Trẻ sơ sinh bị đau bụng có nguy hiểm khôn? Nguyên nhân và cách chữa – HUGGIES® Việt Nam

Trẻ sơ sinh bị đau bụng không phải là hiện tượng hiếm gặp nhưng khiến không ít bố mẹ lo lắng và lúng túng trong cách xử lý. Vì sao bé bị đau bụng từng cơn, dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng là gì hay cách chữa đau bụng ở trẻ em ra sao? Cùng Huggies và bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

 

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng

Đau bụng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Các cơn đau bụng có thể nhẹ xuất hiện thoáng qua rồi tự hết hoặc có thể rất trầm trọng ảnh hưởng nặng nề đến em bé của mẹ. Vì trẻ sơ sinh chưa biết nói, khi cơn đau đến, em bé sẽ biểu hiện bằng tiếng khóc. Mẹ có thể nhận biết trẻ sơ sinh bị đau bụng bằng một số dấu hiệu gợi ý sau:

  • Cáu gắt hơn bình thường

  • Khóc nhiều bất thường

  • Gồng người, cong lưng và uốn cong đầu gối khi khóc

  • Khó ngủ, giấc ngủ bị xáo trộn

  • Bỏ bú hoặc bú kém

  • Tiêu chảy

  • Táo bón

  • Nôn ói

  • Chướng bụng

  • Tiêu đàm máu

    Nguyên nhân và cách chữa đau bụng ở trẻ

    Đau bụng là biểu hiện của rất nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến bé bị đau bụng từng cơn và cách chữa trị:

1. Đau bụng colic hay khóc dạ đề

Colic được đặc trưng bởi tình trạng khóc không ngừng ở trẻ sơ sinh. Nó xảy ra ở trẻ sơ sinh 2-3 tuần tuổi và có thể kéo dài cho đến khi trẻ được 4-5 tháng tuổi. Bé của mẹ ban ngày có khóc vậy không? Ngoài cơn khóc, bé có bình thường không? Nếu có, có nhiều khả năng bé bị khóc dạ đề hay cơn khóc co thắt ruột. Khóc dạ đề là cơn khóc hội đủ 3 con số 3:

  • Khóc dữ dội trong 3 tháng đầu sau sanh
  • Cơn khóc dai dẳng hơn 3 giờ
  • Xuất hiện hơn 3 lần trong tuần

Tham khảo: Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em ba mẹ cần lưu ý

Khóc dạ đề không làm ảnh hưởng sức khỏe của trẻ, thường khỏi dần khi bé lớn dần. Khóc dạ đề do rất nhiều nguyên nhân, ngay cả bác sĩ cũng không thể xác định nguyên nhân làm trẻ khóc, nó có thể do trẻ nuốt khí gây đầy hơi khó tiêu hoặc có thể do trẻ không dung nạp các chất có trong sữa…Tuy nhiên, để dỗ trẻ nín mẹ có thể thử các cách sau:

  • Cho trẻ bú no trước ngủ, ợ hơi tốt
  • Phòng ngủ thoáng mát, nhiệt độ lý tưởng 26 độ, không mùi ẩm mốc, khi ngủ tắt điện, giữ yên tĩnh, giữ bé luôn khô thoáng, không bị ướt tả.
  • Giữ thời gian biểu về ăn uống, ngủ, chơi đùa ban ngày nhất định để bé ít bị kích thích vào ban đêm
  • Khi trẻ khóc, xoa dịu trẻ bằng cách: ôm ấp, vỗ về, hát ru, đong đưa nhè nhẹ. Có thể cho trẻ đi dạo một vòng. Nhờ người thân trông hộ trẻ khi mệt mỏi, tránh cáu gắt.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh đầy bụng phải làm sao?

2. Táo bón

Táo bón khá thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu đây là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng thì em bé của mẹ sẽ tỏ ra khó chịu khi đi tiêu hoặc không đi đại tiện được trong ba ngày.

Nguyên nhân trẻ bị táo bón có thể do dị ứng sữa , chế độ ăn của bé thiếu chất xơ, không đủ nước hoặc do nhịn đi cầu.

Các triệu chứng: phân có thể khô và cứng. Ngoài ra, hãy để ý xem bé có đang căng thẳng để đi ị hay không. Bất kỳ sự thay đổi màu sắc nào trong phân như đỏ, đen hoặc hạt dẻ đều có thể là nguyên nhân khiến mẹ lo lắng.

Tham khảo: Bổ sung DHA cho bà bầu thế nào cho đúng?

Điều trị: Táo bón có nhiều nguyên nhân: sinh lý (chức năng) và bệnh lý. May mắn là hầu hết các trường hợp táo bón là do chức năng: phân quá đặc, thiếu nước.

Trước hết, nếu bé bú sữa công thức, mẹ cần xem lại sữa công thức có phù hợp không, lượng nước pha đủ chưa. Có thể đổi sữa khác nếu đã làm đầy đủ mà tình trạng đi tiêu không cải thiện. Nếu bé bú mẹ, mẹ cần uống thêm nhiều nước, ăn nhiều rau, trái cây để nhuận trường, sẽ giúp bé tiêu bớt bón.

Nếu quá 2 ngày bé vẫn chưa đi tiêu mẹ có thể bơm hậu môn bằng rectiofar cho bé và uống thêm các thuốc nhuận trường làm mềm phân như: duphalac, sorbitol. Massage bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ, dùng tăm bông kích thích rìa hậu môn mỗi ngày cũng kích thích bé đi tiêu.

Nếu sau các biện pháp trên mà tình trạng bón không cải thiện, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra các bệnh lý như: bệnh Hirschsprung, đại tràng dài nhé!

Tham khảo: Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua?

3. Trào ngược dạ dày thực quản

Đây là tình trạng cơ vòng thực quản dưới không đủ trương lực để giữ sữa trong dạ dày dẫn đến bé dễ trào sữa từ dạ dày ra ngoài. Tình trạng này gây ra các triệu chứng như: nôn ói, vặn mình, quấy khóc, khò khè, ho kéo dài thậm chí tím tái từng cơn, ngưng thở, bỏng thanh môn… Tuy nhiên, khi bé biết đi tình trạng này sẽ cải thiện hoặc hết. Trong giai đoạn này, để hạn chế bớt tình trạng này, mẹ cần:

  • Đừng để bé bú quá no, mẹ có thể cho bé bú lượng ít lại nhưng bú nhiều lần
  • Sau bú cho bé ợ sữa tốt
  • Luôn luôn cho bé nằm đầu cao, hãy kê vai và đầu lên khoảng 30 độ

Tham khảo: Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng mà mẹ cần biết

Các biện pháp trên đa số sẽ giúp bé bớt ọc mà không cần dùng thuốc. Nếu không cải thiện, mẹ cần đem bé đến bệnh viện để kiểm tra nhé!

4. Tiêu chảy

Tiêu chảy dẫn đến phân có nước. Nó có thể gây mất nước ở trẻ sơ sinh .

Nguyên nhân

Nó thường được gây ra do tiếp xúc với một loại vi rút được gọi là vi rút rota. Các chủng vi khuẩn như campylobacter, salmonella, escherichia coli cũng có thể gây tiêu chảy. Một nguyên nhân phổ biến khác là thực phẩm bị ô nhiễm và ký sinh trùng.

Tham khảo: Cách cai sữa cho bé

Các triệu chứng

Tiêu phân lỏng có hoặc không kèm đàm máu, đau quặn bụng gây quấy khóc, nôn ói, chướng bụng hoặc sốt .

Điều trị: tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước, nên việc bù nước rất quan trọng. Mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ và dùng thêm các thuốc hỗ trợ tiêu chảy như nước biển khô, men tiêu hóa, kẽm theo toa bác sĩ. Các bé sơ sinh bị tiêu chảy đều cần khám bác sĩ vì nguy cơ biến chứng cao.

Tham khảo: Chảy máu cam ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

5. Lồng ruột

Đây là một tình trạng hiếm gặp gây đau bụng ở trẻ nhỏ và có thể xảy ra khi trẻ được khoảng 8-14 tháng. Lồng ruột xảy ra khi một phần của ruột trượt sang phần khác gây tắc nghẽn và đau đớn. Đây là 1 cấp cứu ngoại khoa cần can thiệp ngay.

Nguyên nhân

Nguyên nhân của tình trạng này ở trẻ sơ sinh không được biết rõ ràng, trong khi ở người lớn, điều này có thể được gây ra do một khối u.

Các triệu chứng: Em bé của mẹ có thể co chân về phía dạ dày, thường xuyên nôn mửa và đi ngoài ra phân sẫm màu, có nhầy máu.

Điều trị: Cần đi khám ngay, các bác sĩ sẽ thăm khám, cho bé siêu âm bụng để chẩn đoán xác định. Tùy theo tình trạng sẽ điều trị tháo lồng bằng hơi hoặc phẫu thuật tháo lồng.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn có đáng lo không?

6. Không dung nạp lactose tạm thời

Tình trạng không dung nạp này xảy ra khi cơ thể không sản xuất enzym lactase có tác dụng phân hủy đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác.

Nguyên nhân

Tình trạng này xảy ra ở trẻ sơ sinh mắc bệnh đường tiêu hóa như viêm dạ dày ruột và tiêu chảy. Những căn bệnh này có thể làm hỏng lớp niêm mạc của ruột non, gây khó khăn cho việc tiêu hóa đường lactose.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị đau bụng: nguyên nhân và cách chữa

Các triệu chứng

Một số triệu chứng thường gặp là tiêu chảy, đau quặn bụng, chướng bụng, đầy hơi, tiêu phân chua, loét hậu môn.

Điều trị

Đổi sang loại sữa không chứa lactose tạm thời cho đến khi tình trạng ruột hồi phục.

7. Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa hiếm khi xảy ra ở trẻ sơ sinh. Ruột thừa là một phần phụ ở góc dưới bên phải của khoang bụng; khi bị tắc, nó sẽ sưng lên và khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng.

Nguyên nhân

Tình trạng viêm xảy ra khi vi khuẩn bị mắc kẹt trong ruột thừa bởi phân cứng hoặc một nút nhộng lớn chèn ép và chặn lỗ thông. Điều này gây ra sưng tấy, do đó, làm tăng áp lực và gây ra đau nhói.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị táo bón

Các triệu chứng

Con sẽ khóc không ngừng vì đau. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, nôn mửa và đôi khi tiêu chảy.

Điều trị:

Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là giải pháp duy nhất, để ngăn ruột thừa bị vỡ. Không cần phải lo lắng vì đây là tình trạng phổ biến của nhiều người.

8. Thoát vị thành bụng

Đây là tình trạng xảy ra khi ruột non hoặc ruột già trượt ra khỏi khoang bụng gây khó chịu và tắc nghẽn ruột. Có thể có hai loại thoát vị, đó là thoát vị bẹn và thoát vị rốn. Khi ruột trượt vào ống bẹn và gây sưng tấy quanh bẹn thì được gọi là thoát vị bẹn. Thoát vị rốn xảy ra khi ruột trượt ra khỏi thành bụng bị tổn thương phía sau rốn.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ: nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên nhân

Cơ bụng yếu là yếu tố chính dẫn đến thoát vị. Ở trẻ em trai, nó xảy ra nếu ống bẹn không được đóng đúng cách và một phần của ruột di chuyển vào ống bẹn.

Các triệu chứng

Thoát vị có đặc điểm là bụng căng tròn, nôn mửa, đau và sốt nếu ruột bị tắc nghẽn.

Điều trị

Cần phải can thiệp phẫu thuật cấp cứu nếu có hiện tượng tắt ruột, nghẹt ruột gây hoại tử ruột. Nếu thoát vị không tắc nghẽn, trẻ sẽ được lên lịch chương trình để phẫu thuật phục hồi thành bụng.

Tham khảo: Tiêu chảy cấp ở trẻ: 6 nguyên nhân và cách chăm sóc

9. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh có dị tật đường tiểu đi kèm. Nó gây ra những cơn đau ở vùng bụng dưới.

Nguyên nhân

Nhiễm trùng thường xảy ra khi vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong bàng quang hoặc niệu đạo. Hay gặp ở trẻ có dò vùng niệu sinh dục, hậu môn.

Các triệu chứng

Sốt, khóc khi đi tiểu (cho thấy đau) và nước tiểu có mùi lạ là một số triệu chứng.

Điều trị

Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng này. Đánh giá dị tật vùng niệu dinh dục đi kèm để phẫu thuật sữa chữa.

Tham khảo: Mẹo chữa trẻ chậm nói tại nhà

Cách chữa đau bụng ở trẻ em

Mẹ có thể dung một số phương pháp sau để làm dịu cơn đau cho trẻ:

  • Mát-xa bụng cho trẻ bằng cách nhẹ nhàng xoa bụng trẻ theo chuyển động tròn để giảm cơn đau bụng

    ở trẻ nhỏ.

  • Tắm nước ấm có thể giúp bé thư giãn và xoa dịu cơn đau bụng.

  • Nhớ cho trẻ ợ hơi sau mỗi cữ bú để ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày và đau bụng.

  • Di chuyển chân của bé theo chuyển động đạp xe để giúp bé bớt chướng bụng

Tham khảo: Cách dùng men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh bị đau bụng

Khi nào nên đưa bé đến gặp bác sĩ

Đau bụng ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân nhưng đa số là lành tính. Hầu hết các cơn đau này có thể được điều trị tại nhà hoặc tự khỏi sau một thời gian. Mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ trong trường hợp:

  • Đau bụng làm trẻ bỏ bú, sụt cân

  • Chướng bụng

  • Nôn ói nhiều

  • Tiêu đàm máu

  • Sốt

  • Khối thoát vị tím, đỏ, đau

Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Ngoài ra, nếu mẹ muốn tìm kiếm những thông tin khác thì hãy xem qua chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

Mẹ cũng đừng quên trang bị cho bé Tã sơ sinh Huggies® với thiết kế Bọc Kén Con Tằm độc đáo, cùng chất liệu mềm mại giúp nâng niu bảo vệ da bé từ ngày đầu chào đời.

Rate this post

Viết một bình luận