Trong những trường hợp trẻ thường xuyên không nghe lời, thay vì đánh mắng cha mẹ có thể áp dụng ngay những tuyệt chiêu sau đây.
Chúng ta có thể chứng kiến không ít trường hợp trẻ nổi loạn và thiếu vâng lời khi cha mẹ yêu cầu làm gì đó. Điều này khiến không ít bậc phụ huynh đau đầu, đặc biệt là khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, thời điểm cả tâm sinh lý đều có sự thay đổi đáng kể.
Nuôi dạy trẻ là cả một quá trình, cha mẹ cần rất nhiều kiên nhẫn và kinh nghiệm trong việc nuôi dạy trẻ cứng đầu. Dạy dỗ những trẻ bướng bỉnh là một nhiệm vụ nhạy cảm, áp dụng phương pháp hợp lý để trẻ nghe lời nhưng vẫn đảm bảo trẻ không bị tổn thương về mặt cảm xúc hoặc tinh thần.
Vậy làm gì khi trẻ không nghe lời và nổi loạn? Dưới đây là một vài cách thức mà cha mẹ có thể tham khảo.
Tại sao cha mẹ cứ quát mắng con cái, nhưng trẻ không phải lúc nào cũng vâng lời?
Thỉnh thoảng cha mẹ sẽ phải đối mặt với việc dường như con không muốn nghe lời hoặc có lúc là hoàn toàn phớt lờ mình. Vậy tại sao trẻ lại có thái độ như vậy?
Đứa trẻ muốn nhận được sự quan tâm của cha mẹ
Đôi khi sự thờ ơ của cha mẹ lại vô tình tạo ra khoảng cách đối ở con cái, trẻ muốn được quan tâm nhiều hơn nên sinh ra tâm lý chống đối để thu hút sự chú ý.
Trẻ nổi loạn và thiếu vâng lời khi cha mẹ yêu cầu làm gì đó. Điều này khiến không ít bậc phụ huynh đau đầu.
Ví dụ trong trường hợp, khi mẹ đang nấu ăn, trẻ luôn theo sát bên và liên tục gọi mẹ, nhưng người mẹ lại quá tập trung và cảm thấy phiền, hoặc quát mắng trẻ.
Trên thực tế, vào thời điểm này, hầu hết trẻ đều muốn nhận được sự lắng nghe nhưng thay vì nhận được những gì trẻ cần, mẹ lại quát mắng.
Trẻ đang tập trung vào một việc khác
Thường thì trẻ sẽ duy trì một độ tập trung cao với những gì mình đang làm, chẳng hạn như xem một chương trình trên TV hay đang nhập tâm vào một trò chơi và khi ấy trẻ sẽ không nghe thấy được những gì cha mẹ nói.
Giống như người lớn, trẻ em có thể hoàn toàn bị cuốn hút vào một thứ gì đó mà vì vậy không nghe thấy người lớn nói.
Trong trường hợp này, thay vì vội quát mắng cha mẹ có thể nhìn thấy khía cạnh tích cực ở đây là con đang rèn luyện cho mình khả năng tập trung và cha mẹ có thể để con tập trung toàn bộ vào lời nói của mình bằng cách đến gần con, nhìn con và nói chuyện trực tiếp.
Thường xuyên bị cha mẹ la mắng cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ có thái độ chống đối, không nghe lời.
Vấn đề riêng của cha mẹ
Một số bậc phụ huynh khó kiểm soát được cảm xúc của chính mình, nên thường sử dụng ngôn từ bạo lực để nuôi dạy con.
Đây là một trong những điều mà nhiều bậc cha mẹ dễ mắc phải. Trên thực tế, bản thân chúng ta khi bị mắng hoặc chỉ trích thường có tâm trạng không tốt và khả năng tập trung sẽ giảm đi.
Do đó, khi cha mẹ làm vậy với trẻ, đứa trẻ cũng sẽ cảm thấy không thoải mái và không muốn lắng nghe.
Đứng trước thực trạng này, cha mẹ nên làm gì để nuôi dạy con ngoan hơn?
Hầu hết các mẹ hay cáu gắt và nóng giận khi trẻ không nghe lời, tuy nhiên đây không phải là phương pháp được chuyên gia khuyến khích. Vậy cha mẹ nên xử lý ra sao cho hợp tình hợp lý nhằm giúp trẻ ngoan ngoãn và biết nghe lời mình hơn?
Quan sát những lý do sâu xa đằng sau hành vi của con
Khi trẻ thể hiện thái độ chống đối, không nghe lời, hãy cố gắng bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân đằng sau hành vi của con.
Cha mẹ hãy cố gắng tập cho bản thân thói quen là dành một ít thời gian để lắng nghe và nói chuyện trực tiếp với trẻ. Cơ hội trẻ lắng nghe mình nói cũng sẽ tăng lên nếu cha mẹ hoàn toàn chú tâm vào những gì mình đang yêu cầu trẻ.
Ví dụ, nếu trẻ không muốn đi học mẫu giáo mặc dù những ngày trước đó tâm trạng rất phấn khởi, cha mẹ hãy tìm hiểu xem ngày hôm trước cô giáo có nói điều gì làm trẻ buồn, hay xem trẻ có bị bạn bè bắt nạt ở trường không?
Khi trẻ thể hiện thái độ chống đối, không nghe lời, hãy cố gắng bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân đằng sau hành vi của con.
Cha mẹ nên học cách kiểm soát cảm xúc của mình
Người xưa thường nói, “Bố mẹ nào, con nấy”, tức là bạn là kiểu cha mẹ nào, con bạn sẽ là tấm gương phản chiếu điều đó, việc quản lý cảm xúc cũng không ngoại trừ.
Do đó, cha mẹ cần chú ý tới cảm xúc của chính mình trước, từ đó có thể giúp đỡ điều chỉnh, hướng dẫn trẻ quản lý cảm xúc của bé.
Khi xúc động và muốn quát mắng con cái, cha mẹ nên dừng lại một chút, hít thở sâu và suy nghĩ xem tại sao bản thân lại mất bình tĩnh và điều này có thể ảnh hưởng gì đến trẻ.
Có thể tổ chức họp gia đình mỗi tháng một lần
Một cách tuyệt vời để trẻ trở nên ngoan ngoãn hơn là tổ chức các cuộc họp gia đình, cha mẹ có thể bắt đầu khi trẻ khoảng 4 tuổi.
Để có buổi họp mặt gia đình, cha mẹ cần chuẩn bị những thứ sau:
– Lập kế hoạch thời gian cho cuộc họp: Tạo thói quen tổ chức các cuộc họp vào cùng một thời điểm hàng tháng hoặc hàng tuần.
– Chuẩn bị nội dung cuộc họp: Ví dụ, cuộc họp được chia thành những phần nào, ai sẽ phát biểu trước và những khía cạnh nào của nội dung sẽ được đề cập, những điều này phải được chuẩn bị trước.
– Ghi lại nội dung cuộc họp: Nội dung cuộc họp cần ghi lại ai cần chú ý những vấn đề gì, việc gì cần làm phải có cơ sở, trong cuộc họp sau mọi người có thể khen ngợi và cải thiện hành động của mình.
Việc trò chuyện thường xuyên giúp cha mẹ hiểu được tâm lý và những mong muốn của trẻ dễ dàng hơn.
Trò chuyện với con nhiều hơn
Cha mẹ nên trao đổi và dành thời gian trò chuyện với trẻ để có thể hướng sự chú ý và làm cho trẻ quên đi sự căng thẳng đang hiện hữu .
Nếu cha mẹ không lắng nghe con, mà chỉ chăm chăm vào việc trẻ đã làm sai, trẻ có thể cảm thấy như bị bỏ rơi, và không được yêu thương.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tre-luon-khong-nghe-loi-va-mat-binh-tinh-me-thong-…Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/tre-luon-khong-nghe-loi-va-mat-binh-tinh-me-thong-thai-hay-lam-ngay-dieu-nay-d299257.html
Theo Hạ Mây Dịch từ: Sohu (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)