Trẻ thiếu máu uống thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh – Bác sĩ Nhi – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Thiếu máu sẽ dẫn đến thiếu oxy cho cơ thể, gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tính mạng của trẻ nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, “trẻ thiếu máu uống thuốc gì” là thắc mắc mà nhiều bậc cha mẹ cần lời giải đáp.

1. Thiếu máu ở trẻ em là gì?

Thiếu máu là vấn đề hay xảy ra đối với trẻ em. Một đứa trẻ thiếu máu không có đủ hồng cầu hoặc huyết sắc tố. Hemoglobin là một loại protein cho phép các tế bào hồng cầu mang oxy đến các tế bào khác trong cơ thể.

Có các loại thiếu máu sau đây:

  • Thiếu máu do thiếu sắt: Không có đủ sắt trong máu. Sắt cần thiết để hình thành hemoglobin.
  • Thiếu máu nguyên bào khổng lồ: Đây là khi các tế bào hồng cầu quá lớn do thiếu axit folic hoặc vitamin B12. Một loại thiếu máu nguyên bào khổng lồ là thiếu máu ác tính. Ở loại này, có vấn đề trong việc hấp thụ vitamin B12 để tạo ra các tế bào hồng cầu.
  • Thiếu máu tan máu: Khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy sẽ dẫn đến việc trẻ thiếu máu tan máu. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc một số loại thuốc.
  • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm: Đây là một loại bệnh huyết sắc tố, thiếu máu di truyền với các tế bào hồng cầu có hình dạng bất thường.
  • Thalassemia: Đây là một dạng thiếu máu di truyền khác với các tế bào hồng cầu bất thường.
  • Thiếu máu bất sản: Là sự suy giảm của tủy xương để tạo ra các tế bào máu.

2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh thiếu máu ở trẻ?

Thiếu máu có các nguyên nhân chính sau đây:

  • Mất tế bào hồng cầu
  • Mất khả năng sản sinh tái tạo ra các tế bào hồng cầu.
  • Phá hủy các tế bào hồng cầu
  • Dị tật hồng cầu di truyền
  • Nhiễm trùng
  • Một số loại thuốc
  • Cơ thể không đủ khoáng chất và một số vitamin trong chế độ ăn uống của trẻ.

Trẻ thiếu máu uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ

3. Những trẻ nào có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu?

Những trẻ sau đây có nguy cơ cao mắc bệnh thiếu máu:

  • Sinh non hoặc nhẹ cân
  • Điều kiện sống gia đình nghèo đói
  • Sử dụng sớm sữa bò
  • Chế độ ăn ít chất sắt, hoặc một số vitamin hoặc khoáng chất
  • Phẫu thuật hoặc tai nạn mất máu
  • Bị các bệnh mạn tính như gan, thận, nhiễm trùng
  • Tiền sử gia đình bị thiếu máu di truyền, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm.

4. Trẻ thiếu máu uống thuốc gì?

4.1. Các thuốc có chứa sắt

Phụ huynh bổ sung sắt cho trẻ bị thiếu máu thì có thể dùng tới các thuốc chứa sắt như: Viên sắt gluconat, sắt oxalat, succinat… Tuy nhiên, sử dụng thuốc có chứa sắt để bổ sung cho trẻ cần được sự hướng dẫn của bác sĩ:

  • Để cho thuốc sắt phát huy hiệu quả, hãy dùng thuốc còn hạn sử dụng, thuốc đạt chất lượng tốt.
  • Thuốc viên sắt hay có tác dụng phụ là táo bón, buồn nôn nhưng không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Để tránh các tác dụng phụ xảy ra, cha mẹ nên kết hợp với các thuốc nhuận tràng để tránh táo bón cho trẻ.
  • Kết hợp thuốc sắt với vitamin C để được dễ hấp thụ hơn. Không nên uống nhiều trà xanh và quả xanh vì có nhiều tanin làm khó hấp thu sắt vào cơ thể.

4.2. Vitamin B12

Thiếu vitamin B12 có nghĩa là cơ thể của trẻ không có đủ loại vitamin này. Bạn cần B12 để tạo ra các tế bào hồng cầu, mang oxy đi khắp cơ thể của trẻ. Không có đủ B12 có thể dẫn đến thiếu máu, cơ thể trẻ không đủ tế bào hồng cầu để thực hiện công việc. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy yếu và mệt mỏi. Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây tổn thương dây thần kinh cho trẻ và ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ.

Thuốc vitamin B12 hay còn gọi là cyanocobalamin, có hơn 100 tên biệt dược khác nhau. Dạng ống để tiêm có hàm lượng từ 100 – 500 mcg và 1000mcg. Trong cơ thể của trẻ, vitamin B12 ở khắp cơ thể và chúng thường ở gan, thận.

Lượng tiêm vitamin B12 bạn cần phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ:

  • Tuổi từ 1-3: Lượng vitamin B12 hàng ngày 0,9 mcg (microgam)
  • Tuổi từ 4-8: Lượng vitamin B12 hàng ngày là 1,2 mcg (microgam)
  • Tuổi từ 9-13: Lượng vitamin B12 hàng ngày là 1,8 mcg (microgam)
  • Trẻ bị thiếu vitamin B12 nhiều thì tiêm bắp cho trẻ hàm lượng từ 500-1000 mcg/1 ngày, thời gian tiêm từ 7-8 tuần và sau đó duy trì mỗi tháng chúng ta tiêm cho trẻ 1 lần.

Ngoài ra, có rất nhiều thực phẩm chứa vitamin B12 với hàm lượng cao, do đó nên bổ sung hàng ngày cho trẻ nhỏ. Vitamin B12 được tìm thấy trong thực phẩm từ động vật, chẳng hạn như thịt, hải sản, các sản phẩm sữa, thịt gia cầm và trứng. Nó không có trong thực phẩm từ thực vật, trừ khi đã được thêm vào thực phẩm (tăng cường). Một số thực phẩm như ngũ cốc được tăng cường vitamin B12.

4.3. Thuốc vitamin B9 (Acid folic)

Axit folic hay còn được gọi là vitamin B9 giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, chúng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm.

Axit folic được sử dụng để:

  • Điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu folate; giúp não, hộp sọ và tủy sống của thai nhi phát triển đúng cách; giảm tác dụng phụ từ methotrexate, một loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm khớp nặng, bệnh Crohn hoặc bệnh vẩy nến.
  • Axit folic có sẵn theo đơn và ở dạng viên nén hoặc chất lỏng mà bạn nuốt. Bạn cũng có thể mua viên nén liều thấp hơn từ các hiệu thuốc và siêu thị.
  • Axit folic cũng có thể được kết hợp với ferrous fumarate và ferrous sulphate (để điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt), các vitamin cũng như khoáng chất khác.

trẻ thiếu máu uống thuốc gì

Để điều trị bệnh thiếu máu, liều thông thường cho người lớn và trẻ em trên 1 tuổi là 5mg, uống mỗi ngày một lần, trong 4 tháng. Có lúc có thể tăng lên liều là 15mg trên một ngày. Nếu trẻ dưới 12 tháng tuổi, bác sĩ sẽ sử dụng cân nặng để tính ra liều lượng phù hợp.

Để ngăn ngừa thiếu máu, liều thông thường cho trẻ em trên 12 tuổi là 5mg, uống từ 1 đến 7 ngày một lần. Điều này phụ thuộc vào độ tuổi, chế độ ăn uống và bất kỳ tình trạng sức khỏe nào khác mà trẻ có thể có. Đối với trẻ em dưới 12 tuổi, bác sĩ sẽ sử dụng tuổi hoặc cân nặng của trẻ để tính ra liều lượng phù hợp.

Tóm lại, thiếu máu sẽ dẫn đến thiếu oxy cho cơ thể, gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tính mạng của trẻ nếu không điều trị kịp thời. Hiện nay, Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn để thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải. Vinmec mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao bởi:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám – chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,… theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh – sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Rate this post

Viết một bình luận