Thiếu máu là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ hiện nay. Khi chế độ ăn uống không giúp cải thiện thiếu máu ở trẻ, sẽ cần đến thuốc để điều trị thiếu máu cho trẻ. Vậy bạn có biết trẻ bị thiếu máu nên uống thuốc gì? Những lưu ý khi sử dụng và lựa chọn thuốc điều trị thiếu máu cho trẻ?
Bệnh thiếu máu ở trẻ
Khi nào trẻ được xem là thiếu máu?
Thiếu máu là tình trạng giảm lượng Hemoglobin (Hb) hay khối lượng hồng cầu dưới giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trẻ bị thiếu máu khi lượng Hemoglobin giảm xuống dưới giới hạn sau:
-
Trẻ 6 tháng – 6 tuổi: Hb dưới 110g/L.
-
Trẻ 6 tuổi – 14 tuổi: Hb dưới 120g/L.
Với các biểu hiện lâm sàng như mệt mỏi, đau đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, da xanh, niêm mạc nhợt… Trong đó chủ yếu và quan trọng nhất là phải dựa vào các xét nghiệm về huyết sắc tố trong một đơn vị thể tích máu để kết luận thiếu máu ở mức độ nào.
Những trẻ có nguy cơ cao bị thiếu máu là những trẻ sinh non và nhẹ cân từ 2 tháng tuổi trở lên, những trẻ uống sữa bò trước khi được một tuổi, trẻ không được ăn các loại thực phẩm tăng cường chất sắt,…
Nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu ở trẻ như thiếu máu do dinh dưỡng, thiếu máu do bệnh lý cơ quan tạo máu, thiếu máu do tan máu, chảy máu,… Trong đó thiếu máu dinh dưỡng (tức là thiếu các nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo máu như sắt, vitamin B12, acid folic, magie, kẽm, đồng, coban…) là nguyên nhân thường gặp nhất và thiếu máu thiếu sắt là phổ biến nhất.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu máu ở trẻ là do thiếu sắt. Ngoài ra còn có một số lý do khác nữa. Cụ thể:
-
Do cơ thể trẻ không hấp thụ được chất sắt từ sữa mẹ và thực đơn ăn dặm hằng ngày.
-
Cơ thể kém sản sinh hồng cầu.
-
Tăng quá trình phá hủy hồng cầu do các nguyên nhân tại hồng cầu (bất thường màng hồng cầu, thiếu enzyme, bệnh Hemoglobin…) hoặc ngoài hồng cầu (Tan máu miễn dịch, nhiễm khuẩn, nhiễm độc…).
-
Những trẻ bị mất máu nhiều (viêm đường ruột, giun móc, xuất huyết đường tiêu hóa…) cũng sẽ bị thiếu máu.
-
Chế độ ăn không khoa học, thiếu dinh dưỡng.
-
Dùng thuốc kháng sinh lâu ngày hoặc do trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn mãn tính nào đó.
-
Thiếu máu có thể do yếu tố di truyền thường là bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm hoặc bất thường hemoglobin gây ra.
-
Trẻ sinh non, thiếu tháng dễ bị thiếu máu hơn những em bé bình thường.
-
Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin B12.
-
Thiếu acid Folic.
-
Trẻ từ 9 -13 tháng tuổi, mẹ nên đưa bé đi kiểm tra hemoglobin để biết được biết được trẻ có bị thiếu máu hay không.
Nhận biết biết các dấu hiệu trẻ thiếu máu
Cũng giống như người lớn, trẻ bị thiếu máu có rất nhiều dấu hiệu dễ nhận biết:
-
Trẻ thường có triệu chứng cơ thể mệt mỏi, hay cau gắt, bú không ngon miệng, lười bú, biếng ăn, chậm lớn; ít vận động, kém linh hoạt, phản ứng chậm với các tác động bên ngoài.
-
Da xanh xao, nhợt nhạt, môi, mắt và dưới ngón tay đóng màng, móng chân móng tay có thể có khía, dễ gãy.
-
Nếu thiếu máu nặng, bé thường khó thở.
-
Mạch nhanh, thở nhanh.
Những loại thuốc điều trị thiếu máu cho trẻ
Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu, trong đó nguyên nhân do thiếu nguyên liệu tạo máu là hay gặp nhất và trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề sử dụng thuốc để bổ sung nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo máu.
Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu, trong đó nguyên nhân do thiếu nguyên liệu tạo máu là hay gặp nhất và trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề sử dụng thuốc để bổ sung nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo máu.
Sắt
-
Trong cơ thể, sắt là yếu tố quyết định tính chất và chức năng của máu, giúp hồng cầu có khả năng năng liên kết với Oxy và CO2. Sắt tham gia cấu tạo hem – một hợp phần của phân tử hemoglobin. Thiếu sắt, số lượng tế bào hồng cầu được sản sinh không đủ, có thể dẫn đến thiếu máu ở trẻ. Vì vậy, nếu trẻ thiếu máu do thiếu sắt, cách duy nhất là bổ sung thêm sắt.
-
Sắt hàng ngày cung cấp cho cơ thể chủ yếu từ thức ăn như gan, tim, trứng, thịt nạc, hoa quả. Cơ thể người trưởng thành chứa 3 – 5g sắt, có trong hồng cầu, cơ, một số enzym và dự trữ trong một số cơ quan như gan, lách, tủy xương…
-
Ở người bình thường, nhu cầu sắt khoảng 0,5 – 1mg trong 24 giờ, nhưng tăng lên gấp đôi ở phụ nữ khi hành kinh và tăng lên 5 – 6 lần ở phụ nữ mang thai.
-
Sắt từ thức ăn (dạng ion sắt II hoặc sắt III ) khi vào dạ dày thì ion sắt II được dễ dàng hấp thu qua niêm mạc dạ dày, còn ion sắt III sẽ kết hợp với albumin ở niêm mạc đường tiêu hóa nên không hấp thu được, muốn hấp thu được nó phải chuyển thành sắt II dưới tác dụng của acid clohydric và sự xúc tác của vitamin C, chính vì vậy các dạng thuốc sắt luôn được sản xuất ở loại có hóa trị II.
-
Mỗi loại thuốc đều có mức độ hấp thụ, hấp thu khác nhau. Vì vậy, bạn nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ để có chế độ dùng thuốc phù hợp.
-
Tuy nhiên, dù trẻ thiếu máu uống thuốc gì đi chăng nữa, bạn cũng nên tìm hiểu về tác dụng phụ khi sử dụng thuốc sắt. Một số triệu chứng thường gặp như buồn nôn, táo bón, kích ứng ruột khi sử dụng các loại muối sắt II. Nhóm này dễ hấp thu hơn, tuy nhiên, tác dụng không mong muốn cũng nhiều hơn. Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng các chế phẩm sắt hữu cơ như nhóm sắt III.
-
Tùy mức độ thiếu máu nặng hay nhẹ mà liều dùng các loại sắt khác nhau. Trong quá trình điều trị cần theo dõi lượng hemoglobin. Khi hemoglobulin máu trở về giá trị bình thường cần tiếp tục uống thuốc trong 3 – 4 tháng để tạo sự bão hoà dự trữ sắt.
-
Thuốc không được dùng cho người mẫn cảm, người bị thiếu máu do tan máu; trẻ em dưới 12 tuổi hoặc người già không được dùng dạng viên mà chỉ được sử dụng dạng siro.
Xem thêm: Thuốc bổ sung thiếu sắt cho trẻ thiếu máu
Vitamin B12
-
Vitamin B12 còn gọi Cyanocobalamin với hơn 100 tên biệt dược. Dạng thuốc ống tiêm 100 – 500 mcg và 1.000 mcg. Bình thường trong cơ thể, vitamin B12 phân bố ở tất cả các tổ chức nhưng chủ yếu ở gan, thận. Nó rất cần thiết cho một số phản ứng enzym tham gia vận chuyển gốc methyl để tổng hợp một số acid amin và mạch DNA.
-
Các Cyanocobalamin đóng vai trò quan trọng là các coenzym đồng vận chuyển tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng. Trong đó đáng chú ý là quá trình chuyển hóa acid folic và tổng hợp ADN nên rất cần cho sự tổng hợp sinh hồng cầu. Ngoài ra còn tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid và hoạt động bình thường của hệ thần kinh.
-
Thiếu vitamin B12 làm phân chia tế bào chậm ở tổ chức tạo máu gây thiếu máu. Khi thiếu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu hồng cầu to, viêm đa dây thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn vận động khu trú ở chân. Nhu cầu bình thường vitamin B12 hàng ngày từ 1 – 3 mcg.
-
Vitamin B12 được hấp thu qua đường máu hoặc qua đường tiêm, trong đó đáng chú ý là muốn hấp thu được qua đường tiêm thì cần phải có một yếu tố nội của cơ thể (là một glycoprotein do tế bào niêm mạc dạ dày tiết ra).
-
Với trẻ em bị thiếu máu do thiếu vitamin B12, có thể cho trẻ tiêm bắp vitamin B12 từ 500 – 1.000 mcg/ngày. Kéo dài 6 – 8 tuần. Sau đó duy trì mỗi tháng tiêm 1 lần.
Acid folic
-
Acid folic (còn gọi vitamin B9, vitamin Bc…) là một vitamin tan trong nước. Khi vào cơ thể nó biến đổi dưới dạng hoạt động tetrahydrofolat (FH4) phân bố ở hầu hết các tổ chức, đặc biệt ở gan. Lượng acid folic dự trữ trong toàn bộ cơ thể rất ít, thay đổi từ 6 – 20mg.
-
Thiếu acid folic khiến tế bào máu chậm phân chia, gây thiếu máu. Thiếu máu do thiếu acid folic có đặc điểm là thiếu máu hồng cầu to, hồng cầu không đều. Do đó, thuốc được sử dụng để phòng và điều trị các trường hợp thiếu máu hồng cầu to.
-
Cơ thể không có khả năng tổng hợp acid folic, nguồn cung cấp chủ yếu là từ thức ăn, có nhiều trong thịt, cá, gan, trứng và rau quả tươi nhưng rất dễ bị phân hủy trong quá trình chế biến.
-
Trong cơ thể, sau khi bị chuyển hóa sẽ trở thành chất đóng vai trò rất quan trọng cho rất nhiều quá trình chuyển hóa khác trong cơ thể, trong đó đáng chú ý là acid folic là chất không thể thiếu cho việc tạo hồng cầu bình thường.
-
Nguyên nhân gây thiếu acid folic cũng cơ bản giống như nguyên nhân thiếu vitamin B12, vì vậy hai nguyên nhân này thường gặp đồng thời trên một bệnh nhân. Khi thiếu sẽ dẫn đến thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Vì vậy, thuốc được sử dụng để phòng và điều trị các trường hợp thiếu máu, nhất là thiếu máu hồng cầu to.
Xem thêm: thuốc chứa vitamin B9 và cá loại vitamin thiết yếu khác cho trẻ em
Ngoài 3 chất quan trọng trên, có nhiều chất khác được sử dụng trong điều trị thiếu máu như vitamin B6, đồng, erythropoietin,… Tuy nhiên, cách tốt nhất trước khi bắt buộc dùng thuốc là cha mẹ nên cung cấp cho con chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, rau xanh và khoáng chất.
Những lưu ý khi lựa chọn và sử dụng thuốc điều trị thiếu máu cho trẻ
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị thiếu máu khiến các mẹ băn khoăn. Các mẹ không biết cho trẻ thiếu máu uống thuốc gì là phù hợp nhất cho con mình. Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn và sử dụng thuốc điều trị thiếu máu cho trẻ :
-
Bạn không được tự ý mua thuốc điều trị thiếu máu mà phải có sự hướng dẫn và đơn thuốc của bác sỹ vì nếu sử dụng quá liều sắt sẽ gây ngộ độc cho trẻ.
-
Các sản phẩm bổ sung sắt nên uống lúc đói để cơ thể có thể hấp thu tối đa. Nên uống trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ.
-
Không nên uống sữa hoặc bổ sung canxi sau khi ăn những thực phẩm giàu sắt, thuốc sắt . Canxi có trong sữa sẽ giảm hấp thu sắt trong cơ thể bé. Vì thế, nếu trẻ cần bổ sung cả canxi và sắt thì nên chia đều chúng ra ở hai bữa ăn khác nhau.
-
Để tăng cường khả năng hấp thu sắt, bạn nên cho bé uống sắt kèm vitamin C hoặc nước hoa quả, thực phẩm có vị chua ở mức độ vừa phải.
-
Nên lựa chọn viên uống chứa sắt hữu cơ dễ hấp thu, kết hợp với acid folic và Vitamin B12, có vị dễ uống phù hợp với khẩu vị của trẻ. Ngoài ra hạn chế các tác dụng phụ như gây nhiệt, táo bón, kích ứng dạ dày…
Xem thêm: thiếu máu ở trẻ sơ sinh – Mẹ nên ăn gì?
Hy vọng với những thông tin trên, các cha mẹ có thể giải đáp câu hỏi “Trẻ thiếu máu uống thuốc gì ” để giúp điều trị thiếu máu cho trẻ một cách hiệu quả.
H&H Nutrition là hệ thống store dinh dưỡng Y học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp sản phẩm dinh dưỡng điều trị cho trẻ em và người lớn trong đó có trẻ biếng ăn, tại đây bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng là thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ.
Xem thêm: Dinh dưỡng cho trẻ em theo khuyến cáo của chuyên gia
H&H Nutrition – Đồng hành sức khỏe gia đình bạn
Địa chỉ:
- Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.
- Chi nhánh 1: 16B Nguyễn Công Bình, Phường 6, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
- Chi nhánh 2: 319C5 Nguyễn Huệ, Phường Phú Khương, Tp Bến Tre, Bến Tre.
- Chi nhánh 3: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Hotline: 088.8844.733
Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng
đánh giá post