Trẻ em bị bỏng nên bôi thuốc gì an toàn hiệu quả? – doisongbiz.com

Bị bỏng là một trong những vấn đề rất hay thường gặp đối với trẻ em. Do vậy ba mẹ cần phải nắm bắt được một vài kiến thức căn bản về cách điều trị bỏng. Và một trong những thông tin quan trọng chính là trẻ bị bỏng bôi thuốc gì an toàn và hiệu quả.

Bôi thuốc gì khi trẻ bị bỏng nước sôi và bỏng lửa?

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng mà cha mẹ có thể lựa chọn những loại thuốc khác nhau. Nhưng bởi vì vết thương bỏng có thể làm ảnh hưởng sâu đến các tế bào da nên việc sử dụng thuốc điều trị bỏng ba mẹ cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa nhi và chỉ dùng thuốc trong trường hợp bỏng nước sôi, bỏng lửa thông thường, còn nếu trẻ bỏng nặng phải tuân thủ theo việc điều trị của bác sĩ.

tre bi bong nen boi thuoc gi-3

Trẻ bị bỏng nước sôi cần được đưa lên bác sĩ

Vậy trẻ bị bỏng bôi thuốc gì? Phụ huynh có thể sử dụng các loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau: Trong trường hợp bỏng nhẹ, các vết thương bên ngoài da, ba mẹ có thể dùng các loại thuốc giảm đau như: paracetamol, ibuprofen, thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) diclophenac để làm dịu vết thương cũng như giảm cảm giác đau rát cho trẻ em.
  • Thuốc sát trùng ngoài da: Loại thuốc này dùng để tránh nhiễm trùng vết thương. Các dung dịch sát trùng chính bao gồm: oxy già, chlor hexidine, cetrimide, povidone-iodine.
  • Thuốc kháng sinh: Bao gồm kháng sinh có tác dụng toàn thân, bao gồm: nhóm beta – lactamin, nhóm quinolone, nhóm aminoglycosid, và kháng sinh tác dụng tại chỗ như thuốc mỡ, kem bôi có chứa các thành phần neomycin, polymycin và sulfadiazine bạc dùng để điều trị trực tiếp lên vết bỏng.

Đó là đối với trẻ bị bỏng nước sôi, bỏng lửa nhưng nếu như khi trẻ bị bỏng bô xe máy sẽ có những loại thuốc bôi khác.

Trẻ bị bỏng bô xe máy bôi thuốc gì?

Không giống với bỏng lửa, bỏng nước sôi, mặc dù cũng do nhiệt gây ra nhưng bỏng bô lại thuộc vào một khía cạnh khác.

Đầu tiên, khi trẻ bị bỏng, phụ huynh cần rửa ngay vết bỏng dưới nước mát hoặc dùng đá để chườm lên vết bỏng để hạ nhiệt vết thường tầm 15 – 20 phút, không lâu hơn để tránh trường hợp vết thương của trẻ bị hoại tử (rất nhiều trường hợp đã xảy ra).

Sau đó, phụ huynh tiếp tục rửa vết thương cho trẻ bằng nước muối sinh lý (NaCL 0,9%) hoặc dung dịch Providine 10% (nước chứa Iot). Đối với bỏng bô xe máy thì ba mẹ lại không nên rửa bằng cồn y tế, oxy già, thuốc đỏ vì những chất này giết chết mô, để lại sẹo xấu ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

tre bi bong nen boi thuoc gi

Trẻ bị bỏng bô rất đau rát, cần được thăm khám và bôi thuốc

Trẻ bị bỏng bôi thuốc gì? Nếu như trong nhà có mật ong, cha mẹ có thể dùng thực phẩm này để bôi lên vết bỏng cho trẻ. Bởi vì mật ong có khả năng sát trùng vết thương rất cao, giúp vết bỏng nhanh lành hơn và quan trọng là hạn chế để lại sẹo cho các bé.

Còn trong trường hợp không có mật ong, ba mẹ có thể mua Xethanol hoặc dầu mù u để bôi cho trẻ trong 2 – 3 ngày đầu. Trong dân gian thường truyền miệng về một số loại thuốc bôi khi trẻ bị bỏng bô đó là bôi nước mắm, bôi nghệ tươi, bôi kem đánh răng,… nhưng đó là những quan điểm sai lầm, các bậc phụ huynh không nên nghe theo vì có nguy cơ làm vết bỏng trở nên nặng hơn, rất khó kiểm soát và khả năng để lại sẹo vĩnh viễn là rất cao.

Bỏng nước sôi, bỏng lửa, bỏng bô xe máy là những loại bỏng trẻ rất hay gặp, các bậc phụ huynh nên chủ động nắm bắt thông tin, trau dồi kiến thức sơ cứu và sử dụng thuốc trị bỏng để bảo vệ sức khỏe con em.

Xem thêm bài viết:

Mẹo chữa bỏng bô xe máy không để lại sẹo bạn cần biết

Xử lý khi bị bỏng nước sôi an toàn, khoa học nhất

Rate this post

Viết một bình luận