Mặc dù trứng gà là món ăn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, nhưng vẫn có vài nguyên liệu kiêng kỵ đó nhé. Cùng tìm hiểu ngay trứng gà kỵ gì và những đối tượng nào không phù hợp dùng trứng gàđể thỏa thích chế biến thực phẩm mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Trứng gà được sử dụng phổ biến trong các món ăn từ Châu Á đến Châu Âu, nên bạn nghĩ có thể phối hợp với bất kỳ loại nguyên liệu nào cũng được phải không nào. Tuy nhiên thực thế, trứng gà vẫn có thể sản sinh ra các chất độc hại cho sức khỏe người dùng nếu được phối với các món không phù hợp hoặc dùng không đúng cách. Tìm hiểu ngay trứng gà kỵ gì và những ai không nên ăn trứng gà để bữa ăn của bạn cùng gia đình được phong phú mà không gây hại cho sức khỏe nhé!
Tìm hiểu trứng gà kỵ gì
1. Trứng gà kỵ gì?
Trứng gà có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, lượng vitamin A, B1, B6, B12, D, E cùng khoáng chất canxi, kẽm, magie, sắt dồi dào; nhiều protein cùng những loại axit rất cần thiết cho hệ miễn dịch. Lòng trắng trứng có tác dụng giúp cơ bắp dẻo dai và tăng cường lực, chống lão hóa. Song song đó, chất lecithin có khả năng hỗ trợ hoạt động của gan, tốt cho quá trình tiêu hóa, hạn chế những nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch do cholesterol gây ra.
Trứng gà tốt là thế đấy, nhưng vẫn có một vài thực phẩm khi ăn kèm theo không chỉ làm trứng mất đi giá tri dinh dưỡng mà còn gây ra bệnh. Vậy trứng gà kỵ gì, bạn hãy cùng xem ngay sau đây.
1.1. Quả hồng
Sau khi ăn trứng gà, bạn không được ăn quả hồng vì có thể bị nôn mửa. Trứng và quả hồng khi phối hợp với nhau sẽ là một trong các nguyên nhân gây nên ngộ độc thực phẩm, viêm ruột cấp tính, kết sỏi trong phổi.
1.2. Sữa đậu nành
Nhiều gia đình có thói quen ăn trứng và uống sữa đậu nành vào buổi sáng, mặc dù cơ thể không xảy ra các phản ứng có thể thấy rõ ràng như điều này là hoàn toàn không nên. Protein có trong trứng khi kết hợp với trypsin chứa trong sữa đậu nành sẽ làm cản trở quá trình phân hủy cũng như hấp thụ protein của cơ thể, làm hao hụt hàm lượng dinh dưỡng trong 2 loại thực phẩm này.
1.3. Óc heo
Óc heo chiên với trứng thì ngon thật đấy, nhưng bạn có biết đây là món ăn “tử thần” làm tăng lượng cholesterol trong máu, khiến người ăn dễ bị mắc phải chứng cao huyết áp đột ngột gây nên tử vong không? Hãy bỏ ngay thói quen ăn trứng với óc heo nhé!
1.4. Đường trắng
Để món thịt kho có màu vàng óng ánh thì nhiều người dùng cách thắng đường, thế nhưng việc kết hợp 2 thứ này với nhau sẽ khiến cho protein axit amin fructose chứa trong trứng gà và lysine tạo thành hợp chất làm cơ thể khó hấp thu, gây nên ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
1.5. Trà
Việc uống trà sau khi ăn trứng khiến protein trong trứng gặp axit tannic trong trà rồi tạo nên hợp chất protein axit tannic làm nhu động ruột chậm hoạt động, kéo dài thời gian tích trữ phân bên trong ruột, tăng nguy cơ tích trữ những chất độc hại trong cơ thể, gây táo bón.
Không nên uống trà sau khi ăn trứng
1.6. Thịt thỏ, thịt ngỗng
Thịt thỏ và thịt ngỗng có vị ngọt tính hàn, còn protein của trứng cũng tính hàn. Khi kết hợp chúng với nhau sẽ làm hệ tiêu hóa bị kích thích dẫn đén tiêu chảy.
1.7. Tỏi
Tỏi là gia vị thường được dùng nhiều trong các món ăn. Tuy nhiên khi nó bị cháy xém sẽ tạo thành chất độc hại với sức khỏe nên bạn tránh sử dụng chung với trứng.
1.8. Trứng lòng đào để qua đêm
Trứng lòng đào để qua đêm sẽ bị biến chất, sản sinh ra vi khuẩn gây hại. Protein trong trứng gà khi được luộc sẽ bị phá hủy, khi để qua đêm thì giảm đi nhiều giá trị dinh dưỡng.
1.9. Thuốc chống viêm
Những chứng viêm của cơ thể có sự liên quan đến lượng protein. Bởi lẽ đó, khi bắt đầu tình trạng viêm, bạn không nên ăn trứng sau khi uống thuốc. Bên cạnh đó, những người có bệnh tiêu hóa, tiêu chảy cũng nên hạn chế ăn trứng vì lượng protein dồi dào trong trứng có thể làm gia tăng gánh nặng đến dạ dày, khả năng tiêu hóa và hấp thụ bị ảnh hưởng.
1.10. Bột ngọt
Khi nêm bột ngọt với trứng để làm trứng chiên thì những chất acid glutamic, natri, clo hóa… trong trứng gặp nhiệt độ cao sẽ kết hợp vào tạo nên muối natri của acid glutamic. Trong bột ngọt cũng có chất này nên nếu bạn chiên trứng chung với bột ngọt sẽ làm phá vỡ kết cấu của những nguyên tử muối natri tự nhiên, giảm hàm lượng dinh dưỡng trong trứng.
2. Cần làm gì khi ăn trứng gà với món kiêng kỵ?
Khi ăn trứng gà với những thực phẩm kiêng kỵ thì bạn cần quan sát cơ thể. Trong vòng 1 – 2 giờ nếu thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường, cơ thể khó chịu thì uống 200ml nước sôi pha với 20g muối hoặc dùng nước ozesol. Ngoài ra, bạn cũng có thể gây nôn bằng cách uống nước gừng tươi nóng ấm, uống nhiều lần cho đến khi nôn được. Sau khi đã bài trừ độc ra khỏi, bạn dùng thuốc nhuận tràng để thải những chất độc hại còn dư lại trong cơ thể.
Uống nước muối loãng để đào thải chất độc
3. Những người không nên ăn trứng gà?
3.1. Người bệnh tiểu đường
Trứng được biết đến là nguồn cung cấp protein, vitamin, nhiều chất béo omega-3 và các dưỡng chất khác có lợi sức khỏe, nhưng đồng thời cũng tồn tại nhiều chất béo bão hòa cùng cholesterol. Đây là 2 chất gây nên bệnh tiểu đường tuýp 2. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế ăn trứng.
3.2. Người bị sốt
Người đang bị sốt, đặc biệt là trẻ em khi ăn trứng gà có thể làm tăng nhiệt lượng cơ thể, không thể phát tán ra ngoài được khiến bệnh nặng thêm. Lúc này, bạn cần tránh ăn trứng gà mà thay vào đó nên uống nhiều nước loãng, ăn nhiều rau quả tươi.
Đối với, những người bị sốt (nhất là trẻ em), ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được, giống như “lửa đổ thêm dầu”, bệnh sốt càng thêm trầm trọng. Vì vậy, khi bị sốt không nên ăn trứng gà, hạn chế ăn những món có nhiều protein, nên uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi.
3.3. Người bệnh thận
Chức năng trao đổi chất trong cơ thể giảm mạnh khi bị viêm thận, lượng nước tiểu giảm làm thận không thể loại bỏ được hết những độc tố ra khỏi cơ thể. Trứng có thể làm tăng nhanh làm lượng urê trong cơ thể, khiến tình trạng viêm thận thêm trầm trọng, có thể gây nên nhiễm độc đường tiết niệu.
3.3. Người bị bệnh gan
Trứng gà có đủ gluxit, lipit, protit, vitamin và khoáng chất, hormon cùng các men. Trứng rất bổ nhưng lại khó tiêu nên khiến gan phải hoạt động nhiều hơn. Vì vậy, bệnh nhân mắc bệnh gan không nên ăn trứng để tránh khiến bệnh thêm nặng, dẫn đến xơ gan, viêm gan, ung thư gan…
Người bị bệnh thận, gan, đang sốt, tiểu đường không nên ăn trứng
Tìm hiểu trứng gà kỵ gì sẽ giúp bạn lên thực đơn cho gia đình an toàn hơn, tránh những ảnh hưởng xấu không đáng có. Nếu bạn cần biết thêm những thông tin về kiến thức dinh dưỡng hoặc các thiết bị tập luyện, chăm sóc sức khỏe tại nhà như ghế massage, xe đạp tập, máy chạy bộ… hãy truy cập website thương hiệu Elipsport hoặc gọi hotline 1800 6854.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
1 quả trứng gà có bao nhiêu calo?
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) chia sẻ, 1 quả trứng nhỏ 38g chứa 54 calo, quả trứng vừa 44g chứa 63 calo, quả trứng lớn 50g chứa 72 calo, quả trứng cực lớn 56g chứa 80 calo, trứng jumbo 63g chứa 90 calo.
Số lượng calo trong lòng đỏ và lòng trắng là bao nhiêu?
Lòng đỏ là nơi chứa nhiều dưỡng chất nhất trong trứng gà. 1 quả trứng gà lớn chứa 55 calo trong lòng đỏ và 17 calo trong lòng trắng.
Bà bầu có nên ăn trứng gà không?
Trong trứng gà chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin A và D, khoáng chất, chất béo rất cần thiết cho thai phụ. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn nhiều để tránh dư thừa cholesterol. Tối đa mỗi tuần ăn 3 – 4 lòng đỏ trứng, nếu muốn ăn trứng, hãy chọn lòng trắng.
Ăn trứng có gây dị ứng không?
Trứng là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng như buồn nôn, chuột rút và đôi khi nôn, nổi mề đay quanh miệng hoặc trên mặt, ngẹt mũi, tức ngực, ho, sốc phản vệ
Ăn trứng gà nhiều có tốt không?
Ăn trứng gà nhiều sẽ khiến cơ thể bạn nạp nhiều Cholesterol, gây nên những ảnh hưởng xấu đến cơ thể, nhất là bệnh về tim mạch.