Trẻ sơ sinh bị nấc cụt sau khi bú – Mẹ nên làm gì?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt sau khi bú. Nấc cụt tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhưng sẽ khiến trẻ khó chịu. Cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc sau khi bú và phương pháp hạn chế tình trạng này qua các thông tin dưới đây.

Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh nấc cụt 

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt sau khi bú là tình trạng thường gặp. Khi cơ hoành và cơ liên sườn co thắt không tự chủ và co thắt ngắt quãng sẽ gây ra sự đóng đột ngột của thanh môn. Các cơn này bị ngắt quãng liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần sinh ra hiện tượng nấc cụt.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt sau khi bú là tình trạng thường gặp

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt sau khi bú mà bố mẹ cần lưu ý.

Trẻ bú sữa quá no

Trẻ sơ sinh bú quá no khiến sữa không kịp tiêu hóa mà bị ngưng tụ lại. Bên cạnh đó, dạ dày bị suy yếu chức năng, khí cơ tăng giảm thất thường, làm trào ngược khí. Từ đó khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc sau khi bú.

Tình trạng trào ngược dạ dày

Khi xuất hiện nấc có thể do axit trong dạ dày đang đi ngược vào thực quản, tác động và làm rung cơ hoành dẫn đến nấc cụt. Đây là nguyên nhân phổ biến vì cơ vòng thực quản dưới của trẻ chưa hoàn thiện.

Trẻ nuốt quá nhiều khí vào bụng

Nhiều trẻ sơ sinh bú bình hoàn toàn hoặc trẻ vừa bú bình song song với bú mẹ. Nếu núm vú quá lớn hoặc quá bé không vừa miệng trẻ, mẹ cho bú bình sai cách, sữa chảy quá nhanh hoặc quá chậm làm trẻ nuốt nhiều không khí vào dạ dày có thể khiến trẻ nấc cụt.

Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột

Thời tiết lạnh đột ngột mà trẻ lại không được giữ ấm đúng cách có thể khiến cho không khí lạnh đi vào phổi. Từ đó có thể làm cơ hoành của trẻ co lại, việc này cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nấc sau khi bú.

Trẻ mắc bệnh hen suyễn

Nếu trẻ bị hen, các ống phế quản phổi sẽ bị viêm làm hạn chế luồng không khí vào phổi. Khiến trẻ thở khò khè dẫn đến cơ hoành bị co thắt dẫn đến tình trạng nấc cụt.

Trẻ hít phải khói bụi, khí ô nhiễm

Ở giai đoạn sơ sinh, hệ hô hấp của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh. Chính vì vậy nếu hít phải khí ô nhiễm, mùi khói,… trẻ có thể bị ho nhiều từ đó gây tổn thương cơ hoành và gây nấc cụt.

Trẻ sơ sinh hay bị nấc sau khi bú phải làm sao?

Nhiều bố mẹ lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh bị nấc cụt sau khi bú. Dưới đây là một số phương pháp hạn chế tình trạng này mà bố mẹ có thể tham khảo.

Cách hạn chế tình trạng trẻ nấc sau khi bú

  • Điều chỉnh thời gian và lượng cho ăn:

    Việc cho trẻ bú quá no hoặc bú quá nhanh có thể dẫn đến nấc cụt. Mẹ cần chú ý đến việc ăn uống của trẻ để tránh tình trạng trẻ bị trào ngược dạ dày, không nên để trẻ quá đói hoặc quá no.

  • Cho trẻ ợ hơi tốt:

    Nấc cụt có thể được kích hoạt bởi các bong bóng khí thừa bị mắc kẹt trong khi trẻ đang ăn. Ợ hơi giúp làm sạch bọt khí từ đó ngăn ngừa nấc cụt.

  • Kiểm tra bình sữa của trẻ:

    Bình sữa của trẻ có thể là thủ phạm khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt sau khi bú. Một số bình sữa có thiết kế khiến không khí vào nhiều hơn khi trẻ bú. Với trường hợp này mẹ nên đổi loại bình và núm vú khác.

  • Điều chỉnh nhiệt độ:

    Mẹ cần giữ cho nhiệt độ trong phòng ổn định, thoáng đãng, không thay đổi đột ngột. Vào mùa đông nên đóng bớt các cửa sổ, cửa chính, giữ ấm cho trẻ; vào mùa hè không nên để quạt gió hay điều hòa thổi trực tiếp vào người trẻ. 

  • Thay đổi tư thế bú:

    Một số trẻ bị nấc do tư thế bú không đúng cách khiến không khí tràn vào nhiều. Do đó, mẹ cần điều chỉnh tư thế bú cho trẻ sao cho trẻ có thể dễ dàng bú mà hạn chế tình trạng không khí vào.

Một số trẻ bị nấc do tư thế bú không đúng cách khiến không khí tràn vào nhiều

Cách để giúp trẻ thoát khỏi cơn nấc sau bú

Tình trạng nấc cụt sau bú khiến trẻ khó chịu, thậm chí nôn trớ nếu ăn quá no. Do đó, khi thấy trẻ bị nấc, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này:

  • Cho trẻ bú tiếp một chút hoặc ngậm núm vú giả:

    Trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú là điều khiến nhiều mẹ thắc mắc. Thực tế bú lại là cách khiến trẻ nhanh hết nấc hiệu quả. Nếu trẻ quá no, mẹ chỉ nên cho bú thêm một chút hoặc cho ngậm núm vú giả. Động tác mút giúp làm giảm co thắt cơ hoành.

  • Dùng tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi của trẻ:

    Mẹ có thể dùng hai ngón tay bịt hai bên lỗ tai của trẻ trong khoảng nửa phút. Tiếp theo, mẹ dùng tay bịt miệng và khép hai cánh mũi của trẻ chỉ khoảng 2 giây. Lặp lại động tác từ 10 – 15 lần giúp trẻ không còn nấc cụt nữa.

  • Vỗ nhẹ lưng hoặc vai của trẻ:

    Mẹ để trẻ nằm hoặc bế dựa người, sau đó chụm tay vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp trẻ ợ hơi. Khi trẻ ợ hơi được thì những cơn nấc cụt sẽ biến mất. Trường hợp trẻ vừa bú vừa nấc thì mẹ nên tạm ngừng bú để giúp trẻ ợ hơi.

  • Cho trẻ ăn một chút đường:

    Với những trẻ đang trong tuổi ăn dặm thì mẹ có thể cho một chút đường vào miệng trẻ. Điều này giúp cơ hành giảm kích thích từ đó trẻ hết nấc nhanh chóng.

  • Để trẻ ngồi thẳng sau khi bú:

    Sau khi cho trẻ bú xong bạn đừng đặt trẻ nằm mà hãy giữ người trẻ thẳng đứng khoảng 15 phút sau khi cho bú như vậy cơ hoành của trẻ được thư giãn và giảm khả năng nấc cụt.

  • Làm trẻ phân tâm:

    Khi trẻ bị nấc cụt bạn hãy chơi với trẻ để trẻ phân tâm khi đó những cơn nấc cụt sẽ được giải quyết nhanh chóng.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt sau khi bú là hiện tượng sinh lý bình thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ nhỏ và thường tự hết sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên nấc cụt gây khó chịu, làm trẻ quấy khóc và có thể bị nôn trớ. Hy vọng thông tin bài viết đã giúp cha mẹ hiểu hơn về nấc cụt và có thể hạn chế hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh.

Rate this post

Viết một bình luận