Rôm sảy khiến bé ngứa ngáy và khó chịu nên thường quấy khóc, bỏ bú. Trong các cách thức trị rôm sảy, nhiều cha mẹ tin tưởng lựa chọn các loại thảo dược thiên nhiên.
Vậy tắm gì cho bé hết rôm sảy?Dùng loại nào vừa lành tính, an toàn lại có hiệu quả đánh bay rôm sảy nhanh chóng? Kutieskin đã tổng hợp hẳn top 1 loại thảo dược trị rôm sảy hiệu quả nhất giúp mẹ thoải mái chọn lựa cho bé.
I. Rôm sảy có lây không? Liệu có thể tự khỏi rôm sảy?
Khi thời tiết nắng nóng, trên da bé thường xuất hiện các nốt mẩn đỏ lấm tấm, đầu chứa dịch, rải rác khắp cơ thể, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, nóng rát. Dân gian gọi đây là các nốt rôm sảy.
Nguyên nhân gây rôm sảy rất đa dạng, đến từ vấn đề lỗ chân lông bị bít tắc, bé ra mồ hôi nhiều hay sự ma sát của quần áo, tã bỉm trên da. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, rôm sảy không có yếu tố truyền nhiễm, vì thế không lây từ bé này sang bé khác.
Rôm sảy không phải là một chứng bệnh nguy hiểm. Trẻ em là đối tượng mắc rôm sảy chủ yếu vì các bé sở hữu làn da mỏng manh, non nớt, dễ dàng bị kích ứng và tác động bởi các yếu tố thời tiết.
Trong một số trường hợp, trẻ có thể tự hết rôm sảy. Nhưng đây là khi trẻ ở trong nơi mát mẻ, thoáng khí và các vết rôm chỉ ở mức độ nhẹ, mới xuất hiện. Nếu tình trạng rôm sảy nặng, kéo dài ngày, thời tiết oi bức mà cha mẹ không có các biện pháp xử lý phù hợp sẽ khiến trẻ vô cùng bứt rứt, khó chịu, gây nhiều rắc rối cho sự phát triển của bé.
Ngứa ngáy cũng khiến bé gãi nhiều, khiến vùng da rôm sảy bị kích thích, trầy xước, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập, gây viêm da, nhiễm trùng da,…Vì thế, trẻ thường không tự khỏi mà cần đến sự hỗ trợ của các cách thức điều trị như dùng thảo dược tắm để đánh bay rôm sảy.
II. Làm sao để lựa chọn đúng lá tắm trị rôm sảy phù hợp với bé?
Theo quan điểm y học cổ truyền, rôm sảy do phong huyết thấp nhiệt trong cơ thể gây nên. Vì thế, các loại dược liệu với đặc tính hàn lương, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, sát trùng sẽ thích hợp nhất với chứng bệnh này.
Hơn nữa, vì sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, lá tắm trị rôm sảy phải êm dịu, không được gây kích ứng da. Phụ huynh cũng phải đảm bảo sử dụng nguồn thảo dược an toàn, không chứa thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng, không sinh trưởng ở khu vực ô nhiễm, bụi bẩn, không nhiễm tạp kim loại nặng,…
Mỗi trẻ lại có một cơ địa khác nhau, phù hợp với những loại lá tắm khác nhau. Vì thế, trong trường hợp sử dụng nhiều loại không hiệu quả, mẹ nên đưa bé đến các phòng khám y học cổ truyền uy tín để nhận được lời khuyên nhé.
III. Trẻ bị rôm sảy nên tắm gì? Top 17 loại thảo lá tắm trị rôm
1.Lá diếp cá
Là một loại rau quen thuộc với các gia đình Việt, diếp cá còn là một vị thuốc quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Vị cay, tính mát, khả năng tán khí, giải độc, thanh nhiệt, tiêu sưng,… nên diếp cá cực kỳ thích hợp để trị các chứng mụn nhọt, rôm sảy.
Theo các nhà khoa học, diếp cá chứa các tinh dầu, mang lại tác dụng ức chế các vi khuẩn, virus. Đồng thời, loại lá này còn hỗ trợ sự tái tạo của tế bào biểu bì da.
Để tắm cho bé bằng lá diếp cá, mẹ đun sôi một nồi nước, rồi thả lá diếp cá đã rửa sạch, ngâm muối loãng vào, đun thêm khoảng vài phút rồi mang chế nước tắm.
2. Lá khế
Lá khế vị chát, tính hàn, có hiệu quả tiêu viêm, tản nhiệt, đào thải độc tố tốt. Lá khế còn giúp giải quyết dứt điểm các trường hợp mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay,… do nhiệt độc gây nên. Thành phần của lá khế còn chứa nhiều hợp chất có khả năng sát khuẩn, kháng viêm, ngừa dị ứng nên rất phù hợp cho các bé nhỏ bị rôm sảy.
Mẹ nên dùng lá khế tắm cho trẻ liên tục 3 – 4 ngày, mỗi ngày 1 lần để đạt được kết quả tốt nhất.
3. Trầu không
Được biết đến nhiều nhất với tác dụng kháng khuẩn xuất sắc, trầu không khắc phục các tình trạng bệnh ngoài da như mẩn ngứa, viêm đỏ,… cực kỳ hiệu quả. Các hợp chất polyphenol trong trầu không còn hỗ trợ giảm đau, giảm sưng, hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương trên da.
Chỉ nên tắm khoảng 3 – 4 lần/ tuần với lá trầu cho bé bị rôm sảy, không nên dùng quá nhiều vì có khả năng kích ứng.
4. Ngải cứu
Trong các sách Đông y có nhiều ghi chép về công dụng trị rôm sảy, mẩn ngứa của ngải cứu. Lành tính, an toàn nhưng hiệu quả, ngải cứu được nhiều mẹ tin dùng vì khả năng giảm viêm sưng, đẩy mạnh tốc độ chữa lành vết thương và làm dịu da.
Mẹ dùng khoảng một nắm ngải cứu, rửa sạch. Mẹ có thể cho ngải cứu vào đun sôi vài phút, hoặc giã nát với ít muối hột và vắt lấy nước pha tắm cho trẻ.
5. Lá dâu tằm
Tắm gì cho bé hết rôm sảy? Một câu trả lời ít mẹ biết đến chính là dâu tằm! Chứa đầy các thành phần tốt cho da như vitamin B, C, các acid hữu cơ, flavonoid, sterol, coumarin,… lá dâu tằm vừa giảm mẩn ngứa, phát ban cho trẻ, lại giúp giải nhiệt, hạn chế viêm nhiễm trên da bé.
Cách dùng lá dâu tằm tắm cho trẻ rất đơn giản, khoảng 3 – 5 ngày trong tuần sẽ giúp trị rôm sảy an toàn.
6. Rau sam
Lá rau sam rất mọng nước, còn chứa cả chất nhầy, khoáng chất và acid béo tốt cho da. Trong rau sam cũng có hàm lượng vitamin C và E cao, cùng các hợp chất chống oxy hóa khác như glutathione, carotene, giúp ngăn cản các tác hại của gốc tự do trên da.
Dùng rau sam tắm cho trẻ vừa làm vùng da bị rôm sảy nhanh khỏi, lại giúp kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm, kích ứng.
7. Kinh giới
Lá kinh giới chứa nhiều tinh dầu, vừa giúp mát da, lại giúp bé chống lại các bệnh dị ứng. Mẹ có thể dùng cả dạng tươi và khô của kinh giới cho bé.
Với lá tươi, mẹ rửa sạch, vò nát hoặc giã dập rồi vắt lấy dịch chiết hòa nước tắm. Hoặc mẹ cũng có thể phơi khô kinh giới rồi cất nơi thông thoáng để dùng dần, mỗi lần tắm lấy một nắm.
8. Sài đất
Sài đất là một loại dược liệu dùng để tắm cho trẻ nhỏ cực kỳ phổ biến. Vị chua, tính mát, có tác dụng tán nhiệt, tiêu độc,… Sài đất sử dụng tốt trong hạ sốt, giảm đau và trị các bệnh mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa,…
Sài đất là cây mọc hoang, nên mẹ cần phải quan sát kỹ để không bị nhầm lẫn sang các loại thảo dược khác. Ngoài ra, cha mẹ cũng nhớ rửa thật sạch và ngâm sài đất cùng muối loãng trong một thời gian để đảm bảo loại bỏ hết tạp chất, trước khi dùng cho bé.
9. Cỏ mần trầu
Trong cỏ mần trầu rất giàu các hợp chất flavonoid. Y học cổ truyền ghi lại, cỏ mần trầu tính mát, vị ngọt, tác dụng hạ nhiệt, giải độc, sát khuẩn, làm mát cực kỳ hiệu quả.
Cỏ mần trầu được ứng dụng trong nhiều bài thuốc trị sốt cao, tăng huyết áp, đặc biệt là để giải quyết các chứng ghẻ lở, mẩn ngứa,… ngoài da. Vậy nếu còn băn khoăn trẻ bị rôm sảy thì tắm gì thì mẹ đã có được câu trả lời rồi đó.
Mẹ chú ý, cỏ mần trầu dễ bị nhầm lẫn với loại cỏ chân vịt, bông không tách rời và mọc thấp hơn. Để chắc chắn, mẹ hãy ra các cửa hàng dược liệu uy tín để mua cỏ mần trầu chuẩn về sử dụng cho bé nhé.
10. Lá trà xanh
Tắm lá trà xanh cho bé vừa hỗ trợ giảm rôm sảy, ngứa ngáy, lại làm dịu mát và giảm kích ứng trên da bé. Trong trà xanh chứa nhiều các polyphenol như catechin, EGCG, có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, lại bảo vệ da trước tác động của ô nhiễm môi trường và tia tử ngoại.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều các loại trà xanh với nguồn gốc xuất xứ đa dạng. Mẹ nên chú ý lựa chọn lá trà sạch, an toàn, không chứa các thuốc bảo vệ thực vật, tránh vô tình gây hại cho bé.
11. Hoa ngũ sắc
Còn có tên gọi dân dã là cây cứt lợn, hoa ngũ sắc mọc hoang ở nhiều nơi xung quanh ta. Tuy nhiên, loài cây này có những tác dụng dược lý vô cùng quý giá, và được ông cha ta ứng dụng trong giải quyết nhiều chứng bệnh khác nhau.
Trong hoa ngũ sắc có chứa nhiều tinh dầu, cùng các hoạt chất tiêu viêm, giảm phù nề, chống dị ứng hiệu quả. Tắm hoa ngũ sắc, vừa giảm mẩn ngứa, lại làm dịu và chăm sóc da.
12. Tía tô
Tía tô thuộc họ Bạc hà, vị cay nhẹ và tính ôn, có tác dụng sát khuẩn, giải độc, kích thích lỗ chân lông mở ra nên thích hợp sử dụng cho các trường hợp mẩn ngứa, rôm sảy, ung nhọt.
Dùng lá tía tô tắm giúp giảm ngứa ngáy, ửng đỏ, cải thiện sự tắc nghẽn trong nang lông, giúp da thoáng mát, mềm mịn hơn. Các vi khuẩn cũng bị tiêu diệt, hạn chế tình trạng viêm nhiễm nặng hoặc lan rộng hơn.
Mẹ có thể pha nước với lá tía tô để cho bé tắm hoặc dùng lá tươi chấm trực tiếp lên vùng mụn nhọt, rôm sảy.
13. Cỏ nhọ nồi
Theo kinh nghiệm dân gian, rất nhiều cha mẹ sử dụng cỏ nhọ nồi (còn gọi là cỏ mực) để tắm cho bé rụng lông măng sau sinh. Nhưng cỏ nhọ nồi cũng có tác dụng cực kỳ hiệu quả đối với chứng rôm sảy. \
Tính hàn, không chứa độc tố, công dụng của cỏ mực là thanh nhiệt, giải độc, cầm máu,… Ngoài ra, loại cỏ dại này còn giúp bé mau chóng liền các thương tổn ngoài da nếu có.
Với cỏ nhọ nồi, mẹ nhớ rửa thật sạch, sau đó giã nát rồi chắt lấy nước cốt để pha nước tắm.
14. Lá rau má
Các sách y học cổ truyền ghi lại, rau má rất thanh mát, có khả năng dưỡng ẩm, làm mềm da, giải nhiệt, tăng cường tái tạo mô liên kết và hỗ trợ vết thương lên da non. Vậy nên, rau má rất thích hợp dùng để trị rôm sảy, mụn nhọt cho trẻ em.
Khi dùng rau má, mẹ nhớ chọn các cây rau tươi, xanh tốt, không bị dập nát, úa vàng. Rửa sạch rau má với nước và muối loãng để loại bỏ hoàn toàn đất cát, sâu bọ, vi sinh vật bám vào lá rau.
15. Mướp đắng
Mướp đắng, hay khổ qua, là một loại dược liệu được sử dụng nhiều để giảm mụn nhọt, rôm sảy cho bé. Trong mướp đắng có các thành phần kháng viêm, sát trùng, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh ngoài da.
Theo các kinh nghiệm truyền lại, nếu bé sử dụng mướp đắng rừng hoặc loại có màu xanh đậm thì tác dụng mang lại sẽ nhiều hơn.
Để nấu nước khổ qua, mẹ xay nát phần thịt quả với một ít nước trong máy xay sinh tố, lọc bã rồi cho phần dịch thu được vào nồi nước đun sôi. Sau đó, cho nước mướp đắng vào chậu, chế thêm nước đến nhiệt độ vừa đủ rồi dùng tắm cho trẻ.
II. Những chú ý khi tắm lá trị rôm sảy cho trẻ nhỏ
-
Chỉ nên áp dụng phương pháp tắm dược liệu cho trẻ bị rôm sảy dạng nhẹ, không xuất hiện các thương tổn, vết cắt trên da.
-
Tránh dùng quá nhiều dược liệu trong một lần tắm, vừa dễ gây kích ứng, lại khiến da trẻ bị bít tắc. Tráng lại bằng nước sạch sau khi tắm xong nếu thấy bã hoặc bột lá vẫn dính trên da của trẻ.
-
Không nên tắm lá quá nhiều lần trong ngày cho bé. Khi tắm, lưu ý về nhiệt độ nước tắm, nên ở mức 35 – 38 độ C là chuẩn nhất. Không để bé tắm ở nơi gió lùa sẽ làm trẻ dễ bị cảm lạnh.
-
Chà xát nhẹ nhàng các vùng cổ, vai, lưng,… Không dùng khăn thô ráp kì cọ, gây tổn thương và kích ứng các vùng rôm sảy.
Trẻ bị rôm sảy tắm lá gì chắc hẳn các bậc phụ huynh đã tìm được câu trả lời bằng bài viết trên. Tắm trị rôm sảy cho bé, vừa hiệu quả, lại an toàn, lành tính, tại sao lại không thử ứng dụng nhỉ?
Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment tại mục bình luận bên dưới bài đăng hoặc liên hệ tổng đài miễn cước 1800.8179. Đừng quên truy cập website kutieskin.vn thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!
Nguồn : https://kutieskin.vn/