Biếng ăn không nguy hiểm nhưng hậu quả của biếng ăn thì khôn lường. Nếu cha mẹ không chú ý theo dõi con và để tình trạng này diễn ra quá lâu, có thể dẫn tới sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, trẻ chậm lớn, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, thậm chí hậu quả nghiêm trọng nhất là ảnh hưởng tới tính mạng trẻ. Vậy khi trẻ biếng ăn nên bổ sung gì? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây
1. Vitamin nhóm B
Đối với trẻ nhỏ, việc bổ sung đầy đủ vitamin nói chung và vitamin nhóm B nói riêng nhằm hỗ trợ phát triển đều đặn và cân đối trong những năm tháng đầu đời. Vitamin nhóm B bao gồm các loại: B1, B2, B3, B5, B6, B7, B8, B9, B12.
Nhìn chung, vitamin nhóm B đều có tác dụng hỗ trợ quá trình sản xuất năng lượng trong cơ thể cũng như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ kém hấp thu hay gặp vấn đề về đường tiêu hóa. Ngoài ra, vitamin B9 và B12 giúp bảo vệ cho hệ thần kinh của con khỏe mạnh đồng thời ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
Lượng Vitamin nhóm B cần thiết cho cơ thể trẻ:
Thực phẩm giàu vitamin B bao gồm: sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng, cá và hải sản, ngũ cốc, trái cây (chuối, bưởi, dưa hấu…), rau lá xanh, các loại đậu,…Các vitamin nhóm B là nhóm vitamin tan trong nước, đào thải khỏi cơ thể hằng ngày vậy nên chúng không thể dự trữ trong cơ thể chúng ta mà phải bổ sung thường xuyên qua đường ăn uống.
Xem thêm: Vitamin và khoáng chất thiết yếu cho trẻ
2. Probiotic
Phần lớn trẻ biếng ăn dễ gặp phải các tình trạng như: Tiêu chảy, đầy bụng và rối loạn tiêu hóa… do hệ tiêu hóa còn non nớt. Probiotic – vi khuẩn có lợi, giúp nâng cao sức đề kháng của trẻ bằng cách:
-
Thiết lập lại sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột
-
Hỗ trợ tăng cười tiết các enzym tiêu hóa, tăng tốc độ tiêu hóa
-
Hỗ trợ tăng sinh tiết vitamin nhóm B hỗ trợ chuyển hóa tốt
-
Nâng cao vị giác của trẻ
-
Nâng cao miễn dịch cho trẻ
-
Đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào biểu mô tại niêm mạc ruột bị tổn thương
Probiotic có trong các sản phẩm sữa chua uống, các sản phẩm lên men tự nhiên hiện nay cung cấp một lượng lợi khuẩn cho trẻ, làm ổn định đường tiêu hóa.
Ngoài ra, sử dụng men vi sinh là phương pháp được nhiều chuyên gia đầu ngành khuyên mẹ sử dụng cho trẻ ngày nay. Một số sản phẩm men vi sinh tiêu biểu trên thị trường như: Imiale, Bioacimin, Enterogermina,…
3. Canxi và vitamin D
Canxi có vai trò rất quan trọng, giúp xây dựng khung xương và răng chắc khỏe trong quá trình phát triển của trẻ.
Lượng Canxi cần thiết cho cơ thể trẻ:
-
Dưới 6 tháng tuổi: 200 mg/ ngày
-
6 – 11 tháng tuổi: 260 mg/ ngày
-
1 – 3 tuổi: 700 mg/ ngày
-
4 – 8 tuổi: 1.000 mg/ ngày
Các loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao, chẳng hạn như các sản phẩm từ sữa, phô mai, yogurt, rau lá sẫm màu, nước ép cam, thực phẩm và đồ uống tăng cường canxi.
Vitamin D giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ các vitamin và khoáng chất khác, đặc biệt là sắt, vitamin A, phốt pho và canxi. Có thể nói Vitamin D rất quan trọng đối với sự phát triển của xương.
Tình trạng biếng ăn kéo dài lâu dần gây loãng xương, gãy xương, giảm khoáng chất trong xương càng lớn, ảnh hưởng đến sức mạnh của xương suốt đời.
Lượng Vitamin D cần thiết cho cơ thể trẻ:
-
Dưới 6 tháng tuổi: 400 IU/ngày
-
6 – 12 tháng tuổi: 400 IU/ngày
-
1 – 3 tuổi: 600 UI/ngày
Hải sản, dầu thực vật, yến mạch, nước cam và nấm là những thực phẩm rất giàu vitamin D.
4. Kẽm
Một trong những vi chất rất quan trọng hay bị các bậc phụ huynh bỏ quên trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ, đó là chất kẽm. Thiếu kẽm có thể dẫn tới tình trạng chán ăn, giảm ăn, giảm bú kéo dài. Việc bổ sung kẽm hợp lý sẽ giúp cải thiện vị giác, giúp trẻ thèm ăn một cách tự nhiên.
Kẽm là vi chất có liên quan đến cấu trúc và chức năng của hơn 300 loại enzyme hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tiêu hóa, thần kinh và nhiều quá trình khác. Sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể phụ thuộc vào kẽm vì vai trò của nó trong sự phát triển và phân chia tế bào. Bên cạnh đó, kẽm vô cùng quan trọng với sự phát triển và chức năng của các tế bào miễn dịch.
Lượng kẽm cần thiết cho cơ thể trẻ:
-
0-6 tháng tuổi: 2 mg/ngày
-
7-12 tháng tuổi: 3 mg/ngày
-
1-3 tuổi: 3 mg/ngày
Thực phẩm có chứa nhiều kẽm nhất: hàu, cua, trai, thịt bò, thịt lợn, đậu cove, đậu đen, hạt điều, các sản phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc,…
Xem thêm: Tại sao nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn?
5. Lysine
Lysine là một trong 12 acid amin thiết yếu cần có trong bữa ăn hàng ngày.
Lysine có tác dụng tăng cường sự đồng hóa và hấp thu canxi, ngăn chặn sự bài tiết canxi trong nước tiểu, đảm bảo cho sự hình thành sụn, xương, mô liên kết và collagen giúp con phát triển chiều cao tốt nhất và xương chắc khỏe.
L-lysine là thành phần quan trọng của nhiều protein như các enzyme, kháng thể và hormone. Trong đó có các kháng thể, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống trả với bệnh tật, đặc biệt ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, virus.
Lượng Lysine cần thiết cho cơ thể trẻ:
-
3-4 tháng: 103 miligam lysine/1 kg khối lượng cơ thể
-
2 tuổi: 64 miligam lysine/1kg khối lượng cơ thể
Acid amin này không tự tổng hợp mà phải lấy từ nguồn thức ăn bên ngoài. Do vậy, cần bổ sung lysine từ: Thịt đỏ, thịt heo, sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng, hoa quả màu đỏ (cà rốt, cam, quýt), các loại hạt …
6. Omega 3
Omega 3 gồm 2 loại DHA và EPA. Trong đó, DHA chiếm ¼ trong tổng lượng chất béo ở não, là chất quan trọng trong phát triển thị lực cũng như thần kinh ở trẻ. Omega 3 giúp tăng cường khả năng tập trung, tăng cường trí nhớ, phát triển tư duy, giúp trẻ học tốt hơn, hỗ trợ sự phát triển trí não của trẻ. Việc bổ sung Omega 3 không chỉ giúp trẻ thông minh hơn mà còn hạn chế chứng biếng ăn gây ra bởi yếu tố tâm lý.
Lượng Omega 3 cần thiết cho cơ thể trẻ:
-
< 12 tháng tuổi: 0,5g/ngày
-
1-3 tuổi: 0,7g/ngày
-
4-8 tuổi: 0,9g/ngày
Những thực phẩm giàu Omega 3 như: các loại cá (cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích…), tôm, hàu, hạt lanh, quả óc chó, hạt chia, đậu nành, thịt bò, thực phẩm chức năng.
7. Sắt
Sắt là thành phần chính của hemoglobin và hồng cầu, giúp sản sinh cơ và hồng cầu. Đồng thời sắt cũng là một chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sự tăng trưởng và phát triển của tế bào trong hệ miễn dịch và thần kinh. Do vậy, thiếu hụt sắt từ khẩu phần ăn sẽ làm trẻ có khả năng bị thiếu máu cao, gây ra tình trạng mệt mỏi do mô và tế bào không được cung cấp đủ oxy.
Lượng sắt cần thiết cho cơ thể trẻ:
-
9 tháng tuổi: 11 mg/ngày
-
1 – 3 tuổi: 7 mg/ngày
-
5 tuổi: < 10 mg/ngày
Nguồn cung cấp sắt gồm thịt bò và các loại thịt đỏ như gà tây, thịt heo, cải bó xôi, các loại hạt, đậu,…
8. Chất xơ và rau xanh
Không chỉ với người lớn mà ở trẻ em, chất xơ đều có vai trò quan trọng trong việc bôi trơn đường tiêu hóa, kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài, hạn chế táo bón. Ngoài ra, chất xơ cũng làm cho hệ lợi khuẩn đường ruột phát triển hơn, giúp trẻ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn, tạo cảm giác ăn ngon hơn.
Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng, đối với trẻ em, nhu cầu chất xơ có thể tính theo công thức “Tuổi + 5”, ví dụ: bé 5 tuổi cần “5+5”= 10g chất xơ/ngày.
Nguồn thực phẩm giàu chất xơ mẹ có thể dễ dàng tìm thấy trong: các loại bánh mì và ngũ cốc nguyên cám, trái cây (táo, cam, chuối, lê,…), các loại rau củ quả (đậu các loại, bông cải xanh, cải bó xôi,…), các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt điều…)…
Gợi ý một số món ăn cho trẻ để đảm bảo dinh dưỡng mỗi ngày:
Đối với trẻ 3 tuổi, cần cho trẻ ăn 5 bữa ăn/ngày. Trong đó, 2 bữa chính (trưa và chiều) nên cho trẻ ăn cơm và uống sữa 2 – 3 lần/ngày. Lượng thịt mỗi bữa ăn khoảng 10g là đủ nhu cầu của trẻ.
Mẹ có thể tham khảo thực đơn cho trẻ biếng ăn dưới đây:
Tổng kết
Các bữa ăn khoa học và đầy đủ dinh dưỡng là vô cùng cần thiết đối với trẻ ở mọi lứa tuổi và đặc biệt là trẻ đang có tình trạng biếng ăn. Nhờ vậy trẻ mới có đủ sức khỏe để phát triển một cách toàn diện nhất cả thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống của con sao cho phù hợp với nhu cầu ở mỗi độ tuổi. Khi con được bổ sung đầy đủ vi chất cần thiết, hệ tiêu hóa sẽ ngày càng được cải thiện và tình trạng biếng ăn sẽ dần mất đi.
Bài viết trên đã giải đáp cho cha mẹ được câu hỏi trẻ biếng ăn nên bổ sung gì. Hãy cùng con vượt qua tình trạng biếng ăn để có một sức đề kháng tốt và phát triển toàn diện