Trẻ bị đầy hơi chướng bụng mẹ nên làm gì để con nhanh khỏi?

3.6. Đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị

Với một hệ tiêu hóa còn non nớt nên trẻ rất dễ gặp phải các ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Trong đó có chứng đầy hơi, chướng bụng thường xuyên xảy ra. Vậy trẻ bị đầy hơi chướng bụng các mẹ cần làm gì để giúp con nhanh khỏi ?

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị đầy bụng chướng hơi

Chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ do thói quen ăn uống

Khi các phụ huynh sử dụng đồ ăn một cách thiếu khoa học, không đúng giờ giấc, thậm chí là sử dụng đồ ăn không phù hợp với lứa tuổi sẽ gây nên tình trạng đầy bụng khó tiêu ở trẻ. Đặc biệt là trẻ thường có hệ tiêu hóa chưa hoạt động được tốt như người lớn, nếu ăn phải những thức ăn lạ cũng có thể xuất hiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Bên cạnh đó trẻ cũng có thể bị đầy hơi chướng bụng nếu mẹ ép bé ăn quá nhiều. Vậy nên mẹ nên thiết lập cho bé một chế độ ăn uống khoa học nhất.

Chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ do bệnh lý

Một số bệnh lý ở trẻ cũng là nguyên nhân gây nên chứng đầy hơi, chướng bụng như:

  • Táo bón:Khi trẻ nhỏ mắc táo bón, lượng chất thải trong cơ thể trẻ sẽ bị ứ đọng khiến các loại vi trùng sinh hơi trong đại tràng gây nên các triệu chứng khác như: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi…
  • Nhiễm ký sinh trùng đường ruột: Một vài trẻ bị chướng bụng đầy hơi do bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột đặc biệt là giun sát khá cao. Vì vậy nếu mẹ thấy trẻ có dấu hiệu chướng bụng do nhiễm ký sinh trùng mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh kịp thời.
  • Hội chứng đại tràng, ruột kích thích: Khi bé gặp Hội chứng đại tràng, ruột kích thích sẽ khiến lượng hơi trong đường ruột bị tích tụ lại khá lâu. Khi khí hơi tích tụ trong đường ruột sẽ làm cho bụng của bé chướng lên căng tròn làm trẻ khó chịu. Hội chứng ruột kcish thích nếu không được chữa trị kịp thời có thể diễn ra nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của trẻ. Vậy nên mẹ cần quan tâm đến tình trạng của con để có thể phát hiện kịp thời những biểu hiện khác thường.
  • Không dung nạp đường lactose hoặc dị ứng protein trong sữa: Những bé nằm trong nhóm này thường có nguy cơ mắc phải triệu chứng chướng bụng đầy hơi. Bởi khi không dung nạp được lượng đường trong sữa sẽ khiến lượng sữa khó tiêu hóa và chuyển hóa chất dinh dưỡng. Bé sẽ cảm giác bụng óc ách, khó chịu quấy khóc và cả tình trạng tiêu chảy nữa.
  • Phình đại tràng bẩm sinh: Phình đại tràng bẩm sinh là bệnh ảnh hưởng tới ruột già (đại tràng) và quá trình tống xuất phân. Bệnh lý này là bẩm sinh, hậu quả của việc thiếu các tế bào thần kinh trong cơ của ruột già ở trẻ, dẫn đến sự tắc nghẽn ở ruột già do sự chuyển động của cơ ruột quá kém. Trẻ sơ sinh bị bệnh phình đại tràng bẩm sinh thường không có nhu động ruột sau khi sinh. Trong trường hợp nhẹ, tình trạng này có thể không được phát hiện cho đến khi trẻ lớn lên. Và một trong những biểu hiện thường thấy của chứng phình đại tràng bẩm sinh chính là chướng bụng và đầy hơi ở trẻ nhỏ.
  • Bệnh Celiac: Bệnh Celiac hay còn gọi là bệnh nhạy cảm với gluten hoặc bệnh không dung nạp gluten. Đây là một căn bệnh dị ứng với một dạng protein gọi là gluten, không cho phép cơ thể hấp thu gluten. Gluten được tìm thấy trong nhiều loại bột, ngũ cốc, như lúa mạch, lúa mì, yến mạch. Bệnh dị ứng này ảnh hưởng chủ yếu ở ruột non, nơi chứa thức ăn sau khi rời dạ dày. Nhiều trẻ khi mắc bệnh Celiac thường có triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi sau khi ăn các loại thực phẩm chứa Gluten.
  • Giardia: Đây là một trong những căn bệnh nhiễm ký sinh đơn bào đường ruột trên, do loại trùng roi Giardia lamblia gây nên. Bệnh lưu hành trên toàn cầu, đặc biệt ở những vùng điều kiện vệ sinh kém, trẻ em thường bị nhiễm bệnh nhiều hơn người lớn. Trẻ có các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi có thể là do chứng bệnh Giardia gây nên. Bệnh nhiễm trùng roi này có thể xuất hiện tình trạng mãn tính nếu không được điều trị dứt điểm.

2. Dấu hiệu chướng bụng đầy hơi ở trẻ

Mẹ có thể nhận thấy các dấu hiệu bé đang gặp phải chứng chướng bụng, đầy hơi bởi các biểu hiện bên ngoài như sau:

Bụng của bé căng tròn sau khi ăn 1-2h: Sau khi mẹ cho trẻ ăn xong khoảng từ 1-2h nhưng vẫn không thấy trẻ có dấu hiệu tiêu hóa mà bụng vẫn cứ căng tròn khiến bé cảm thấy no, căng tức và khó chịu tức là bé đang gặp phải chứng chướng bụng đầy hơi.

Mẹ có thể dùng tay vỗ nhẹ lên bụng của trẻ: Khi dùng tay vỗ nhẹ lên bụng trẻ, mẹ sẽ thấy những âm thanh lộp bộp. Lúc này, lượng khí trong bụng của bé rất nhiều khiến bụng căng lên khó chịu.

Bé ợ chua hoặc ợ hơi nhiều lần sau ăn: Cảm giác đầy bụng và chướng bụng sẽ khiến con phát ra những tiếng “ợ” to và dài sau khi dùng bữa. Mẹ có thể theo dõi sau mỗi bữa cơm bé có phát ra những âm thanh như vậy hay không để có thể nhận biết bệnh tình của trẻ.

Bé quấy khóc khi đến bữa ăn hoặc sau khi ăn: Tình trạng chướng bụng, đầy hơi khiến bé khó chịu nên trẻ có thể rất quấy mẹ. Mẹ có thể nhận thấy tình trạng này rõ rệt nhất là trong khi đến bữa ăn hoặc bé sau khi ăn xong.

Bé lười bú hoặc biếng ăn: Đầy hơi và chướng bụng có thể làm cho bé khó chịu. Vì vậy nếu bé vẫn đang giai đoạn bú sữa mẹ, mẹ có thể thấy con bỏ bú hoặc không muốn bú. Nếu bé đã tự ăn được mẹ phải dỗ ăn rất khó khăn. Đây cũng là một trong những biểu hiện mẹ cần lưu ý bởi khi hệ tiêu hóa của trẻ không tốt mới xuất hiện các biểu hiện như vậy.

Táo bón hoặc tiêu chảy: Chứng chướng bụng, đầy hơi khi trẻ gặp phải sẽ rất hay bị táo bón hoặc tiêu chảy. Bởi lượng thức ăn khi không tiêu hóa được sẽ tồn đọng trong dạ dày của trẻ khiến trẻ khó chịu. Tình trạng táo bón sẽ xảy ra nhiều hơn và thường xuyên hơn.

3. Vậy khi trẻ bị đầy hơi chướng bụng mẹ phải làm sao?

Khi trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, các mẹ có thể thực hiện một vài biện pháp sau đây để giảm bớt lượng khí trong hệ tiêu hóa của bé:

3.1. Massage bụng giúp bé dễ thoát lượng khí ra ngoài

Các động tác massage nhẹ nhàng nhưng lại mang lại công dụng vô cùng hiệu quả. Mẹ chỉ cần dùng tay làm ấm và massage nhẹ nhàng cho bé theo chiều kim đồng hồ và ngược lại khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ thấy lượng khí trong bụng bé giảm bớt và thoát ra ngoài bằng cách “xì hơi”.

Mẹ có thể sử dụng một vài các bài thuốc dân gian nhằm giảm bớt chứng chướng bụng đầy hơi cho bé như:

3.2. Uống nước ấm ngâm vỏ quýt và cam

Theo Đông Y, vỏ quýt và vỏ cam khi được phơi khô sẽ mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ các vấn đề liên quan đến quá trình tiêu hóa như: ợ chua, ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng, đầy hơi… Vì vậy, phụ huynh có thể sử dụng những nguyên liệu dễ tìm này để giúp bé cải thiện tình hình, giảm tình trạng này cho trẻ.

Để thực hiện, đầu tiên các bạn lấy một vài miếng vỏ cam và vỏ quýt đã phơi khô đem rửa thật sạch bằng nước ấm. Sau đó, đem số lá này thái thật mỏng và ngâm vào một cốc nước sôi khoảng 20 phút. Cuối cùng đem lọc bỏ phần bã và cho trẻ uống khi nước còn ấm. Cách làm này được rất nhiều phụ huynh sử dụng cho trẻ vì độ an toàn của nó rất cao.

3.3. Sử dụng rau mùi chữa chướng bụng, đầy hơi

Là một trong những loại rau phổ biến, thường được sử dụng trong Đông Y. Theo đó thì rau mùi mang tính ấm với vị cay mang tác dụng kích thích tiêu hóa, chống đầy hơi. Nếu trẻ không ăn được loại rau này, các mẹ có thể đem rau đi rửa thật sạch sau đó giã nát thêm vào một chút nước. Cuối cùng bạn lọc bỏ bã và uống 2-3 thìa một lần sẽ giúp trẻ không còn tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

3.4. Sử dụng hỗn hợp nước chanh kết hợp với mật ong và gừng tươi

Cách này là một cách hữu hiệu được nhiều bà mẹ áp dụng cho trẻ. Các phụ huynh chỉ cần sử dụng một cốc nước ấm sau đó pha 2 thìa mật ong, một chút xíu gừng và 2 thìa nước cốt chanh khuấy đều và cho trẻ uống. Hỗn hợp này sẽ mang lại khả năng tiêu hóa bất ngờ giúp bụng của bé trở nên “nhẹ nhõm” và thoải mái hơn.

3.5. Uống nước gừng

Gừng thường được áp dụng để loại bỏ tình trạng nôn mửa, đầy bụng, kích thích khả năng tiêu hóa và giải độc. Mẹ có thể cho trẻ nhai vài lát gừng, sau đó ngậm và nuốt một vài lần/ngày để trẻ hết đầy bụng khó tiêu. Hoặc mẹ đem gừng giã nát pha với nước nóng và mật ong để trẻ uống từ từ. Hệ tiêu hóa sẽ được cải thiện.

3.6. Đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị

Khi mẹ thử các biện pháp giúp con giảm lượng khí trong bụng để bớt chướng bụng, đầy hơi thì mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Các y bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các biện pháp chẩn đoán và thăm khám chính xác bệnh tình của trẻ để giúp bé thoải mái hơn.

4. Biện pháp phòng tránh đầy hơi chướng bụng cho bé

Bên cạnh việc điều trị chướng bụng đầy hơi ở trẻ, các mẹ nên thực hiện các biện pháp phòng tránh để giúp con yêu luôn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh:

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Với trẻ sơ sinh, nếu 6 tháng đầu được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ có một sức đề kháng tốt giúp phòng tránh được các loại bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Nếu sữa tiết ra quá nhiều, mẹ có thể vắt ra ly rồi đút bằng muỗng cho bé

Một cách làm giúp trẻ giảm bớt được lượng khí nuốt vào trong khi bú đó là mẹ có thể vắt sữa ra ly rồi đút cho bé.

Khi bú bình nên cho bé uống từ từ, canh giảm số lượng sữa vừa đủ

Khi bé bú bình mẹ không nên hối thúc để bé bú nhanh mà nên để cho bé bú từ từ và đủ lượng sữa cần thiết.

Dùng loại sữa bổ sung Probiotic trong trường hợp cần thiết

Khi lựa chọn sữa công thức cho bé, mẹ nên lựa chọn loại sữa có chứa nguồn lợi khuẩn dồi dào (probiotics) để giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột của trẻ.

Cần có thời gian nghỉ giữa các bữa ăn, tránh cho ăn liên tục

Mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều và liên tục bởi trẻ sơ sinh thường có hệ tiêu hóa non nớt

Giảm bớt số lượng đạm, bột đường trong khẩu phần ăn dặm

Sử dụng men vi sinh có chứa thành phần là các Probiotics giúp ngăn ngừa các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cho trẻ

Bên cạnh việc đảm bảo cho bé một chế độ dinh dưỡng tốt, các mẹ có thể kết hợp cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn. Khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng này không chỉ giúp trẻ loại bỏ tình trạng đầy bụng, ăn không tiêu mà còn tăng cảm giác thèm ăn, tăng cường sức khỏe và sức khỏe hệ miễn dịch.

Tuy nhiên hiện nay trên thị trường lại xuất hiện rất nhiều các sản phẩm quảng cáo có thành phần tốt hỗ trợ quá trình tiêu hóa cho trẻ. Vì vậy mẹ cần là một người tiêu dùng thông thái để có thể lựa chọn những sản phẩm tốt nhất và an toàn nhất vì sức khỏe của bé.

Một vài loại thực phẩm chức năng mẹ có thể cân nhắc sử dụng như sữa hỗ trợ tiêu hóa, men tiêu hóa, cốm vi sinh, men vi sinh. Trong đó men vi sinh là sản phẩm hiện đang được nhiều mẹ lựa chọn vì mang lại các tác dụng tốt hơn cả so với các sản phẩm còn lại.

Đặc biệt là loại men vi sinh được điều chế từ thành phần tự nhiên, có hai thành phần chủ yếu là các lợi khuẩn (Probiotics) và các chất xơ hòa tan (Prebiotics). Các chất xơ này khi đi vào cơ thể sẽ là nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn tạo điều kiện cho các lợi khuẩn di chuyển đến ruột và hỗ trợ quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn.

Các nhà nghiên cứu đã cho thấy lợi ích của Probiotics đến sức khỏe của đường ruột ngay cả đường ruột của trẻ sơ sinh. Nên khi kết hợp với Prebiotics đã mang lại một kết quả không ngờ khi các lợi khuẩn dễ dàng đi qua khu vực acid trong dạ dày và phát huy tác dụng tuyệt vời tại ruột non, mang lại kết quả tốt nhất hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Bên cạnh đó, loại men vi sinh này cũng được bào chế dựa trên công nghệ bao kép LAB2PRO, là loại công nghệ mới nhất mang lại chất lượng hoàn hảo cho một loại men vi sinh. Khi sử dụng men vi sinh, các mẹ sẽ cảm nhận được sự thay đổi từ từ ở hệ tiêu hóa của trẻ. Các tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ được cải thiện và còn mang khả năng tăng cường hệ miễn dịch, kích thích sự thèm ăn trong trẻ. (Xem thêm về sản phẩm tại đây) Sử dụng men vi sinh cho trẻ là một lựa chọn vô cùng hợp lý, an toàn và nhanh chóng mà mẹ nên lựa chọn. Sản phẩm này cũng đã được Bộ y tế cấp phép và khuyên dùng nên các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về xuất xứ cũng như nguồn gốc của sản phẩm.

Rate this post

Viết một bình luận