Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt sưng to phải làm sao, cần bôi gì? – MarryBaby

  • Nhiệt độ cơ thể cao hơn: Trẻ sơ sinh thường có thân nhiệt cao hơn người lớn nên đây cũng là nguyên nhân chính khiến muỗi tìm đến nhiều hơn.

  • Đổ mồ hôi: trẻ hay đổ mồ hôi trộm, từ đó tạo nên mùi đặc trưng dễ thu hút muỗi hơn.

  • Dầu gội và xà phòng thơm: việc sử dụng xà phòng hay dầu gội có mùi thơm là con dao hai lưỡi khiến trẻ dễ bị muỗi đốt.

  • Không mắc màn khi ngủ: cha mẹ sơ xuất không mắc màn khi ngủ sẽ tạo điều kiện cho muỗi dễ xâm nhập và đốt bé vào ban đêm.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị muỗi đốt

Dấu hiệu cơ bản dễ nhận biết trẻ sơ sinh bị muỗi đốt nhất là xuất hiện các vết sưng đầy tròn, có màu hồng hoặc đỏ xung quanh.

Trẻ bị ngứa ngáy và khó chịu nên phải gãi nhiều, nhưng trường hợp bé không thể ngủ được vì ngứa thì bố mẹ cần phải tìm ngay giải pháp để tránh trường hợp bé bị nhiễm khuẩn do vết cắn bị chảy máu và nhiễm trùng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị muỗi đốt

3. Nguy cơ khi trẻ sơ sinh bị muỗi đốt

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt có sao không? Vết muỗi đốt có thể gây ra nhiều phản ứng khác nhau, đặc biệt trẻ sơ sinh bị muỗi đốt thường có vài nguy cơ như sau:

Hình thành sẹo và nhiễm trùng

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt thường có nốt đỏ kéo dài vài ngày. Nhưng cũng có thể nghiêm trọng hơn là phần da bị tổn thương phồng rộp, nhiễm trùng da và hình thành sẹo do trẻ gãi nhiều.

Bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết hay còn gọi là sốt phát ban, chân của trẻ sẽ có dấu hiệu nổi các đốm đỏ nhỏ li ti. Cùng với đó là các triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng như nôn mửa, viêm họng, thở khò khè.

Bệnh sốt xuất huyết chỉ xuất hiện khi bé bị muỗi đốt thường xuyên với tần suất nhiều lần trong ngày.

Hội chứng Skeeter

Hội chứng Skeeter hay còn gọi là dị ứng cục bộ khi bị muỗi đốt. Phản ứng này được gây ra bởi polypeptide gây dị ứng trong nước bọt của muỗi và không bị lây nhiễm. Tình trạng có thể khác nhau giữa các cá nhân dựa trên kích thước phản ứng và mức độ nghiêm trọng.

Rate this post

Viết một bình luận