Trực quan là gì?

Phương pháp giáo dục trực quan hay còn gọi là dạy học trực quan, có nhiều tài liệu gọi đó là trình bày trực quan. Phương pháp dạy học trực quan có sử dụng phương tiện trực quan như các phương tiện kỹ thuật dạy học trong, trước và sau khi sử dụng các tài liệu mới hay khi ôn tập để củng cố, thậm chí là hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.

Vậy trực quan là gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan.

Khái niệm trực quan

Trực quan là một phương pháp giảng dạy dùng những vật cụ thể hay ngôn ngữ cử chỉ làm cho học sinh có được hình ảnh cụ thể về những điều được học.

Phương pháp dạy học chính là cách thức làm việc giữa người dạy và người học, thông qua đó giúp người học có thể nắm vững đầy đủ các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo nhằm hình thành nên năng lực và thế giới quan.

Phương pháp dạy học tích cực chính là một phương pháp dạy học mà giáo viên sẽ đóng vai trò là người đưa ra những gợi ý mở về một vấn đề nào đó, sau đó sẽ thảo luận cùng với học sinh để tìm được ra mấu chốt của vấn đề này và những thứ liên quan.

Nền tảng của phương pháp này là sự sự chủ động tìm tòi, sáng tạo, tư duy của học sinh, giáo viên hoặc gia sư chỉ là một người gợi mở ra vấn đề và dẫn dắt học sinh.

Nói theo một cách khác, với phương pháp dạy học này giáo viên sẽ không truyền đạt hết tất cả kiến thức mà mình có cho sinh viên mà sẽ chỉ truyền đạt kiến thức thông qua những dẫn dắt sơ khai để kích thích học sinh tìm hiểu và khám phá những kiến thức đó.

Muốn dạy học theo phương pháp này thì giáo viên phải là những người thực sự có bản lĩnh, giỏi chuyên môn và có cả sự nhiệt tình, hoạt động hết công suất trong công tác giảng dạy.

Một số phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học nhóm

Đây là một trong số phương pháp dạy học tích cực được đánh giá cao hiện nay.

Nếu giáo viên có thể tổ chức tốt, phương pháp dạy học nhóm sẽ góp phần thúc đẩy giúp các em học sinh phát huy tính tích cực của bản thân, đồng thời phát triển khả năng làm việc nhóm, trách nhiệm và khả năng giao tiếp của các em.

– Kỹ năng chia nhóm

+ Dựa trên số thứ tự điểm danh, dựa vào màu sắc, các mùa hoặc các loài hoa. Điều kiện để ghép chung nhóm là chung 1 số, 1 màu, 1 mùa hoặc 1 loài hoa.

+ Dựa vào hình ghép: Giáo viên cắt 1 bức hình thành nhiều mảnh và để cho học sinh bốc thăm ngẫu nhiên. Số bức hình sẽ tương ứng với số nhóm cần chia. Điều kiện để chung nhóm là các em học sinh có mảnh ghép để tạo ra cùng 1 hình.

+ Dựa theo sở thích: Những em học sinh có cùng sở thích với nhau sẽ tạo thành 1 tổ hợp nhóm

+ Dựa vào tháng sinh: Điều kiện chung nhóm là các học sinh có cùng tháng sinh với nhau.

Quy trình triển khai

– Cả lớp làm việc:

+ Giới thiệu về chủ đề bài học

+ Xác định nhiệm vụ chung cho các nhóm

+ Tạo và tiến hành phân chia nhóm

– Làm việc nhóm:

+ Phân bố vị trí làm việc nhóm

+ Lập kế hoạch về việc cần làm

+ Đề ra các quy tắc làm việc chung

– Giải quyết các công việc được giao

+ Chuẩn bị để báo cáo kết quả từ quy trình làm việc nhóm

– Cả lớp làm việc

+ Các nhóm lần lượt trình bày kết quả của nhóm mình.

+ Đánh giá các kết quả

– Phương pháp nghiên cứu một trường hợp điển hình

Tương tự như phương pháp dạy học phân chia nhóm, phương pháp nghiên cứu một trường hợp điển hình cũng là một trong những phương pháp dạy học được áp dụng phổ biến hiện nay. Với phương pháp này, giáo viên sẽ đóng vai trò kể 1 câu chuyện có thật hoặc một câu chuyện được viết lại dựa theo các tình huống thực xảy ra trong cuộc sống, nhằm chứng minh cho một vấn đề nào đó.

Phương pháp nghiên cứu một trường hợp điển hình có thể được thực hiện bằng văn bản, đoạn ghi âm hoặc hình thức video.

– Quy trình triển khai

+ Học sinh sẽ cùng đọc, nghe hoặc xem một trường hợp điển hình nào đó

+ Suy ngẫm về trường hợp điển hình

+ Tiến hành tranh luận dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên

Phương pháp giải quyết vấn đề

Nằm trong số các phương pháp dạy học mới nhằm kích thích tính tự lực và chủ động giải quyết các vấn đề của học sinh. Với phương pháp giải quyết vấn đề, giáo viên sẽ đưa ra các vấn đề nhận thức mà ở đó có sự mâu thuẫn giữa những kiến thức đã biết và chưa biết, định hướng học sinh tìm cách giải quyết.

– Quy trình triển khai

+ Xác định vấn đề, tình huống cần giải quyết

+ Tìm kiếm các thông tin có liên quan tới tình huống, vấn đề

+ Liệt kê ra các biện pháp để giải quyết vấn đề

+ Phân tích và đánh giá về những kết quả của các biện pháp

+ So sánh kết quả của những giải pháp đề ra

+ Chọn lựa ra biện pháp tối ưu nhất

+ Thực hiện theo giải pháp đã lựa chọn

+ Kết luận và rút kinh nghiệm khi giải quyết vấn đề, tình huống khác

Phương pháp đóng vai

Nếu như nhắc đến một số phương pháp dạy học tích cực thiên về thực hành, phương pháp đóng vai luôn là phương pháp được nhiều giáo viên áp dụng. Khi sử dụng phương pháp đóng vai, giáo viên sẽ để học sinh thực hành, diễn thử một số ứng xử liên quan đến một tình huống nào đó.

Song, việc diễn thử chỉ là một phần, điều quan trọng nhất chính là phần thảo luận của học sinh sau khi thực hành và thử đặt mình vào vai trò được phân định.

– Quy trình triển khai

+ Giáo viên đưa ra các chủ đề, chia nhóm, đưa ra tình huống và yêu cầu phân vai cho từng nhóm, bao gồm thời gian chuẩn bị, thời gian diễn của mỗi nhóm.

+ Các nhóm được chia cùng nhau thảo luận về nhiệm vụ

+ Lần lượt từng nhóm diễn đóng vai theo thứ tự

+ Cả lớp thảo luận, đánh giá cách diễn, ứng xử, ý nghĩa của cách ứng xử.

+ Giáo viên đưa ra đánh giá, kết luận và định hướng cho học sinh đâu mới là cách ứng xử tích cực với tình huống đã phân.

Phương pháp trò chơi

Thông qua một trò chơi, giáo viên sẽ tổ chức cho các em học sinh tìm hiểu về một vấn đề nào đó. Phương pháp trò chơi thuộc phương pháp dạy học tăng trải nghiệm kích thích, tăng hứng thú tìm hiểu vấn đề của học sinh

– Quy trình triển khai

+ Giáo viên phổ biến trò chơi bao gồm tên, nội dung và quy tắc chơi

+ Tiến hành chơi thử nếu học sinh chưa nắm rõ về luật chơi

+ Cho học sinh bắt đầu trò chơi

+ Đưa ra đánh giá khi trò chơi kết thúc

+ Cùng thảo luận về ý nghĩa của trò chơi

Phương pháp dạy học trực quan được thể hiện dưới các hình thức

– Việc trình bày các thí nghiệm thực tế, các chiếu đèn, chiếu phim chiếu nhằm đem lại cái nhìn rõ nét, sinh động. Những thiết bị kỹ thuật, phim điện ảnh, video. Trình bày các mô hình đại diện cho hiện thức một cách khách quan nhất và nó cũng được lựa chọn cẩn thận để phù hợp trong môi trường sư phạm. Đó chính là cơ sở cho quá trình nhận thức và lĩnh hội bài giảng tốt hơn.

– Nó còn là những minh họa trình bày bằng đồ dùng trực quan có tính chất minh họa như bản đồ, tranh ảnh, hình vẽ trên bảng ….

– Phương pháp giáo dục trực quan hay còn gọi là dạy học trực quan, có nhiều tài liệu gọi đó là trình bày trực quan. PPDH có sử dụng phương tiện trực quan như các phương tiện kỹ thuật dạy học trong, trước và sau khi sử dụng các tài liệu mới hay khi ôn tập để củng cố , thậm chí là hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.

Rate this post

Viết một bình luận