Trời hôm ấy không có gì đặc biệt :: Suy ngẫm & Tự vấn :: ChúngTa.com

Với những ai đã từng đọc Quẩn quanh trong tổ, cuốn sách đầu tay của Phan An (Cầm Bùi) thì sẽ không bất ngờ vì lối viết hài hước chua cay, những suy ngẫm sâu sắc của chàng trai sinh năm 1984. Điều đó lại tiếp tục được thể hiện, có phần đặc cứng hơn trongTrời hôm ấy không có gì đặc biệt.

Khó có thể gọi Trời hôm ấy không có gì đặc biệt thuộc thể loại nào, tiểu thuyết, tản văn, truyện dài hay ký. Cũng như Quẩn quanh trong tổ, cuốn sách thứ hai của Phan An cũng “rối nùi chữ nghĩa” nhưng lại hết sức cuốn hút, buộc người đọc phải dõi theo câu chuyện ẩn chứa nhiều trăn trở, bức xúc và ngồn ngộn những con chữ của đời sống. Cuốn sách với những trải nghiệm từ vô số biến động trong cuộc sống, những câu chuyện mà mỗi người Việt Nam khi đọc đều cảm thấy chạnh lòng vì có bóng dáng những tình huống cuộc đời của mình trong đó. Nhưng không chỉ mang lại sự đồng cảm, Phan An tấn công người đọc bằng sự hoài nghi đến mức cực đoan, cái nhìn u uất muốn phá vỡ thực tế đầy quẩn quanh và bức bối.

Phan An trẻ, có kiến thức, có tài năng. Anh là người sáng lập, điều hành trang web nổi tiếng trong giới trẻ vì sự giễu cợt www.lacai.org, đồng thời đang đảm nhận vị trí quan trọng trong một công ty nước ngoài. Hoàn cảnh riêng đầy thuận lợi cho cuộc sống của một người trẻ thành đạt không khiến anh dễ dãi, hạnh phúc hơn mà lại chọn lối đi đầy khó khăn và trăn trở.

Giáo sư kinh tế học Trần Hữu Dũng khi đọc cuốn sách của một người trẻ như Phan An, bên cạnh việc cảm nhận nó như một cuốn album của một người thợ ảnh trẻ nhưng cực kỳ tinh nhạy, tài ba thì còn cho rằng cuốn sách đã thể hiện “…tuổi trẻ của Phan An nhìn về tương lai với không ít xao xuyến, âu lo. Có cái gì bất ổn (dường như họ cảm thấy như vậy) ở tương lai ấy”, (Trần Hữu Dũng giới thiệu về cuốn sách).

Nét thú vị và cuốn hút hình thành nên thủ pháp của Phan An là những câu dài, đọc đến hụt hơi, cùng những thành ngữ, tiếng lóng mới sản sinh trong giới trẻ mà có lẽ chưa từ điển nào theo kịp (và nếu phải chuyển sang một ngôn ngữ khác thì không dễ dàng). Tiết tấu nhanh trong câu chữ, sự trào dâng của cảm xúc, những liên tưởng của tác giả, cái hoạt náo của ngôn từ, cả cách cố tình ghi “chú thích” một cách rất giễu cợt cho thấy sự tự tin của Phan An, một người trẻ chịu khó để biết, để đọc và có quan điểm riêng.

Sẽ có nhiều độc giả khó tính cho rằng “tiểu thuyết này còn hơi xanh, chưa được chín cho lắm” như dự báo của Trần Hữu Dũng. Điều này cũng không khó thấy khi những con chữ cứ phả ra đôi khi quá liều, cảm giác đôi chỗ tác giả muốn nhồi nhét vào cho thật nhiều. Nếu Phan An tỉnh táo hơn, chắc chắn Trời hôm ấy không có gì đặc biệt sẽ “đặc biệt” hơn.

Lời giới thiệu viết cho Phan An: Sau khi đọc “Trời hôm ấy không có gì đặc biệt” của Phan An

( Trần Hữu Dũng )

Dù đã nghe một số bạn bè nói về Phan An với nhiều cảm tình, và đôi khi có viếng website lacai.org mà Phan An cho biết (một cách không cần thiết!) là lấy cảm hứng từ website viet-studies của tôi, tôi chưa hề gặp và quen biết Phan An. Thật là một vinh hạnh cho tôi vì, không biết vì lý do nào, Phan An gởi cho tôi xem trước bản thảo cuốn tiểu thuyết đầu tay này của Phan An.

Tôi ngạc nhiên và thán phục.

Hãy đọc Trời Hôm Ấy Không Có Gì Đặc Biệt như xem một cuốn album của một người thợ ảnh trẻ, nhưng cực kỳ tinh nhạy và tài ba. Độc giả cùng thế hệ với Phan An sẽ nhận ra chính mình trong đó. Còn những người nhiều tuổi hơn (hay… rất nhiều tuổi hơn, như tôi) thì sẽ thấy lại trong quyển này những mảnh vụn của một thuở thanh xuân mà mình đã mất. Mĩm cười và thương mến. Nhưng chẳng phải vậy thôi, bởi vì tôi nghĩ nó cũng là những dấu vết của tuổi trẻ Việt Nam hôm nay: Một tuổi trẻ thông minh và nghịch ngợm (như mọi nơi, mọi thời) nhưng đã trải nghiệm (với không ít buồn thảm, đớn đau) vô số biến động lịch sử và xã hội. Lắm khi thất vọng với thế hệ đi trước (và ai lại không thông cảm sự thất vọng ấy?) tuổi trẻ của Phan An nhìn về tương lai với không ít xao xuyến, âu lo. Có cái gì bất ổn (dường như họ cảm thấy như vậy) ở tương lai ấy. Nhưng họ vẫn lạc quan. Đọc kỹ Phan An sẽ thấy bàng bạc điều này: Ngay trong cái vẻ bất cần chua chát của thế hệ Phan An là sự tin tưởng ở một ngày mai tươi sáng hơn.

Nhiều lúc, Phan An làm tôi nhớ đến nhân vật Holden Caulfield trong quyển The Catcher in the Rye[1] tác phẩm kinh điển của nhà văn Mỹ J.D. Salinger. Song, không như Caulfield mà sự trưởng thành là đi vào Kiếp Người (tôi viết hoa) với một sự cô đơn và chán chường khó tả, giai đoạn trưởng thành giao tiếp của Phan An ở đây là đi vào một xã hội Việt Nam mới, hoà nhập và vươn lên.

Nhiều độc giả sẽ cho rằng tiểu thuyết này hơi còn xanh, chưa được “chín” cho lắm. Không sao. Bởi lẽ, nhìn một cách khác, tác phẩm này chỉ một người trẻ như Phan An mới viết đựợc. Có thể nó chưa đi vào chiều sâu như nhiều người kì vọng ở một tác giả nhiều tuổi đời hơn, nhưng chúng ta nên hoan nghênh tuổi trẻ của Phan An, và, nói riêng cho mình, tôi ganh tỵ với Phan An và tuổi trẻ ấy.

Dù đã nghe một số bạn bè nói về Phan An với nhiều cảm tình, và đôi khi có viếng website lacai.org mà Phan An cho biết (một cách không cần thiết!) là lấy cảm hứng từ website viet-studies của tôi, tôi chưa hề gặp và quen biết Phan An. Thật là một vinh hạnh cho tôi vì, không biết vì lý do nào, Phan An gởi cho tôi xem trước bản thảo cuốn tiểu thuyết đầu tay này của Phan An.Tôi ngạc nhiên và thán phục.Hãy đọc Trời Hôm Ấy Không Có Gì Đặc Biệt như xem một cuốn album của một người thợ ảnh trẻ, nhưng cực kỳ tinh nhạy và tài ba. Độc giả cùng thế hệ với Phan An sẽ nhận ra chính mình trong đó. Còn những người nhiều tuổi hơn (hay… rất nhiều tuổi hơn, như tôi) thì sẽ thấy lại trong quyển này những mảnh vụn của một thuở thanh xuân mà mình đã mất. Mĩm cười và thương mến. Nhưng chẳng phải vậy thôi, bởi vì tôi nghĩ nó cũng là những dấu vết của tuổi trẻ Việt Nam hôm nay: Một tuổi trẻ thông minh và nghịch ngợm (như mọi nơi, mọi thời) nhưng đã trải nghiệm (với không ít buồn thảm, đớn đau) vô số biến động lịch sử và xã hội. Lắm khi thất vọng với thế hệ đi trước (và ai lại không thông cảm sự thất vọng ấy?) tuổi trẻ của Phan An nhìn về tương lai với không ít xao xuyến, âu lo. Có cái gì bất ổn (dường như họ cảm thấy như vậy) ở tương lai ấy. Nhưng họ vẫn lạc quan. Đọc kỹ Phan An sẽ thấy bàng bạc điều này: Ngay trong cái vẻ bất cần chua chát của thế hệ Phan An là sự tin tưởng ở một ngày mai tươi sáng hơn.Nhiều lúc, Phan An làm tôi nhớ đến nhân vật Holden Caulfield trong quyểntác phẩm kinh điển của nhà văn Mỹ J.D. Salinger. Song, không như Caulfield mà sự trưởng thành là đi vào Kiếp Người (tôi viết hoa) với một sự cô đơn và chán chường khó tả, giai đoạn trưởng thành giao tiếp của Phan An ở đây là đi vào một xã hội Việt Nam mới, hoà nhập và vươn lên.Nhiều độc giả sẽ cho rằng tiểu thuyết này hơi còn xanh, chưa được “chín” cho lắm. Không sao. Bởi lẽ, nhìn một cách khác, tác phẩm này chỉ một người trẻ như Phan An mới viết đựợc. Có thể nó chưa đi vào chiều sâu như nhiều người kì vọng ở một tác giả nhiều tuổi đời hơn, nhưng chúng ta nên hoan nghênh tuổi trẻ của Phan An, và, nói riêng cho mình, tôi ganh tỵ với Phan An và tuổi trẻ ấy.

(Trần Hữu Dũng, Dayton, 30-10-2012)

[1]Dường như đã có người dịch là “Bắt trẻ đồng xanh”

Dường như đã có người dịch là “Bắt trẻ đồng xanh”

Rate this post

Viết một bình luận