Trẻ 8 tháng tuổi: Phát triển, dinh dưỡng, vận động | Huggies

Khi bé 8 tháng tuổi, đây là lúc bé trở nên hiếu động, ham học hỏi và rất thích làm người lớn. Bé phát hiện ra những điều kỳ thú bên ngoài đang chờ bé khám phá. Bé hầu như hoạt động liên tục. Bạn sẽ nhận ra rằng không dễ để giữ bé ngồi yên trong lòng bạn lâu. Bé sẽ vùng ra và lăn xuống sàn để được tự do hơn.

Lo lắng là cảm xúc thường gặp ở lứa tuổi này. Bé thấy và muốn nhiều thứ, nhưng lại chưa có khả năng lấy những thứ mình muốn. Do đó, bạn phải tự đào tạo mình trở thành “nhà phiên dịch” để hiểu nhu cầu của bé.

Bạn sẽ nghe bé 8 tháng tuổi khóc theo nhiều kiểu khác nhau. Bé sẽ “trình diễn” đủ các màn từ quấy khóc, cứng đầu và nhõng nhẽo. Nhưng bù lại, bé cũng đem đến những tràng cười hạnh phúc và vui sướng.

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Ăn và ngủ

Giai đoạn này bé 8 tháng tuổi sẽ ăn 2-3 bữa thức ăn đặc mỗi ngày. Sữa vẫn là thức ăn quan trọng giúp cho bé tăng trưởng. Nhưng thức ăn đặc sẽ giúp bổ sung thêm dinh dưỡng và năng lượng. Nếu bé bú mẹ, bạn sẽ thấy bé không đòi bú nhiều như trước. Vì lúc này, thức ăn đặc giúp bé no lâu hơn. Nhưng dù là bú bình hay bú mẹ, bạn vẫn nên duy trì khoảng 4 cử bú/ngày cho bé 8 tháng tuổi nhé.

Tham khảo: Chế độ ăn của trẻ sơ sinh

Bé có nhu cầu ngủ 2-3 cữ/ngày, mỗi giấc khoảng 1-3 tiếng. Hoạt động của bé đang dần “vào khuôn” hơn nên bạn sẽ dễ sắp xếp công việc xung quanh chuyện cho bé bú và ngủ. Mỗi khi buồn ngủ, bé sẽ rất cáu gắt và quấy. Bạn sẽ không làm được gì cả cho tới khi dỗ bé ngủ xong. Cũng đừng quá lo khi thấy những thay đổi này từ bé, mọi việc sẽ dần ổn định hơn.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng

Banner ngang mẹ có 1001 thắc mắc khi chăm sóc bé

Bé thích tập nói

Bé 8 tháng tuổi bắt đầu ê a tự nói chuyện và phát âm rất dễ thương. Bạn sẽ nghe bé nói mama và papa suốt mặc dù bé chẳng hiểu ý nghĩa của nó đâu. Nhưng dần dần, bé sẽ có nhiều từ hơn, biết cách kết nối từ cũng như hiểu được ý nghĩa của các từ.

Bạn nên chịu khó nói chuyện với bé về mọi việc trong nhà. Nhờ gia đình và mọi người xung quanh, bé sẽ học được cách hoà nhập nhanh hơn.

Trẻ 8 tháng tuổi biết làm gì?

Bé 8 tháng tuổi bắt đầu học hỏi và khám phá thế giới xung quanh. Bé cũng trở nên hiếu động hơn. Do đó, bạn nên quan sát bé kĩ mỗi khi cho bé chơi dưới sàn. Giai đoạn này, bé sẽ tập bò và tự vật lộn để có thể ngồi được 1 mình. Bé có thể leo trèo khắp nơi rồi trườn khắp sàn nhà. Bé sẽ lăn để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Bé biết cách phối hợp tứ chi để di chuyển đến nơi mình muốn, dù bé cũng chỉ có thể di chuyển từng đoạn ngắn mà thôi.

Bé cũng bắt đầu chập chững tập đứng. Bé biết vịn vào cũi để đứng lâu hơn. Mỗi khi không với tới đồ chơi hoặc có gì bất an, bé biết tỏ thái độ để làm bạn chú ý. Các kỹ năng sẽ phát triển và hoàn thiện dần. Bạn nên vỗ tay khen bé mỗi khi bé cố gắng tự kiểm soát cơ thể mình.

Đối với các bé ở độ tuổi này, bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh khuyên các mẹ rằng:

bac si

Bạn nên dành thời gian cho trẻ nhiều hơn, huy động người thân chơi với trẻ trong lúc mẹ bận việc để trẻ thấy rằng ai cũng yêu và quan tâm trẻ như mẹ, trẻ lúc nào cũng được bảo vệ nên không cần sợ hãi. Bạn có thể dẫn trẻ đi chơi để trẻ để trẻ khám phá thế giới xung quanh, để thấy mọi vật không đáng sợ như trẻ nghĩ

bac si

Tham khảo: Các món cháo dinh dưỡng cho bé

Trẻ 8 tháng tuổi chưa biết ngồi phải làm sao?

Trẻ 8 tháng tuổi thường đã có thể ngồi vững, biết bò, có thể tập đứng ở một số bé. Sự phát triển về mặt vận động của mỗi bé là khác nhau nên nếu em bé 8 tháng của bạn chưa biết ngồi mà vẫn biết lẫy, biết bò, chân tay vận động tốt, nhìn chung là khoẻ mạnh thì mẹ cũng không cần quá lo lắng.

Một số điều mẹ cần chú ý khi trẻ 8 tháng tuổi chưa biết ngồi:

  • Không nên ép bé ngồi vì có thể ảnh hưởng xấu đến cột sống khi xương của trẻ chưa đủ vững. Một số bé chỉ có thể ngồi khi đã 9 hoặc 10 tháng tuổi.

  • Mẹ có thể quan sát các dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ như ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn, ngủ trằn trọc vào ban đêm,… Nếu thiếu canxi là lý do khiến trẻ 8 tháng tuổi chưa biết ngồi thì mẹ có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua (khoảng 50g/ngày) và phô mai sau bữa chính ít nhất 30 phút.

  • Mẹ có thể cho bé tắm nắng giúp tổng hợp vitamin D khoảng 20 phút mỗi ngày để tăng cường hấp thu canxi.

  • Mẹ nên tập cho bé ngồi từ từ bằng cách cho trẻ ngồi dựa lưng vào bố mẹ hay gối tựa. Sau khi tập ngồi, mẹ mới nên cho bé tập bò bằng cách cho bé bò trên giường và đặt đồ chơi ở cự ly gần phía trước nhằm khuyến khích trẻ với lấy. Trong trường hợp bé chưa biết dùng lực để bò thì mẹ có thể đưa chân bé về trước từng chút một cho đến khi trẻ nắm được đồ vật.

  • Để chắc chắn về sức khoẻ của trẻ, mẹ có thể cho trẻ thăm khám ở chuyên khoa nhi và nhận lời khuyên phù hợp.

Bé 8 tháng tuổi

Nếu bạn lo lắng về sự tăng trưởng của bé, bạn có thể đưa bé đến trung tâm dinh dưỡng và sức khoẻ để kiểm tra. Mỗi bé đều là một cá thể riêng biệt và duy nhất nên sự tăng trưởng cũng sẽ khác nhau. Bạn sẽ chỉ chuốc thêm lo lắng chứ không được lợi gì mỗi khi so sánh bé với các bạn cùng tuổi.

Tham khảo: Làm gì khi trẻ biếng ăn

Sức khoẻ của bé

Bé 8 tháng tuổi thích nhặt nhạnh cát bụi hoặc những thứ nhỏ xíu xiu trên sàn. Cứ như có cái rada trên người bé để đi ra soát các vật thể tí hon vậy. Bạn sẽ luôn ngạc nhiên và tự hỏi không biết sao mà mắt bé tinh đến vậy. Nhưng cũng có nghĩa là bạn phải bắt đầu cảnh giác hơn. Hãy cố gắng đảm bảo nhà cửa luôn sạch sẽ và an toàn cho bé. Bạn có thể mua thêm các vật dụng an toàn hỗ trợ cho bé.

Bạn nên kiểm tra các đồ nội thất trong nhà có cố định chưa. Các vật như tivi, chậu hoa, kệ sách và bàn ghế phải được kê chắc chắn, không có khả năng xê dịch. Đây là lúc bạn tập thói quen khoá tủ thuốc cũng như tủ bếp, cẩn thận với các loại chất tẩy rửa. Thực hiện những nguyên tắc này từ sớm sẽ giúp bạn có được môi trường tốt để bé phát triển. Đừng ỷ y mà để những sự việc không hay xảy ra.

Thời điểm này, con của bạn sẽ giống như một “diễn viên xiếc” tài năng, bé có thể liên tục lăn qua lăn lại, trườn, bò khắp nhà. Cơ thể con vận động không ngừng, vì vậy rất nhiều trẻ bị các bệnh về da như rôm sẩy do cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi nhưng không được mẹ lau khô, thay quần áo kịp thời. Vi khuẩn, virus nhanh chóng “chớp thời cơ” tấn công vào vùng da nhạy cảm của con và gây bệnh.

Các chuyên gia khuyên rằng, con vận động nhiều như vậy, mẹ nên cho con mặc các loại quần áo, tã bỉm có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt ở những vùng da nhạy cảm như lưng, mông, hai bên đùi để tránh các bệnh về da. Sử dụng các sản phẩm về tã bỉm có tinh chất thấm hút mồ hôi, chất thải tốt, em bé của bạn còn tránh đường các bệnh nhiềm trùng đường tiết niệu, đường tiêu hóa do ngăn được các virus tấn công vào bên trong.

Tã quần Huggies với thiết kế tinh chất Tràm Trà Tự nhiên, làm dịu da, chống hăm tã, rôm sẩy, ngăn ngừa virus, vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh nhiễm trùng cho trẻ. 

Công nghệ Bong Bóng 3D thấm hút tức thì và ngăn thấm ngược giúp trẻ thoải mái, vận động suốt cả ngày.

Bé chơi đùa và giao tiếp

Bạn không cần phải để thật nhiều đồ chơi cho bé. Chỉ cần một vài món thôi thì bé sẽ dễ lựa chọn hơn. Bạn nhớ chọn các món có màu sắc sáng sủa. Bạn sẽ thấy bé bỏ mọi thứ vào miệng và cắn thử. Đừng lo, đó là cách bé khám phá mọi vật xung quanh. Từ chân bạn cho đến giày hoặc thú nuôi trong nhà, bé đều muốn liếm thử hoặc nhai thử, nhất là những bé đã mọc răng. Bạn đừng lo sợ bé sẽ gây đau cho bạn hoặc người xung quanh. Ở tuổi này, bé chưa ý thức được việc bé làm. Do đó, bạn chỉ cần cẩn thận hơn và cố gắng đoán trước xem khi nào bé chuẩn bị cắn.

Những thay đổi của bạn

Giai đoạn này bé rất dễ thương. Đến nỗi bạn sẽ suy nghĩ về việc sinh thêm một bé nữa. Mỗi ngày đều rất tốt đẹp. Thậm chí có nhiều bà mẹ cảm giác buồn khi thấy bé lớn nhanh như thổi. Hãy ráng tận hưởng khoảng thời gian đẹp đẽ này.

Vòng lẩn quẩn những công việc hằng ngày có thể khiến bạn mệt mỏi. Thời điểm này, bạn sẽ bận rộn với thử thách mới là nấu các thức ăn đặc và lau chùi ghế ăn cho bé. Bạn sẽ bớt được cảm giác cứ phải canh chừng bé liên tục.

Khi bé ngủ, bạn hãy tranh thủ nghỉ ngơi một chút. Dành thời gian này cho riêng bạn. Đừng bỏ bê bản thân nhé, vì nếu bỏ bê bản than lâu ngày, bạn có thể bị ức chế và trở nên nóng nảy. Cố gắng tự chăm sóc và quý trọng bản thân mình.

Cảm xúc của bạn

Bạn sẽ thấy đây là lúc bạn như dính liền với bé. Không còn lúc nào để dành riêng cho bạn. Vấn đề này rất thường gặp nhưng không phải cha mẹ nào cũng chuẩn bị tốt để tiếp nhận nó. Nếu bạn luôn đánh giá cao sự tự do, vậy thì đây sẽ là khoảng thời gian thử thách cho bạn.

Bé 8 tháng tuổi

Bạn nên chia sẻ với chồng về cảm giác của bạn hoặc tâm sự với những người mẹ khác để có người hiểu bạn hơn. Bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn thêm về cảm xúc giai đoạn này và làm sao để làm tốt mọi việc.

Giấc ngủ của bạn

Bé sẽ ngủ những giấc dài hơn trong đêm nên bạn cũng ngủ được nhiều hơn. Tuy nhiên, bé rất nhạy cảm với sự hiện diện của bạn trong phòng. Bạn có thể sắp xếp nôi của bé sao cho bé không nhìn thấy được bạn.

Nếu bạn không ngủ được thì bạn hãy xem lại cách bố trí phòng ngủ của mình. Thùng đồ giặt, quần áo bé, đồ chơi và nhiều vật dụng bừa bãi khắp phòng. Bạn hãy dọn cho gọn gàng. Cất bớt đồ vào những phòng khác. Tạo không khí thoải mái cho phòng ngủ của mình.

Mối quan hệ của bạn

Hầu hết mối quan tâm của bạn lúc này đều dành cho bé. Bạn chẳng nhớ đến ai nữa hết. Và bạn cũng không cần áy náy vì điều đó.Mọi người sẽ hiểu cho bạn mà.

Tìm hiểu thêm:

Chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ qua từng tháng

Rate this post

Viết một bình luận