Trẻ ho uống lá hẹ | 5 điều quan trọng nhất định phải biết

5. 7 bài thuốc trị ho từ lá hẹ mẹ nên biết

1. Trẻ ho uống lá hẹ có được không?

Đánh giá

Hẹ là rau và gia vị quen thuộc hàng ngày nhưng có thể mẹ chưa biết rằng, trẻ ho uống lá hẹ là phương pháp dân gian rất tốt để trị ho cho bé. Nếu mẹ muốn biết thêm về cách dùng lá hẹ để trị ho an toàn và hiệu quả thì hãy đọc kỹ các thông tin trong bài viết này.

1. Trẻ ho uống lá hẹ có được không?

Trong dân gian, lá hẹ là một trong những vị thuốc trị ho cho trẻ em hiệu quả. Tuy nhiên, lá hẹ cần được dùng đúng cách và phù hợp với tình trạng của con. 

Lá hẹ trị ho phù hợp và an toàn với trẻ

2. Tác dụng trị ho của lá hẹ

Tác dụng trị ho của lá hẹ đã được giải thích theo Đông y và Tây y. Theo Đông y, hẹ có tính ấm, vị cay, vào kinh can, vị và thận. Tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Tác dụng tán ứ, giúp long đờm, giảm ho. 

Theo Tây y, lá hẹ có nhiều vitamin và khoáng chất, dinh dưỡng giúp long đờm, giảm ho cho người lớn và trẻ nhỏ. 

  • Trong hẹ có chứa hàm lượng Vitamin C cao (19mg/100g) giúp chống viêm, kháng khuẩn tốt khi bị nhiễm khuẩn. 

  • Lá hẹ còn chứa acid amin giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh hô hấp, đường ruột như Allicin, sulfit, odorin.

  • Ngoài ra, tác dụng tiêu đờm của hẹ còn từ các chất

    Saponin

    .

Tác dụng trị ho của hẹ đã được Đông y và Tây y chứng minh nhưng sử dụng hẹ còn có những ưu nhược điểm nhất định. 

Lá hẹ vẫn có những điểm mà mẹ cần chú ý khi sử dụng cho trẻ

3. Ưu và nhược điểm khi trẻ ho uống lá hẹ

Lá hẹ giúp trị ho cho trẻ rất tốt nhưng đồng thời cũng có ưu điểm và nhược điểm nhất định.

Ưu điểm
Nhược điểm

  • Lành tính và an toàn với trẻ do không có tính độc

  • Hỗ trợ giảm ho và trị ho 

  • Ít tác dụng phụ 

  • Nguyên liệu dễ tìm và rẻ 

  • Hiệu quả giảm ho chậm nên cần kiên trì sử dụng

  • Chỉ phù hợp với ho mức nhẹ

  • Phụ thuộc vào cơ địa của trẻ

4. Lưu ý khi cho trẻ ho uống lá hẹ

Những lưu ý khi cho trẻ đang bị ho uống lá hẹ mà mẹ cần biết:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng. Vì không phải tình trạng của trẻ nào cũng giống nhau, mẹ nên hỏi ý kiến người có chuyên môn trước khi dùng sẽ đảm bảo an toàn hơn.

  • Trẻ có tiền sử dị ứng thực vật nên thận trọng trước khi sử dụng. Trẻ có thể ho nhiều hơn khi dùng hẹ, khi bị dị ứng.

  • Không kết hợp thịt bò với hẹ. Thịt bò và lá hẹ nấu chung sản sinh ra nhiều chất độc gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Mẹ có thể kết hợp lá hẹ với thịt lợn và trứng cho trẻ.

  • Hẹ có vị cay, tính ấm không phù hợp với trẻ hay bốc hỏa.

Khi cho bé dùng lá hẹ, mẹ cần có sự tham khảo từ những người có chuyên môn và kiểm tra thể trạng của trẻ

Ngoài những lưu ý trên, khi dùng lá hẹ mẹ nên dùng lá hẹ có nguồn gốc an toàn. Nếu gia đình có trẻ nhỏ có thể trồng một ít hẹ, hẹ vừa là gia vị cho bữa ăn hàng ngày và là phương thuốc đơn giản để giảm ho cho trẻ. Một số cách dùng lá hẹ điều trị ho cho trẻ được liệt kê dưới đây mẹ có thể áp dụng ngay. 

Xem thêm: 

5. 7 bài thuốc trị ho từ lá hẹ mẹ nên biết

Hẹ có thể dùng một mình hoặc kết hợp với những vị thuốc khác làm tăng tác dụng trị ho. Trong dân gian có nhiều bài thuốc trị ho có lá hẹ, 7 bài thuốc dưới đây là những cách làm đơn giản nhất và phù hợp với từng bé, mẹ có thể áp dụng ngay.

5.1. Chườm lá hẹ cho trẻ sơ sinh bị ho

Lá hẹ dùng để đắp ở cổ họng cho trẻ sơ sinh giúp giữ ấm, trừ phong hàn xâm nhập khi bị ho.  

Nguyên liệu: Khoảng 20-24 gram lá hẹ.

Cách làm:

  • Bước 1

    : Rửa sạch lá hẹ và để ráo nước.

  • Bước 2

    : Hơ nóng nắm lá hẹ trên lửa hoặc trên nồi.

  • Bước 3

    : Dùng vải bọc lại và chườm nhẹ lên cổ trẻ, thực hiện 2 lần/ngày.

Lưu ý: Trẻ có da mẫn cảm thì mẹ không nên tự dùng chườm cho bé. Mẹ lưu ý không dùng lá hẹ nóng chườm ngày cho bé, hay quấn quá chặt gây khó chịu cho bé.

5.2. Bài thuốc lá hẹ với mật ong và chanh

Chanh có nhiều vitamin C giúp chống viêm, và tinh dầu giữ ấm. Mật ong có vị ngọt và tính bình, giúp cân bằng vị chua và cay của hẹ. Mật ong còn có tác dụng làm dịu cổ họng. 

Mật ong và chanh hấp cùng lá hẹ dùng trị ho cho bé

Nguyên liệu: 20 gram lá hẹ, 1 quả chanh, 3-4 thìa mật ong.

Cách làm: 

  • Bước 1

    : Lá hẹ rửa sạch, loại bỏ phần hỏng, ngâm với nước muối, cắt nhỏ.

  • Bước 2

    : Chanh rửa sạch vỏ, cắt lát mỏng.

  • Bước 3

    : Cho nguyên liệu tất cả vào bát.

  • Bước 4

    : Đem hấp cách thủy hoặc trong nồi cơm.

  • Bước 5

    : Để nguội và cho bé sử dụng siro.

Lưu ý: Bài thuốc không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi do Clostridium trong mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh.

5.3. Bài thuốc lá hẹ, hạt chanh, hoa đu đủ đực

Hoa đu đủ đực có chứa nhiều vitamin C, vitamin A nên giảm ho, tiêu đờm. Kết hợp thêm lá hẹ và hạt chanh giúp tăng tác dụng trị ho, và cảm cúm.

Hoa đu đủ đực kết hợp với lá hẹ giúp giảm ho

Nguyên liệu: 15 gram lá hẹ, 15 gram hoa đu đủ đực, 20 gram hạt chanh, đường phèn. 

Cách làm:

  • Bước 1

    : Rửa sạch lá hẹ, hoa đu đủ đực, hạt chanh. Lá hẹ ngâm với nước muối và cắt nhỏ.

  • Bước 2

    : Để ráo nước nguyên liệu.

  • Bước 3

    : Cho nguyên liệu vào chén, thêm đường phèn.

  • Bước 4

    : Hấp cách thủy hoặc trong nồi cơm.

  • Bước 5:

    Để nguội và lấy nước cho trẻ dùng 2- 3 lần/ ngày.

Lưu ý: Bài thuốc hạn chế cho trẻ sơ sinh, vì vị đắng của hoa đu đủ và hạt chanh khiến bé khó hợp tác và nôn trớ.

5.4. Bài thuốc lá hẹ hấp mật ong

Mật ong dùng với lá hẹ cũng có tác dụng giảm ho, nhưng kém hiệu quả hơn bài thêm chanh nên mẹ có thể tăng lá hẹ để có hiệu quả hơn.

Hẹ hấp mật ong dùng cho bé khi còn ấm

Nguyên liệu: 1 nắm lá hẹ vừa đủ, 3 thìa mật ong.

Cách làm:

  • Bước 1

    : Rửa sạch lá hẹ, cắt nhỏ và để ráo.

  • Bước 2

    : Thêm 3 thìa mật ong và chén lá hẹ.

  • Bước 3

    : Hấp cách thủy hoặc trong nồi cơm.

  • Bước 4

    : Để nguội và lây siro cho bé dùng 2- 3 lần/ngày.

5.5. Bài thuốc lá hẹ và gừng tươi

Gừng có vị cay, tính ôn nên giúp trẻ giữ ấm cổ họng. Gừng có chứa tinh dầu nên còn có tác dụng chống viêm và giảm ho. 

Gừng tươi và hẹ đều dùng để điều trị ho 

Nguyên liệu: 200 gram lá hẹ, 20 gram gừng, đườn phèn.

Cách làm: 

  • Bước 1

    : Rửa sạch nguyên liệu, gừng gọt vỏ.

  • Bước 2

    : Thái gừng thành lát mỏng, hẹ cắt thành đoạn 2,5 cm.

  • Bước 3

    : Đem hấp cách thủy hẹ với gừng thêm đường phèn.

  • Bước 4

    : Để nguội và lấy nước cho bé dùng.

5.6. Bài thuốc lá hẹ và đường phèn

Đường phèn trong những bài thuốc trên không chỉ dùng để làm chất dẫn cho những vị thuốc mà còn có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế. Kết hợp với lá hẹ giúp phát huy công dụng trị ho hiệu quả. 

Lá hẹ và đường phèn hấp thành nước cho trẻ uống

Nguyên liệu: 25 gram lá hẹ, đường phèn.

Cách làm:

  • Bước 1

    : Rửa sạch lá hẹ và loại bỏ phần úa.

  • Bước 2

    : Cắt hẹ thành đoạn 2-3 cm.

  • Bước 3

    : Cho hẹ và đường phèn vào chén hấp cách thủy.

  • Bước 4

    : Để nguội và lấy nước cho bé uống.

5.7. Cháo hẹ trứng gà

Cháo luôn được dùng khi trẻ bị ho, nhờ dễ ăn, dễ nuốt. Khi ăn cháo nóng, trẻ còn được toát mồ hôi, giải cảm rất tốt. 

Hẹ và trứng vừa tác dụng bồi bổ vừa giảm ho 

Với tác dụng giảm ho của hẹ và bổ dưỡng của trứng, món cháo hẹ trứng gà là món ăn mà mẹ nên nấu cho trẻ khi bị ho.

Nguyên liệu: 100 gram lá hẹ, 1 quả trứng gà, 50 gram gạo.

Cách làm:

  • Bước 1

    : Hẹ rửa sạch và thái nhỏ.

  • Bước 2

    : Ninh nhừ gạo, thêm gia vị vừa phải, thường với trẻ nên nấu nhạt.

  • Bước 3

    : Cho trứng đã khuấy đều vào cháo.

  • Bước 4

    : Cuối cùng thêm hẹ vào, đun thêm 2 phút sau đó tắt bếp.

  • Bước 6

    : Cho trẻ ăn cháo khi còn ấm.

Lưu ý: Cháo trứng hẹ chỉ dùng cho bé đã ăn dặm hoặc ăn cháo. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì mẹ nên hạn chế cho bé ăn trứng và không nên cho trẻ ăn quá 2 quả trứng trong tuần. 

Trẻ ho uống lá hẹ có tác dụng nhưng hiệu quả chậm và cần thời gian lâu dài. Nếu tình trạng của bé nặng hơn thì mẹ nên dùng đến thuốc ho thảo dược để trị ho cho bé. Prospan thuốc ho dành riêng cho bé được nhiều cha mẹ sử dụng và thấy hiệu quả giảm ho. Nếu còn thắc mắc, bạn hãy liên hệ ngay với Prospan để được tư vấn nhé!

Để biết thêm thông tin về Prospan bố mẹ tham khảo những thông tin dưới đây:

Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình

Rate this post

Viết một bình luận