Trồng thành công Nấm thượng hoàng Việt Nam – Hỗ trợ điều trị ung thư

Nấm thượng hoàng không phải ngẫu nhiên mà có tên gọi như vậy, được hiểu ra là vua của các loại nấm. Với tác dụng đã được chứng minh là có thể ức chế khối u, điều trị ung thư vượt trội so với các giống nấm dược liệu khác.

1. Nấm thượng hoàng là gì?

Có tên khoa học là Phellinus linteus thuộc họ Hymenochaetaceae, ở Hàn Quốc gọi là sanghwang, Nhật Bản gọi là meshimakobu, Trung Quốc gọi là songgen, Việt Nam gọi là nấm thượng hoàng hay nấm hoàng sơn.

Đây là các loài nấm hóa gỗ, qua nhiều năm lớp thụ tầng năm sau chồng lên lớp thụ tầng năm trước, có hình thù như cái móng màu vàng tươi hoặc màu nâu. Trong tự nhiên loại nấm này thường mọc ở những vùng rừng sâu, núi cao hiểm trở, đặc biệt là các khu rừng nguyên sinh.

nấm thượng hoàng việt nam

2. Tác dụng nấm thượng hoàng

Nghiên cứu về tác dụng chống ung thư

Vào tháng 5 năm 2010, nhà nghiên cứu dẫn đầu Tiến sĩ Daniel Silva đã xuất bản một bài báo có tựa đề cho Trung tâm quốc gia về thông tin công nghệ sinh học: “Nấm dược liệu Phellinus Linteus như một liệu pháp điều trị ung thư thay thế”. Tiến sĩ Daniel Silva phát hiện ra rằng chất chiết xuất từ ​​nấm thượng hoàng cho thấy hứa hẹn tuyệt vời như một hình thức thay thế để điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

“Polysaccharides phân lập từ P. linteus (PLP) kéo dài đáng kể sự tồn tại của chuột với tế bào u ác tính B16F10 cấy ghép. Hơn nữa, PLP ức chế sự tăng trưởng khối u và giảm tần suất di căn phổi. Đáng chú ý, PLP không độc hại trực tiếp với tế bào ung thư và cơ chế của nó đã được đề xuất là thông qua sự kích thích phản ứng miễn dịch. Do đó, PLP đã được khuyến cáo cho bệnh nhân như một tác nhân điều trị miễn dịch tự nhiên mà không có độc tính ”. – Tiến sĩ Daniel Silva, Nhà nghiên cứu chính

Trích dẫn: Medicinal mushroom Phellinus linteus as an alternative cancer therapy, 2010 May-Jun

Theo phân tích của nhóm nghiên cứu TS. Chihara tại Trung tâm Nghiên cứu ung thư quốc gia Tokyo (Nhật Bản) từ năm 1976 thử tác dụng chống khối u của dịch chiết nước nóng của 27 loài nấm, cho thấy như sau:

Bảng tác dụng chống khối u của dịch chiết nước nóng vài loài nấm trên tế bào u báng (sarcoma 180) chuột

Loại Nấm
Tỷ Lệ Ức Chế %

Nấm mèo mỏng (Auricularia auricula-jadae)
42,6

Nấm mỡ (Agaricus bisporus)
2,7

Nấm hương (Đông Cô) (Lentinus edodes)
80,7

Nấm bào ngư xám (Pleurotus ostreatus)
75,3

Nấm thượng hoàng (Phellinus linteus)
96,7

Nấm vân chi (Coriolus versicolor)
77,5

Nấm cổ linh chi (Ganoderma applanatum)
64,9

Lưu ý: chưa có tuyên bố khoa học nào chứng minh nấm thượng hoàng có thể chữa được bệnh ung thư và thí nghiệm mới chỉ dừng trên chuột, những nghiên cứu trên chỉ cho thấy tiềm năng của loại nấm này đối với bệnh ung thư.

3. Cách sử dụng nấm thượng hoàng

Trong y học cổ truyền loại nấm này từ rất lâu đã được dùng với dạng dùng là nấu nước uống, tuy nhiên do những nghiên cứu về nấm thượng hoàng còn nhiều hạn chế, nên chưa có một liều lượng nào nhất định cho từng mục đích sử dụng.

Khuyến cáo: khi sử dụng nấm thượng hoàng bạn nên thông qua sự chỉ định của bác sĩ, dược sĩ hoặc những người có chuyên môn. Tùy thể trạng, tùy từng trường hợp và mục đích sử dụng mà bạn sẽ có một cách dùng khác nhau.

4. Kỹ thuật trồng nấm thượng hoàng

Thông báo: Trồng thành công “Nấm linh chi thượng hoàng Việt Nam”. Trích dẫn báo Sài Gòn Giải Phóng

Ngày 7/4/2009, ThS. Cổ Đức Trọng của Trung tâm Nghiên cứu linh chi và nấm dược liệu TP.HCM đã công bố kết quả trồng nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus) trên mùn cưa cây cao su đầu tiên tại Việt Nam trên cơ sở sưu tầm nguồn giống mọc hoang tại TP.HCM

Theo ThS. Cổ Đức Trọng phương pháp truyền thống là cấy giống nấm vào gỗ khúc (phổ biến ở Hàn Quốc); sau khi hệ sợi nấm lan đầy, các khúc gỗ sẽ được treo, hoặc đặt trên mặt đất để nấm mọc ra và thời gian này kéo dài gần 2 năm.

kỹ thuật trồng nấm linh chi thượng hoàng hàn quốc

Trồng nấm trên gỗ khúc có ưu thế là môi trường khá tự nhiên, nhưng hạn chế là mất thời gian dài (vài năm) để gỗ có thể đạt yêu cầu khai thác nếu là rừng trồng. Các khúc gỗ khi đặt xuống đất dễ bị các loại địch hại xâm nhiễm như sâu bọ, côn trùng, mối, nấm bệnh… (làm cho tỷ lệ hao hụt cao); treo lên cao thì dễ bị mất nước và cần phải tưới ẩm liên tục.

Trồng trên gỗ khúc sẽ tốn nhiều mặt bằng hơn. Với quy trình trồng nấm thượng hoàng trên mạt cưa cao su, có thể khắc phục được những hạn chế của quy trình trồng nấm trên gỗ khúc như tránh được địch hại, dễ phối trộn dinh dưỡng và bổ sung nước, thời gian thu hoạch ngắn hơn (chỉ khoảng 9 tháng).

Cho đến nay nhóm nghiên cứu của ông đã sản xuất được gần 150 kg nấm Thượng Hoàng (tại hai địa điểm là Trung tâm Nghiên cứu linh chi & nấm dược liệu TP.HCM, và Trại Nấm Bến Cát, tỉnh Bình Dương), được kiểm nghiệm chất lượng tại Viện Vệ sinh y tế công cộng.

Để hiểu rõ hơn về phương pháp trồng trên thân gỗ hoặc mùn cưa mời mọi người xem bài viết kỹ thuật trồng nấm linh chi Hàn Quốc.

Giá nấm thượng hoàng

Việt Nam là nước có khá nhiều loài Phellinus mọc, tuy nhiên, đợt sốt “cổ linh chi” vài năm trước đã làm các loài nấm Phellinus cũng bị khai thác cạn kiệt, tận thu và gần như rất khó gặp trong vùng rừng núi Việt Nam nếu không đi sâu vào các vùng rừng nguyên sinh.

Hiện nay, sản lượng tổng của các loài phellinus trên thế giới chỉ khoảng 30 tấn/năm, chủ yếu từ thu hái hoang dại. Trên thế giới cũng chỉ có 4 nước trồng loài nấm này là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan.

Do số lượng ít nhưng nhu cầu cao nên giá bán nấm trên thị trường quốc tế khoảng từ 4 triệu – 10 triệu đồng/kg. Còn riêng tại Việt Nam, nấm Thượng Hoàng Hàn Quốc có giá bán là 4 triệu đồng/kg, song rất khan hiếm.

Rate this post

Viết một bình luận