Cùng BS CK2 Hoàng Quốc Tưởng – Giảng viên Bộ môn Nhi ĐHYD, bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 làm rõ những trăn trở của mẹ về vấn đề mồ hôi trộm, cũng như thu thập thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc con nhé!
Trẻ sơ sinh nào cũng đổ mồ hôi trộm?
BS CK2 Hoàng Quốc Tưởng: Hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là phổ biến. Do quá trình chuyển đổi chất bên trong cơ thể diễn ra mạnh mẽ, khiến cho thân nhiệt tăng cao, do vậy trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm. Đổ mồ hôi trộm cũng là cách để trẻ cân bằng nhiệt độ cơ thể do hệ thống điều chỉnh nhiệt độ của trẻ vẫn còn non nớt. Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm và dần hết khi hơn 1 năm tuổi.
Mồ hôi trộm thường xuất hiện ở những vùng da nào trên cơ thể trẻ?
Mồ hôi trộm thường xuất hiện ở những vùng da đầu, cổ, bẹn háng, vùng lưng bụng,… Trẻ hay đổ mồ hôi đầu là do tuyến mồ hôi vùng đầu hoạt động nhiều nhất ở tuổi sơ sinh, còn ở những vùng khác chưa hoàn chỉnh như người lớn, nên hoạt động kém hơn so với vùng đầu. Da vùng lưng bụng (gần mông) của trẻ sơ sinh cũng đổ nhiều mồ hôi nhưng thường không được mẹ chú ý đến. Lý do, phần lớn thời gian trẻ sơ sinh nằm ngủ, phần lưng tiếp xúc thường xuyên với mặt giường/đệm lót gây nóng nên trẻ sẽ đổ mồ hôi và đọng lại ở cạp quần, giường/đệm, khuất tầm mắt của mẹ.
Mồ hôi trộm có ảnh hưởng đến sức khỏe sơ sinh?
Phần lớn trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm sinh lý và sẽ dần giảm đi khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa rằng tình trạng đổ mồ hôi trộm “vô hại”. Phần lớn thời gian của trẻ là nằm ngủ, lưng tiếp xúc nhiều với giường, chăn mền,… mồ hôi đổ cũng sẽ khó khô thoáng, mẹ lại không để ý để lau khô kịp thời. Mồ hôi có nhiều nguy cơ thấm ngược trở lại cơ thể trẻ khiến trẻ bị cảm lạnh, lâu ngày gây ra bệnh ngoài da như nổi mẩn đỏ, ngứa,… Đặc biệt khi thời tiết nóng ẩm, mẹ tăng cường sử dụng máy điều hòa làm mát nhưng điều chỉnh nhiệt độ không phù hợp cũng khiến cơ thể sơ sinh bị ảnh hưởng (ví dụ như nhiệt độ quá thấp sẽ khiến trẻ bị cảm lạnh). Loay hoay với vấn đề trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm cũng khiến mẹ vất vả, chất lượng giấc ngủ kém đi kéo theo chất lượng sữa mẹ cũng giảm.
Làm thế nào để hạn chế tình trạng đổ mồ hôi trộm?
Đặc tính làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh, thân nhiệt trẻ cao hơn người lớn, do vậy các tác động bên ngoài kể cả nhiệt độ môi trường, các vật dụng xung quanh cũng gây ảnh hưởng nhất định đến trẻ. Trước tiên mẹ cần giữ cho nhiệt độ phòng mát mẻ (khoảng 26oC), không gian thông thoáng; hạn chế mặc quá nhiều lớp quần áo, quấn nhiều khăn/chăn mền nếu không cần thiết; nên sử dụng các loại quần áo bằng vải cotton dễ thấm hút mồ hôi, mềm mại; tránh sử dụng các loại vải thô cứng, nhuộm màu tổng hợp sẽ gây nóng bức, dễ gây kích ứng da.
Mẹ cần lưu ý lựa chọn loại tã dán có bề mặt Cotton-soft mềm mại, bổ sung vitamin E thân thiện với làn da trẻ nhỏ
Không mặc tã dán sẽ khiến làn da sơ sinh thông thoáng hơn?
Sử dụng tã dán cho trẻ sơ sinh là cách giúp mẹ chăm sóc hiệu quả vấn đề vệ sinh cho con. Có rất nhiều mẹ cho rằng trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi trộm sẽ không tiện mặc thêm tã dán, tuy nhiên mẹ không cần quá lo lắng về điều này. Mẹ chỉ cần lưu ý chọn loại có bề mặt mềm mại, thấm hút tốt và khô thoáng, đặc biệt nên sử dụng tã dán sơ sinh có thiết kế đệm thun thấm mồ hôi, hỗ trợ thấm hút mồ hôi vùng lưng bụng hiệu quả hơn, giữ cho cơ thể trẻ luôn khô thoáng.
Tã dán sơ sinh Bobby cải tiến đệm thun thấm mồ hôi với lớp đệm Công nghệ green tissue êm mềm giúp thấm khô tức thì mồ hôi trộm, giữ cho trẻ luôn khô thoáng
Biểu hiện nào cần mang trẻ đến bác sĩ thăm khám?
Trường hợp trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm nhưng vẫn bú, ngủ ngoan và tăng cân đều thì mẹ không cần quá lo lắng. Riêng đối với một số trường hợp trẻ đổ mồ hôi trộm ngày càng nhiều, đi kèm với một số triệu chứng bất thường như bú kém, hay quấy khóc, sốt,… thì mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám kịp thời chẩn đoán tình trạng và chữa trị.