Trẻ sơ sinh bị hăm cổ – nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Bé bị hăm ở cổ là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những bé bụ bẫm. Tuy đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó có thể khiến cho con cảm thấy đay rát, khó chịu và khiến cho nhiều phụ huynh nóng ruột vì thương con. Vậy nguyên nhân dẫn tới trẻ sơ sinh bị hăm cổ và cách trị hăm cổ cho bé tại nhà như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau của Tinsuckhoe.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ

Nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ là do tình trạng mồ hôi bị ứ đọng hoặc do mẹ vệ sinh, chăm sóc không đúng cách. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến bé bị hăm da vùng cổ mà mẹ cần chú ý:

  • Do vi khuẩn, nấm: vùng da cổ thường có nhiều nếp gấp, vào mùa hè oi nóng thường đổ nhiều mồ hôi mà khả năng thoát lại kém. Bên cạnh đó, trong quá trình ăn uống, sữa và các loại thức ăn dễ rơi vãi xuống cổ. Nếu mẹ không vệ sinh kỹ thì đây là môi trường lý tưởng cho nấm và vi khuẩn phát triển gây ra bệnh hăm da.
  • Do thời tiết nóng: Vào những ngày nắng nóng, oi bức khiển cho trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn để giúp giảm nhiệt cho cơ thể. Ngoài ra, vùng da này có nhiều nếp gấp nếu mẹ không vệ sinh một cách thường xuyên cho con dẫn tới bé bị hăm ở cổ.
  • Do cọ xát: Do bạn mặc cho con quần áo quá chật, chất thô ráp không thấm hút mồ hôi, gây ra hiện tượng cọ xát vào cổ, làm mẩn đỏ da dẫn tới bé bị hăm.
  • Do dị ứng với các chất hóa học: làn da của trẻ sơ sinh còn non và vô cùng mỏng manh nên rất dễ bị kích ứng với những thành phần hóa học hoặc các chất tẩy rửa mạnh có trong: sữa tắm, nước xả vải, nước giặt quần áo,…
  • Do vệ sinh kém: Do mẹ không vệ sinh vùng da cổ của con một cách thường xuyên hoặc vệ sinh không sạch dẫn tới bé bị hăm da.
  • Do mẹ lạm dụng phấn rôm: việc lạm dụng phấn rôm có thể khiến cho da của con bị bít tắc lỗ chân lông và dẫn tới tình trạng hăm da cho bé.

2. Triệu chứng khi bé bị hăm cô

Với các bé sơ sinh cơ thể còn yếu nên cha mẹ nên quan sát kỹ để phát hiện ra các dấu hiệu bé bị hăm ở cổ một cách sớm nhất để còn biện pháp điều trị cho kịp thời. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi bé bị hăm ở vùng da cổ:

  • Khi bé bị hăm cổ thường xuất hiện những mảng da theo đường ngấn của cổ.
  • Vùng da ở cổ ửng đỏ và xuất hiện những mụn nước li ti trên bề mặt da.
  • Nếu mẹ không có biện pháp chữa trị kịp thời khiến cho các vết đỏ lan rộng ra, mụn nước sẽ có mù ở đầu, khi vỡ có thể gây ra loét hoặc viêm nhiễm.
  • Khi bé bị hăm ở cổ thường có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu đau rát vùng da cổ, thường xuyên quấy khóc mỗi khi vệ sinh, thay quần áo cho con.

3. Trẻ sơ sinh bị hăm cổ có nguy hiểm không?

Da của trẻ sơ sinh còn non và mỏng nên chỉ cần một tác động nhỏ từ bên ngoài cũng khiến cho da của con bị hăm. Căn bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng nó lại ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như: khiến cho con khó chịu, có cảm giác ngứa, đau rát, ngủ không ngon giấc,… Nếu mẹ không có biện pháp chữa trị kịp thời có thể dẫn tới con bị viêm loét da, nhiễm trùng hoặc viêm da cơ địa.

4. Cách chữa hăm cổ hiệu quả cho con tại nhà

4.1. Sử dụng các loại lá tắm trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh

Sử dụng các loại lá tắm trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng bởi nó vừa an toàn cho làn da non nớt của trẻ sơ sinh, lại vừa mang lại hiệu quả cao. Một số loại lá tắm cho bé có thể trị hăm cổ như: lá trầu không, lá chè xanh, lá ổi non, mướp đắng,… Các loại lá này đều có chứa chất kháng khuẩn nên có tác dụng làm mát da, giảm mẩn ngứa, chống viêm nhiễm.

Lá chè xanh:

Trong lá chè xanh có chứa hàm lượng chất lysozyme cao nên có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch da, tiêu diệt được vi khuẩn và nấm một cách hiệu quả. Ngoài ra, trong lá chè xanh còn có chứa chất oxy hóa polyphenol nên có công dụng làm lành các vết thương rất là hiệu quả. Chính nhờ những lý do trên, đây là nguyên liệu trị hăm ở cổ cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ áp dụng.

Cách thực hiện:

  • Mẹ chuẩn bị một nắm lá chè xanh, đem rửa sạch để loại bỏ hết vi khuẩn và bụi bẩn. Sau đó, bạn ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút thì vớt ra cho ráo nước.
  • Lấy lá chè xanh đun với 1 lít nước, đun sôi vặn nhỏ lửa tầm 5 – 10 phút để các chất trong lá chè ngấm ra hết thì tắt bếp.
  • Để nước nguội bớt, chắc nước cốt đổ ra chậu.
  • Dùng khăn xô mềm thấm nước cốt chè xanh, lau lên vùng da cổ bị hăm cho con.

Xem thêm: Nên hay không tắm lá chè xanh cho trẻ.

Lá trầu không: trong lá trầu không có chứa nhiều dược tính nên có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm đau, giảm sưng nhanh nên có thể trị hăm da rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 5 – 7 lá trầu không, mẹ nên chọn lá không quá già hoặc quá non, không bị dập nát. Rửa sạch để loại bỏ hết vi khuẩn và bụi bẩn. Sau đó, ngâm với nước muối pha loãng tầm 10 phút thì vớt ra cho khô nước.
  • Lấy lá trầu không đun với 1 lít nước. Đun sôi, vặn nhỏ lửa đun tiếp tầm 3 – 5 phút thì tắt bếp.
  • Đợi cho nước nguội, chắc lấy nước cốt đổ ra chậu.
  • Dùng khăn xô mềm thấm nước trầu không bôi nên vùng da bị hăm ở cổ cho con. Mẹ thực hiện liên tiếp trong vòng 4 ngày chắc chắn tình trạng hăm da của con sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Là Khế:

Theo Đông y thì lá khế được xếp vào danh sách các loại lá thảo dược tự nhiên lành tính, chúng có tính lạnh, vị chát, có tác dụng trong việc giải độc, sát khuẩn tiêu viêm, giảm ngứa nên có thể chữa hiệu quả các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ do hăm gây ra.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị một nắm lá khế, rửa sạch để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn. mẹ không nên rửa mạnh tay quá sẽ làm mất hết các tinh dầu có trong lá.
  • Cho lá khế vào trong chậu nước muối pha loãng và ngâm khoảng 10 phút thì vớt ra.
  • Cho lá khế với 1 lít nước, đun sôi tầm 7 – 10 phút thì tắt bếp.
  • Đợi nước nguội thêm một chút, chắc hết nước cốt ra một cái chậu.
  • Dùng khăn mềm thấm nước lá khế lau lên vùng da bị hăm ở cổ cho con.
  • Mẹ nên thực hiện 1 lần/ ngày cho con và làm liên tục trong vòng 4 – 6 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Một số lưu ý khi sử dụng những loại lá trên để trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh:

  • Các loại lá dùng để đun nước trị hăm cổ cho bé phải đảm bảo sạch, không chứa chất trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật.
  • Trước khi dùng nước lá trên để trị hăm cổ, mẹ nên lấy một ít nước thấm nên vùng da khác. Đợi từ 1 -2 tiếng nếu không có hiện tượng kích ứng thì khi đó mẹ hãy lau cổ cho bé.
  • Trong quá trình lau mẹ nên thực hiện một cách nhẹ nhàng, không kỳ mạnh khiến cho bé có cảm giác đau hoặc có thể gây xước da.
  • Mẹ không nên đun nước lá quá đặc để dùng cho con vì nước lá đặc sẽ có các bột lá khi lau bám vào da gây lên bít tắc lỗ chân lông. Khiến cho tình trạng hăm càng trở lên trầm trọng hơn.
  • Mẹ không nên sử dụng các loại lá trên trong trường hợp vết hăm cổ của con bị viêm nhiễm, vỡ mủ.

4.2. Sử dụng kem bôi hăm cho bé

Sử dụng kem bôi hăm cho bé là một trong những biện pháp đơn giản và phổ biến để cải thiện tình trạng hăm da cho con. Đây là phương pháp được nhiều bậc phụ huynh tin dùng vì nó có thể bảo vệ con một cách toàn diện, vừa cải thiện được hăm da ở cổ, vừa có thể ngăn chặn được bệnh hăm da tái phát.

Hiện  nay trên thị trường có rất nhiều loại kem trị hăm chuyên dùng được bán nhiều ở các cửa hàng thuốc hoặc các cửa hàng chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ nên chọn các loại kem có chiết xuất từ tự nhiên, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được mua ở những cửa hàng uy tin để dùng cho con.

Cách sử dụng kem chống hăm rất đơn giản, mẹ chỉ cần vệ sinh vùng cổ của con sạch sẽ bằng nước ấm hoặc nước chuyên dùng. Sau đó, dùng khăn khô mềm lau khô rồi bôi một lớp kem mỏng nên là được.

4.3. Trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh bằng cách vệ sinh thân thể cho con thường xuyên

Ngoài những biện pháp trên thì vệ sinh thân thể cho con một cách thường xuyên là một phương pháp trị hăm cho con vô cùng hiệu quả. Để loại bỏ các vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác không có cơ hội phát triển ở vùng cổ. Dưới đây là các bước vệ sinh đơn giản làm sạch vùng cổ cho bé và làm lành các vết hăm da hiệu quả:

  • Lau rửa vùng da cổ cho con 2 lần/ngày với nước ấm. Khi lau rửa cho con, mẹ nên dùng khăn xô mềm, thực hiện một cách nhẹ nhàng không chà xát mạnh khiến con bị đau hoặc làm cho các mụn nước bị vỡ. Sau khi, lau rửa sạch sẽ mẹ nên dùng một khăn khô để thấm, đảm bảo vùng da của con lúc này khô ráo.
  • Khi tắm cho con, mẹ nên dùng loại sữa tắm có chiết xuất từ tự nhiên, thành phần dịu nhẹ, có độ PH cân bằng để làm sạch mồ hôi, cũng như các vi khuẩn bám trên bề mặt da của bé.
  • Sau khi vệ sinh xong, mẹ nên bôi một lớp kem chống hăm mỏng cho trẻ sơ sinh. Bạn chỉ cần bôi một lớp kem mỏng để giúp làn da của bé thẩm thấu nhanh. Việc bôi kem chống hăm sẽ tạo thành một lớp bảo vệ vùng da của con khỏi viêm nhiễm, thúc đẩy các vết hăm da nhanh lành và tránh được nguy cơ tái phát.

5. Cách phòng chống hăm cổ cho trẻ sơ sinh

Làn da của trẻ sơ sinh mỏng gấp 5 lần so với người lớn. Các cơ chế bảo vệ da còn non yếu và không có khả năng chống lại vi khuẩn. Vì vậy, để phòng tránh trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ rất đơn giản, mẹ chỉ cần thực hiện một số điều sau:

  • Không để vùng da cổ của con có quá nhiều mồ hôi. Nếu vào mùa hè nắng nóng cứ 1 – 2 tiếng, mẹ nên lau cổ cho con một lần với nước ấm hoặc sau khi bé uống sữa hoặc ăn uống xong.
  • Nên sử dụng các loại kem chống hăm để tạo lớp màng bảo vệ cho da của bé.
  • mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều hoa quả mát để sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho con.
  • Mẹ nên để ý đến vùng da cổ để phát hiện kịp thời, ngăn chặn tình trạng hăm da cho con.
  • Mẹ nên mặc những bộ quần áo rộng rãi, chất cotton thấm hút mồ hôi, sử dụng quạt và điều hòa phù hợp trong những ngày thời tiết nóng vì mồ hôi chính là nguyên nhân gây ra bệnh hăm da cho bé.
  • Mẹ nên vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ của con một cách thường xuyên để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn. Giúp không khí trong nhà luôn trong lành và sạch sẽ.
  • Mẹ nên chọn loại nước giặt chuyên dùng cho trẻ sơ sinh để không gây kích ứng da.
  • Không nên sử dụng phấn rôm để phòng ngừa hăm da cho trẻ sơ sinh vì phấn rôm không có tác dụng chống hăm mà còn gây bít tắc lỗ chân lông, khiến da của bé dễ bị viêm nhiễm.

Hi vọng qua bài viết của Tinsuckho cung cấp cho mẹ nhiều thông tin hữu ích như nguyên nhân dẫn tới hăm da ở cổ và cách chữa hăm da hiệu quả tại nhà. Chúc các mẹ thành công!

Xem thêm: Bé bị hăm nách do đâu, chữa thế nào?

Rate this post

Viết một bình luận