoặc sữa mẹ). Cho hỗn hợp vào xay nhuyễn là đã có thể cho bé ăn.

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bónTrẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

Cháo ngao, mồng tơi

Từ lâu mồng tơi luôn được chọn làm thực phẩm để thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Kết hợp với ngao giúp tăng cường sự chuyển hóa của thức ăn là mẹ dã có ngay một món cháo vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa đẩy lùi táo bón cho trẻ 7 tháng tuổi.

Cách làm:

  • Ngao rửa sạch, luộc sơ, nhặt lấy phần thịt ngao làm sạch và băm nhuyễn. Lấy thêm một chén nước luộc ngao trong. Rau mồng tơi rửa sạch băm nhuyễn.

  • Bật bếp, cho nước luộc ngao vào nồi đun sôi thì cho cháo trắng và ngao vào. Nêm nếm gia vị cho bé vừa ăn rồi cho rau mồng tơi băm nhuyễn vào. Khuấy đều, nấu thêm 3-4 phút rồi tắt bếp.

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bónTrẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

Sinh tố bơ chuối

Lấy ¼ quả bơ, ½ quả chuối chín nghiền nhuyễn với nhau sau đó trộn với 2-3 thìa sữa công tức hoặc sữa mẹ là đã được một món ăn dặm thích hợp cho bé.

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bónTrẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

Trên đây là một số chia sẻ của H&H Nutrition, chúng tôi hi vọng với những thông tin trên sẽ cung cấp cho các bậc cha mẹ thêm những kiến thức về hiện tượng trẻ 7 tháng bị táo bón.

Sản phẩm được chuyên gia H&H khuyên dùng

Xem thêm: Mách mẹ 4+ cách xử lý hiệu quả khi trẻ 7 tháng tuổi táo bón kéo dài

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bónTrẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn trong đó có trẻ biếng ăn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ.

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DINH DƯỠNG

H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn

Địa chỉ:

Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Hotline:

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433

Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

5/5 – (3 bình chọn)

Rate this post

Viết một bình luận