Trẻ sơ sinh bị đau bụng nguyên nhân do đâu?
Khóc là một bản năng ở trẻ sơ sinh để hướng sự chú ý của cha mẹ đến nhu cầu của mình. Thông thường, bé khóc hờn lâu nhất chỉ khoảng 3 giờ/ngày khi được 6 tuần tuổi.
Sau đó con chỉ khóc một hoặc hai giờ một ngày khi con được 3 – 4 tháng. Những khoảng thời gian còn lại con sẽ chơi ngoan và không quấy khóc nữa. Điều này hoàn toàn tự nhiên và không có gì đáng lo ngại.
Tình trạng đau bụng ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện từ 2 đến 3 tuần sau khi sinh. Và điều này sẽ tự biến mất khi bé được 3 đến 4 tháng tuổi. Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị đau bụng chiếm tới 30%; có nghĩa đau bụng ở trẻ sơ sinh là một tình trạng khá phổ biến.
Nhưng nếu bé khóc không ngừng và không thể dỗ được mà không có lý do; có thể trẻ bị đau bụng. Đau bụng ở trẻ sơ sinh không phải là một căn bệnh nguy hiểm. Nhưng nó có thể tiềm ẩn những bệnh lý mà cha mẹ không biết.
Một số bệnh lý khiến cho trẻ sơ sinh bị đau bụng
Mặc dù tình trạng đau bụng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Nhưng nó có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con. Dưới đây là một số bệnh lý khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng cha mẹ cần lưu ý nhé!
1. Trào ngược dạ dày thực quản
Trẻ nhỏ bị đau bụng có thể do bị trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit dạ dày di chuyển ngược lên thực quản; gây ra những cơn đau bụng cho trẻ sơ sinh.
2. Hệ tiêu hóa non nớt
Trẻ sơ sinh có hệ thống tiêu hóa vô cùng non nớt. Vì thế bất cứ thứ gì bé ăn vào đều sẽ nhanh chóng chuyển đến ruột ngay cả khi nó chưa được dạ dày nghiền nát hoàn toàn. Điều này, có thể dẫn đến sự hình thành khí hư gây ra nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng.
3. Dị ứng sữa mẹ khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng
Một số trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm. Đôi khi bé không hấp thụ được đường sữa hoặc bị dị ứng sữa mẹ. Do đó, khi bé bú sữa mẹ, bé có thể bị đau bụng. Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng mẹ nên lưu ý.
4. Cơ địa nhạy cảm
Nhiều người cho rằng những em bé nhạy cảm thường hay khóc để giải tỏa căng thẳng về thể chất. Và đau bụng thường diễn ra phổ biến hơn ở những em bé dễ bị căng thẳng. Bởi những tiếng động và âm thanh lạ sẽ khiến trẻ bị giật mình.
5. Nuốt phải nhiều không khí trong khi ăn
Khi ăn, bé có thể bị nuốt phải không khí gây nên tình trạng đầy hơi; đau bụng. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng dẫn đến khó chịu, quấy khóc.
6. Chế độ ăn uống và lối sống của mẹ khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng
Một số chuyên gia cho rằng, trẻ bị đau bụng cũng có thể xuất phát từ chế độ ăn uống và lối sống của người mẹ trong khi mang thai. Ví dụ, phụ nữ hút thuốc khi mang có khả năng sinh con bị đau bụng. Hoặc mẹ hút thuốc trong thời gian cho con bú cũng có thể gây đau bụng cho bé.
7. Mất cân bằng vi khuẩn lành mạnh
Những trẻ sơ sinh bị đau bụng thường có hệ vi sinh đường ruột không giống với những trẻ sơ sinh khác. Điều này có nghĩa rằng đã có sự mất cân bằng vi khuẩn lành mạnh ở trẻ sơ sinh bị đau bụng.