Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì? Top 6 gợi ý cho mẹ

Dân gian từ lâu đã truyền tai nhau việc tắm lá cây như một bài thuốc hữu hiệu để trị bệnh tay chân miệng. Vậy thực hư việc này thế nào? Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Tay chân miệng là bệnh nhiễm khuẩn do virus đường ruột thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Trong đó 2 tác nhân chính là Coxsackie virus nhóm A16 (CA16) và Enterovirus 71 (EV71).

Theo các chuyên gia, bệnh tay chân miệng thường có diễn tiến nhẹ nhàng và sẽ tự khỏi mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt, trẻ nhỏ có thể bị viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi hoặc bại liệt,…

Bệnh tay chân miệng ở trẻ xuất hiện quanh năm nhưng thường bùng phát mạnh mẽ vào những thời điểm giao mùa, nhất là từ tháng 3- tháng 5 và từ tháng 8- tháng 11. Do đó, mẹ cần chú ý phòng bệnh cho trẻ trong khoảng thời gian này.

Bệnh lây lan chủ yếu thông qua đường tiêu hóa, khi bé tiếp xúc với chất dịch nhầy từ nước bọt, chất nôn, phân, bóng nước,… Tùy vào đề kháng mà bệnh sẽ có diễn tiến khác nhau. Thông thường sau khoảng 7-10 ngày trẻ sẽ cải thiện triệu chứng.

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra loại thuốc đặc trị do đó việc điều trị chủ yếu tập trung vào các triệu chứng. Ngoài việc uống thuốc, thì sử dụng lá tắm dân gian cũng là một trong những cách giúp bé giảm bớt khó chịu. Vậy trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì?

Hình ảnh tay chân miệng ở trẻHình ảnh tay chân miệng ở trẻ

Trước khi tìm hiểu trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì, mẹ cần nắm được triệu chứng để nhận biết bệnh khi có nghi ngờ. Theo các chuyên gia, tùy vào giai đoạn của bệnh mà các triệu chứng khác nhau. Cụ thể:

  • Ủ bệnh

Giai đoạn này kéo dài từ 3-6 ngày. Lúc này trẻ vẫn chưa có biểu hiện. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian ủ bệnh, trẻ vẫn có thể lây lan cho người khác.

  • Khởi phát

Sau thời gian ủ bệnh, các triệu chứng của tay chân miệng sẽ bùng phát. Cụ thể, bé sẽ xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, đau họng, chán ăn. Bên cạnh đó, miệng cũng sẽ tiết nhiều nước bọt kèm theo tổn thương ở răng và miệng. Một số trường hợp đặc biệt còn gặp phải triệu chứng tiêu chảy.

  • Toàn phát

Xảy ra sau khi khởi phát khoảng 1-2 ngày. Lúc này trẻ sẽ có dấu hiệu sau:

Nổi ban trên da: Các nốt ban bắt đầu xuất hiện ở ngón tay, lòng bàn tay, bàn chân. Ban đầu ban đỏ có kích thước rất nhỏ, sau đó phát triển thành những bọng nước màu xám, hình bầu dục.

Loét miệng: Mụn phỏng nước mọc ở niêm mạc má, lợi và lưỡi gây loét, đau miệng khiến trẻ biếng ăn, bỏ bú.

Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì để nhanh lành bệnh?

Ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo đúng chủ định thì việc tắm rửa, vệ sinh cho bé cũng đóng vai trò quan trọng để bệnh mau lành. Thế nhưng, rất nhiều phụ huynh băn khoăn không biết có nên tắm rửa cho bé khi đang bị bệnh. Theo các chuyên gia, việc kiêng tắm có thể khiến bệnh  trở nặng bởi vì vi khuẩn không được loại bỏ khỏi da. Do đó quá trình điều trị mẹ nên tắm rửa thường xuyên và thay quần áo thoáng mát cho bé. Vậy trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì? Dưới đây là 6 gợi ý.

Tắm lá trà xanh

Theo Đông y, trà xanh có tính hàn, vị chát, hơi chua, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm lành vết thương. Không chỉ thế trong lá trà xanh còn chứa hoạt chất tanin với khả năng săn xe niêm mạc, nhanh lành vết thương. Vì vậy thích hợp cho những bệnh nhân bị tay chân miệng.

Cách dùng:

  • Chuẩn bị 300g lá trà xanh

  • Rửa sạch, đun sôi với nước trong vòng 5 phút

  • Sau đó để nguội rồi tắm cho bé

Trà xanh có tính kháng khuẩn rất caoTrà xanh có tính kháng khuẩn rất cao

Tắm lá diếp cá

Diếp cá có vị chua, mùi tanh, tính hàn, quy vào hai kinh can, phế. Do đó sử dụng sẽ có tác dụng tán nhiệt, tiêu ung thũng, chứa phế ung, thích hợp điều trị vết loét. Không chỉ thế các nhà khoa học còn nghiên cứu rằng, lá diếp cá có tính mát, khả năng kháng khuẩn, tiêu sưng cực tốt nên rất thích hợp cho trẻ bị bệnh tay chân miệng.

Cách dùng:

  • Lấy 1 nắm lá diếp cá

  • Rửa sạch, để ráo cho vào nồi nấu

  • Pha loãng nước cốt rồi tắm cho bé

Tắm nước kinh giới

Kinh giới vị cay, tính ấm, tác dụng khu phong, tán hàn. Không chỉ thế hoạt chất Alkaloid được tìm thấy trong lá kinh giới con có tính kháng viêm rất mạnh, nên thích hợp để sát trùng, tiêu viêm, trị ngứa, giải độc ngoài da. Vì vậy nếu vẫn chưa biết trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì mẹ có thể dùng loại lá dân gian này.

Cách dùng:

  • Lấy 100g rau kinh giới, rửa sạch

  • Đun với 5-7 lít nước

  • Đợi nguội thì tắm cho bé

Tắm lá bạc hà

Trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì? Đáp án không thể bỏ qua là lá bạc hà. Theo chuyên gia, bạc hà chứa nhiều khoáng chất. Không chỉ thế trong loại lá này còn có một lượng tinh dầu rất cao. Vì thế nó được ứng dụng nhiều trong y học, nhất là điều trị các bệnh cho trẻ.

Hiện nay, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lá bạc hà chứa chất chống oxy hóa, tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, giải độc rất tốt. Vì vậy khi trẻ bị bệnh tay chân miệng, mẹ hãy sử dụng lá này để tắm hoặc lấy nước uống.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 1 năm lá bạc hà, sau đó rửa sạch, để ráo

  • Cho bạc hà vào nồi, nấu cùng 2-3 lít nước

  • Đợi nước nguội thì mang ra tắm gội cho con

Trẻ bị tay chân miệng mẹ có thể dùng lá bạc hàTrẻ bị tay chân miệng mẹ có thể dùng lá bạc hà

Tắm lá rau sam

Rau sam từ lâu vốn được mệnh danh là thuốc trường thọ, được dùng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y. Loại lá này chứa nhiều vitamin C và các thành phần dinh dưỡng như omega 3, ureaza, sắt, carotene, canxi… nên được dùng để điều trị các bệnh sốt, tiêu chảy,…

Hơn thế nữa, loại rau này còn có khả năng ức chế vi khuẩn E Coli, vi trùng lỵ và các vi khuẩn gây bệnh ngoài da nên giúp chống viêm, trị mụn, giảm đau. Với những công dụng tuyệt vời như thế, việc dùng lá sam để trị bệnh tay chân miệng từ lâu đã được rất nhiều mẹ bỉm lưu tâm.

Cách làm:

  • Lá sau sam sau khi nhặt sạch, rửa kỹ

  • Thì cho vào nấu cùng 3 lít nước

  • Sau đó cho bé tắm gội thật nhanh

Tắm lá nhọ nồi

Nhọ nồi có tính lạnh, không độc, tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn rất tốt nên thường dùng để trị bệnh ngoài da. Ngoài việc đun nước để tắm, mẹ cũng có thể xay nát rồi cho bé uống để hạ sốt nhanh và chữa vết phỏng.

Cách làm:

  • Chọn lá nhọ nồi tươi, rửa sạch, để ráo

  • Cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước

  • Rồi tắm cho bé

Nhọ nồi tiêu viêm, giải độcNhọ nồi tiêu viêm, giải độc

Hướng dẫn cách tắm cho trẻ bị tay chân miệng

Bên cạnh thắc mắc về việc trẻ bị bệnh tay chân miệng nên tắm lá gì, rất nhiều cha mẹ còn có quan điểm kiêng nước. Tuy nhiên, việc này rất phản khoa học. Vì thế, mẹ nên giúp bé vệ sinh thân thế mỗi ngày, tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ đi vi khuẩn gây hại. Với là da của trẻ bị bệnh tay chân miệng, khi tắm mẹ cần chú ý những vấn đề sau:

  • Tắm cho bé ở nơi kín gió, tránh bị cảm lạnh hoặc sốt cao hơn

  • Cho trẻ tắm nước ấm vừa phải, không quá nóng hoặc quá lạnh

  • Sử dụng xà phòng diệt khuẩn hoặc các loại nước lá tự nhiên cho con. Đối với trẻ dưới 6 tháng thì không nên dùng sữa tắm

  • Dùng khăn mềm thấm nước và lau cơ thể nhẹ nhàng. Đối với trẻ lớn mẹ có thể cho ngồi trong chậu rồi dội nước tắm nhẹ nhàng lên trên. Hạn chế đụng chạm vết phỏng, làm vỡ nốt mụn hoặc trầy xước da

  • Sau khi tắm xong nhớ dùng khăn khô thật mềm để lau người bé, tuyệt đối không để ẩm ướt sau tắm

  • Thay quần áo mới hàng ngày sau tắm. Mẹ nên chọn bộ thoáng mát, mềm mịn để tránh tổn thương làn da của trẻ

Tắm cho bé trong phòng kín gióTắm cho bé trong phòng kín gió

Một số lưu ý bố mẹ nên biết khi chăm sóc bé bị tay chân miệng

Ngoài việc tắm rửa hàng ngày, quá trình chăm sóc các bé mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Ngay khi phát hiện ra bệnh cần phải tiến hành cách ly để tránh lây lan

  • Tuyệt đối không được chọc vỡ bọng nước trên da của trẻ, tránh tình trạng nhiễm trùng da

  • Rửa tay sạch sẽ, trong và sau khi tiếp xúc với trẻ

  • Tiệt trùng dụng cụ ăn uống của bé hàng ngày để tránh vi khuẩn lây lan

  • Cắt ngắn móng tay hoặc đeo đồ bảo hộ để trẻ không cào tổn thương da

  • Đối với những bé trên 6 tháng tuổi bố mẹ cần phải bổ sung đa dạng thức ăn. Nên cho bé uống nhiều nước, sử dụng thức ăn loãng, mềm như cháo hoặc súp

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng, mẹ cần tăng cường cữ bú để tăng kháng thể cho con

Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì, bài viết trên đã gợi ý. Hy vọng với kiến thức này mẹ bỉm sẽ thuận lợi hơn trong việc chăm sóc các bé bị bệnh.

Rate this post

Viết một bình luận