Từ 6 tháng tuổi trở đi, ngoài bú sữa mẹ trẻ cần được ăn dặm để bổ sung dưỡng chất từ thực phẩm bên ngoài. Giai đoạn này rất quan trọng giúp bé có nguồn dinh dưỡng và năng lượng cho việc phát triển. Đối với trẻ 8 tháng ăn được những gì, các mẹ hãy cùng H&H Nutrition tìm hiểu qua nội dung bài viết sau.
Trẻ 8 tháng ăn được những gì? Nên lựa chọn thực phẩm nào cho trẻ?
Khi bé lên 8 tháng tuổi chế độ dinh dưỡng của bé đã có những thay đổi. Giai đoạn này, ở giai đoạn này bé đã tập ngồi, tập bò, phát triển về mặt thể chất, vì vậy cần được cung cấp năng lượng nhiều hơn cho một ngày dài bé hoạt động. Theo các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng thì thực đơn hàng ngày của trẻ phải đảm bảo có đầy đủ các nhóm nhất như đạm, protein, vitamin C, vitamin A, chất xơ, carbohydrate. Bạn đừng quá lo lắng với thắc mắc trẻ 8 tháng ăn được những gì vì những thực phẩm tốt được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho bé 8 tháng gồm có:
- Tinh bột:
gạo, bánh mì, bột ăn liền, pasta
- Chất béo:
phô mai, dầu gấc, cheddar cheese hoặc bơ lạt.
- Protein và đạm:
ức gà,đùi gà, cá hồi, phi lê bò, thịt lợn, đậu hũ, sữa chua, lòng đỏ trứng.
- Chất xơ:
cà rốt, cà chua, bó xôi, đậu Hà Lan, bông cải xanh, đỗ, củ cải, bí ngòi, khoai tây, tỏi tây, khoai lang, hành tây.
- Vitamin C:
bơ, lê, táo, cam, cherry, dâu tây, nho, dưa hấu, xoài, đu đủ,…
Mặc dù bé 8 tháng tuổi đã ăn dặm nhưng cha mẹ cần lưu ý những thực phẩm bé không nên ăn vì có ảnh hưởng xấu tới sự phát triển ở giai đoạn này của trẻ. Tránh những đồ ăn sau:
- Thực phẩm giàu calo:
hệ tiêu hoá của bé 8 tháng tuổi chưa hoàn thiện như người trưởng thành cho nên ăn đồ giàu calo sẽ khiến bé bị rối loạn tiêu hoá.
- Đồ ăn chứa nhiều muối và đồ ngọt:
các chức năng thận của bé vẫn còn kém cho nên khi cho bé ăn đồ quá mặn sẽ khiến thận phải hoạt động nhiều, quá sức để lọc muối ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, bé ăn đồ ngọt nhiều tạo nên cảm giác no nhanh khiến bé bỏ bữa chính và gây hại cho răng của bé.
- Mật ong:
hàm lượng đường chứa trong mật ong rất cao. Bên cạnh đó, mật ong có bào tử Clostridium botulinum đây là một chất có thể gây ra ngộ độc, táo bón và hôn mê đối với trẻ sơ sinh. Bé dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong để tránh tình huống ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của bé.
- Sữa bò:
bé uống sữa bò trong 12 tháng đầu đời tác động không tốt tới các chức năng thận của trẻ.
- Hải sản:
các loại hải sản có vỏ tôm, cua, sò, ốc,… tốt nhất không nên dành cho trẻ dưới 1 tuổi vì chúng dễ gây ra phản ứng dị ứng. Hệ miễn dịch của bé còn yếu và non nớt nên cha mẹ cần tránh cho bé ăn hải sản.
Nên cho trẻ ăn bao nhiêu là hợp lý?
Bé từ 6 tháng tuổi trở lên cần uống 750-1000ml sữa/ngày, khi tập ăn dặm các mẹ hãy giảm lượng sữa dần dần và tăng thêm lượng bột. Vì vậy, bé 8 tháng tuổi mỗi ngày có thể cho bé ăn 2-3 bữa bột hoặc cháo với đầy đủ bột gạo, đạm động vật, rau củ.
Bên cạnh đó, các mẹ cho bé ăn thêm bánh quy ăn dặm trong bữa ăn để tập cho bé khả năng nhai, giúp răng phát triển hơn. Các món ăn phụ là sữa chua, hoa quả xay, trái cây nghiền nhỏ hoặc sinh tố. Khi chế biến cần chú ý vệ sinh, nấu nhừ, thái miếng nhỏ. Tuy bé mới 8 tháng tuổi nhưng đã biết điều tiết lượng thức ăn, khi ăn no bé sẽ dừng lại hoặc nhè ra. Do đó, các mẹ ép bé ăn quá nhiều sẽ gây nên tình trạng béo phì và khiến khả năng bẩm sinh này của bé bị kìm hãm. Dựa vào các dấu hiệu mà bé thể hiện để biết bé muốn ăn nữa hay không:
-
Ngậm thìa hoặc ngậm đồ ăn
-
Lắc đầu không chịu ăn
-
Mím chặt môi khi thìa đưa gần miệng
-
Nhè hoặc phun thức ăn
-
Khóc
Bạn hãy theo dõi biểu hiện của bé, đừng cố ép con ăn nếu bé đã cảm thấy no vì điều đó tạo nên tâm lý sợ ăn, biếng ăn. Nếu mẹ muốn cho bé ăn những thức ăn thô hơn bạn hãy tập từ từ, dần dần để bé quen. Nếu bé không muốn ăn đồ rắn hơn hãy cho bé ăn đồ lỏng và sau vài ngày hãy thử lại đồ ăn thô. Không phải bé nào cũng thích ăn giống nhau cho nên các mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con người ta ăn nhiều, ăn tốt mà con mình mỗi bữa chỉ ăn một chút.
Sữa cho trẻ phát triển toàn diện
Trẻ 8 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu nhưng vẫn có thể uống thêm các loại sữa khác nếu mẹ bận rộn công việc hoặc muốn tập cho bé uống sữa công thức. Một số loại sữa cung cấp năng lượng cho trẻ phát triển toàn diện như:
- Sữa Colosbaby IQ Gold 0+:
Thành phần dinh dưỡng chuyên biệt, bổ sung sữa non ColosIgG 24h nhằm tạo kháng thể tự nhiên IgG giúp bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh cùng với phát triển trí não vượt trội. Loại sữa này trong thành phần được bổ sung thêm 2’FL HMO, DHA, các Vitamin và khoáng chất, Lactium giúp bé có hệ tiêu hoá tốt, xây dựng hệ cơ và xương khỏe. Ngoài ra, nguồn DHA chiết xuất từ tảo biển với công nghệ hiện đại giữ trọn dưỡng chất có mùi vị thơm ngon thơm ngon kích thích bé ăn ngon miệng hơn.
Chi tiết sản phẩm : Sữa Colosbaby IQ Gold 1+ – Tăng cường MIỄN DỊCH và phát triển TRÍ NÃO cho bé
- Sữa Hovana Digest:
Sữa có tăng cường Lysine, vitamin nhóm B kích thích tiêu hoá, tăng cường vị giác giúp bé ăn ngon miệng. FOS là chất xơ hoà tan giúp ổn định hệ tiêu hoá, tạo điều kiện cho vi khuẩn đường ruột có lợi phát triển, giảm táo bón. Ngoài ra, trong sữa giàu canxi, photpho, vitamin D3 giúp hệ xương, răng của bé vững chắc và phát triển chiều cao. Ngoài ra, sữa Hovana Digest cung cấp Taurine, Choline cần thiết trong quá trình hoàn thiện và phát triển não bộ của trẻ.
Chi tiết sản phẩm :Sữa Hovana Digest hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, tăng cân tự nhiên cho bé 6-36 tháng
- Opticare Kids:
Sữa này chứa sữa non 24h, 2’ – FL HMO nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Sữa có thành phần đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của hệ thần kinh giúp bé thông minh, nhanh nhẹn hơn như DHA, Taurine, Choline, các Vitamin A, E. Đạm Whey dễ hấp thu, Omega-3, Omega-6, vitamin D3, Canxi,… chống còi xương, suy dinh dưỡng, giúp bé tăng chiều cao. Ngoài ra, sữa Opticare Kids giàu khoáng chất và vitamin thiết yếu để bé có cơ thể phát triển.
Chi tiết sản phẩm : Sữa Opticare Kids – Hỗ trợ tiêu hoá, tăng cường miễn dịch
Để bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện cần phải thiết kế thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày để có chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho bé, nếu bạn lo lắng trẻ 8 tháng tuổi ăn được những gì hãy tham khảo những thông tin trên. Giai đoạn bé ăn dặm có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng, lớn lên của trẻ. Do vậy, ngoài sữa mẹ, đồ ăn dặm, cha mẹ có thể kết hợp thêm sữa công thức hỗ trợ tiêu hoá, tăng sức đề kháng, giúp bé ăn ngon miệng.
Xem thêm :
BS – Nguyễn Thị Xuân Huyền – Chuyên gia Dinh dưỡng tại H&H Nutrition
H&H Nutrition – Đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn
H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DINH DƯỠNG
Địa chỉ:
Hotline:
Fanpage:
Group:
2/5 – (1 bình chọn)