Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng mẹ nên làm gì?

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng là vấn đề khiến nhiều mẹ lo lắng, mặc dù không gây nguy hiểm nhưng lại khiến bé rất khó chịu, đau đớn, thậm chí quấy khóc, mệt mỏi do không thể ăn uống được. Vậy mẹ cần làm gì để khắc phục tốt nhất tình trạng này cho con? Tham khảo ngay thông tin trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng

Khi bị nhiệt miệng niêm mạc ở má, nướu và lưỡi của bé sẽ rất khó chịu và đau rát, điều này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân phổ biến sau đây:

  • Với những trẻ sơ sinh đã bước sang giai đoạn ăn dặm, trẻ bị nhiệt miệng có thể do ăn phải thức ăn quá nóng dẫn đến niêm mạc bị bỏng, gây lở loét

  • Trong khi nhai, nuốt thức ăn cứng bé cắn nhầm niêm mạc trong má hoặc lưỡi

  • Mẹ vệ sinh răng miệng cho bé không đúng cách và an toàn

  • Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng do thiếu một số dưỡng chất quan trọng như sắt, kẽm, các vitamin nhóm B

  • Ngoài ra, nếu trẻ mắc các bệnh như tai mũi họng, chân tay miệng, thủy đậu,… cũng có thể bị nhiệt miệng, gây lở loét vùng miệng.

Những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng mẹ cần nắm rõ

Để biết được khi nào con bị nhiệt miệng, mẹ cần theo dõi các dấu hiệu, biểu hiện ở trẻ khi quan sát bé ăn. Nếu thấy trong khoang miệng của bé có một số vết loét, lưỡi hoặc nướu của trẻ xuất hiện các đốm trắng nhỏ rồi lớn dần lên thì rất có thể con đã bị nhiệt miệng.

Dưới đây là một số dấu hiệu cụ thể khi bé bị nhiệt miệng:

  • Khi nhai, nuốt thức ăn bé cảm thấy đau rát, khó chịu và quấy khóc

  • Trẻ chảy nhiều nước dãi hơn và có biểu hiện chán ăn, bỏ bữa

  • Nếu bị viêm loét miệng nặng, trẻ có thể bị sốt, nổi hạch, cơ thể mệt mỏi

  • Lợi của trẻ có biểu hiện bị sưng, có thể chảy máu

Trẻ sơ sinh bị nhiệtTrẻ sơ sinh bị nhiệt

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng tại nhà

Mặc dù bệnh nhiệt miệng không gây nguy hiểm nhưng mẹ cũng cần theo dõi và có giải pháp khắc phục, xử lý kịp thời cho con để tránh bé bị đau, mệt mỏi, chán ăn, nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con.

Để đảm bảo an toàn nhất, khi phát hiện bé bị nhiệt miệng mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên môn thăm khám và hỗ trợ điều trị tốt nhất. Ngoài ra, khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị nhiệt tại nhà, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cho bé ăn thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ nhai và nuốt

  • Uống nhiều nước lọc hoặc tăng cường bú sữa mẹ để giảm cảm giác sưng đau vùng miệng. Mẹ cũng có thể cho bé sử dụng các loại nước trái cây và rau củ (như nước cà chua ép, nước khế chua, nước củ cải,…) chứa nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn.

  • Bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của trẻ nhiều thịt gia cầm, đặc biệt là thịt vịt vì đây là loại thực phẩm có tính mát, giải nhiệt nhưng vẫn cung cấp đầy đủ chất đạm và dinh dưỡng cần thiết cho bé.

  • Tuyệt đối không cho trẻ ăn các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu nỡ, chất béo hoặc đường khiến các vết loét ở miệng ngày càng lan rộng hơn

  • Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên môn

Một số biện pháp phòng tránh khi trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng

Để giúp con có một sức khỏe ổn định, lành mạnh nhất mẹ nên thiết lập thói quen sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý, khoa học cho bé. Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ và tăng cường các hoạt động vui chơi bổ ích cho con.

Ngoài ra, trong chế độ dinh dưỡng của bé nên bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết như tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm tươi ngon theo mùa, bổ sung thêm nhiều loại có tính mát, giải nhiệt vào mùa hè để cho bé sử dụng.

Thực hiện vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé là việc làm rất cần thiết và quan trọng để phòng tránh được bệnh nhiệt miệng cho trẻ. Vì vậy, mẹ hãy hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách, có thể súc miệng bằng nước muối loãng để làm sạch khoang miệng và họng. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên cho trẻ chơi với các đồ vật sắc nhọn hoặc cho tay vào miệng gây mất vệ sinh.

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng cần được theo dõi và chăm sóc cẩn thận để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé, trong bất kỳ trường hợp nào mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám và tham khảo lời khuyên, tư vấn từ bác sĩ chuyên môn để có giải pháp khắc phục an toàn nhất.

Rate this post

Viết một bình luận