Thiếu máu ở trẻ em rất phổ biến. Bố mẹ chắc hẳn cũng rất bối rối vì không biết trẻ thiếu máu uống thuốc gì, hoặc muốn tìm hiểu rõ hơn về cách điều trị thiếu máu. Vậy thì, hãy cùng bác sĩ YouMed tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Thiếu máu là gì?
Trẻ bị thiếu máu tức là trẻ có số lượng hồng cầu thấp hơn bình thường. Hồng cầu sẽ mang oxy đi đến khắp nơi trong cơ thể. Do đó, khi trẻ thiếu máu, các tế bào của trẻ không nhận đủ oxy.
Thiếu máu gây ra bởi các bệnh lý khác nhau. Hiện nay, có thể phân loại thiếu máu gồm: thiếu máu cấp tính và thiếu máu mãn tính. Vậy thì, trẻ bị thiếu máu phải làm sao? Bố mẹ hãy đọc tiếp để tìm ra câu trả lời nhé!
Trẻ thiếu máu uống thuốc gì?
Trẻ thiếu máu uống thuốc gì? Câu trả lời này tùy thuộc vào nguyên nhân thiếu máu ở trẻ. Dưới đây là các loại thuốc cho 2 trường hợp: thiếu máu mãn tính và cấp tính.
Thiếu máu mãn tính
Đối với thiếu máu mãn tính, thuốc được chỉ định để giải quyết các rối loạn tiềm ẩn trong cơ thể.
Vitamin B12
Vitamin này được dùng để điều trị bệnh thiếu máu nguyên bào khổng lồ do thiếu hụt vitamin B12. Nó cần thiết cho quá trình tạo hồng cầu bình thường và cần thiết cho thần kinh khỏe mạnh và sự phát triển nhanh chóng của các tế bào.
Muối sắt
Đây là phương pháp điều trị chính cho thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em. Sắt giúp tổng hợp hemoglobin trong điều trị bệnh thiếu máu. Các bác sĩ có thể cho trẻ tiếp tục điều trị trong khoảng 2 tháng sau khi các chỉ số máu về bình thường. VIệc này nhằm bổ sung đủ lượng sắt dự trữ cho cơ thể.
Sắt sunfat là dạng sắt phổ biến nhất được sử dụng. Trẻ em có thể dùng muối sắt dạng lỏng, vừa dễ uống, vừa dễ hấp thụ hơn.
Thiếu máu do thiếu sắt trong chế độ ăn có thể được ngăn ngừa bằng cách bắt đầu bổ sung sắt khi trẻ ngừng bú mẹ hoặc sữa công thức, thường ở độ tuổi 8-12 tháng. Liều đề xuất là 6 mg sắt nguyên tố/kg/ngày trong 6 tháng cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị thiếu máu do thiếu sắt nặng.
Bố mẹ hãy lưu ý rằng, liều lượng trên dựa vào trọng lượng của sắt nguyên tố, không phải của muối sắt.
Yếu tố kích thích phát triển đơn dòng
Những tác nhân này được sử dụng để kiểm soát tình trạng thiếu máu liên quan đến: suy thận mãn tính, viêm khớp dạng thấp và AIDS.
Epoetin alfa là một chất tương tự với erythropoietin nội sinh. Hoạt tính sinh học của nó bắt chước erythropoietin trong nước tiểu của con người, kích thích sự phân chia và biệt hóa của các tế bào tiền thân hồng cầu và giải phóng các tế bào lưới từ tủy xương vào dòng máu.
Liệu pháp Chelation
Tình trạng thừa sắt ở trẻ có thể được yêu cầu liệu pháp thải sắt này. Thường bắt đầu sử dụng khi mức ferritin lớn hơn 1000 ng/mL.
- Deferoxamine mesylate: Được tiêm tĩnh mạch để điều trị quá tải sắt mãn tính liên quan đến truyền máu. Nó còn được dùng bằng cách tiêm bắp, truyền chậm, tiêm truyền dưới da hoặc truyền liên tục.
- Deferasirox: Deferasirox có sẵn dưới dạng viên nén để pha hỗn dịch uống. Nó là một chất thải sắt đường uống được chứng minh là làm giảm nồng độ sắt trong gan ở người lớn và trẻ em được truyền RBC nhiều lần.
- Deferiprone: Được chỉ định để truyền thừa sắt do hội chứng thalassemia gây ra khi liệu pháp thải sắt hiện tại không phù hợp.
Thiếu máu cấp tính
Bên cạnh việc truyền máu, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng một số thuốc điều trị các dạng thiếu máu cụ thể.
Sản phẩm máu
Mục tiêu điều trị trong thiếu máu cấp tính là phục hồi huyết động và thay thế các tế bào hồng cầu đã mất. Để đạt được điều này, các bác sĩ có thể cho trẻ truyền máu. Các biến chứng chính của thiếu máu cấp tính có thể được ngăn ngừa bằng cách truyền máu kịp thời. Việc này sẽ giúp trẻ khôi phục hemoglobin về mức an toàn.
Corticosteroid
Corticosteroid có đặc tính chống viêm, làm thay đổi phản ứng miễn dịch cơ thể đối với các kích thích. Chúng có thể được sử dụng trong bệnh thiếu máu tan máu tự miễn.
- Prednisolone có thể ức chế các thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch. Từ đó làm giảm các phản ứng tự miễn trong trường hợp tan máu tự miễn
- Methylprednisolone được dùng để xử trí ban đầu ở bệnh nhân bị thiếu máu tán huyết cấp tính. Nó được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch và là biện pháp nhanh chóng, đáng tin cậy nhất.
Muối sắt
Muối sắt được sử dụng để điều trị điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em. Tương tự như trường hợp thiếu máu mãn tính do thiếu sắt, trẻ nên được tiếp tục điều trị trong khoảng 2 tháng sau khi các chỉ số máu về bình thường.
Vậy, bố mẹ đã biết được những điều căn bản cho câu hỏi: Trẻ thiếu máu uống thuốc gì chưa? Để không phải lăng tăng về vấn đề thiếu máu, bố mẹ hãy chú ý về chế độ ăn uống hằng ngày và đi khám sức khỏe định kỳ cùng trẻ. YouMed chúc bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh và chóng lớn!