Trước khi chọn ‘sống thử’ hãy nghiền ngẫm những cái được và cái mất

Mặc dù chưa được xã hội chấp nhận nhưng “sống thử” đã là một hiện trạng phổ biến dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống, đặc biệt là với sinh viên, công nhân và những người đi làm xa nhà.

Sống thử là gì?

Sống thử tiếng Anh là Cohabitation, ngoài ra còn được gọi là sống thử trước hôn nhân, chung sống như vợ chồng phi hôn nhân.

Sống thử là một hiện tượng xã hội, các cặp đôi yêu nhau về sống chung một nhà như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn hay tổ chức đám cưới và không được luật pháp công nhận cũng như bảo vệ.

Có nên sống thử hay không?

Luôn có 2 luồng ý kiến trái chiều về vấn đề sống thử, đó là có nên hay không nên. Nhiều người cho rằng việc sống thử sẽ giúp chúng ta hiểu rõ đối phương hơn trước khi đưa ra quyết định kết hôn, nếu rủi ro không hợp nhau thì chia tay đơn giản hơn ra tòa. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng sống thử mang nhiều hệ lụy, đặc biệt người con gái sẽ chịu nhiều thiệt thòi cũng như định kiến xã hội.

Vậy sống thử có nên hay không? Chúng ta cùng xem xét cái được và cái mất của lối sống này nhé!

Những cái “được” khi sống thử

Thứ nhất: Tiết kiệm chi tiêu sinh hoạt

co-nen-song-thu-truoc-hon-nhan-hay-khong-voh
 

Vì ai cũng sống xa nhà nên chi phí nhà ở, tiền sinh hoạt là rất lớn, để tiết kiệm những cặp đôi thường chọn về chung một nhà “góp gạo thổi cơm chung”. Sống thử giúp cặp đôi tiết kiệm được nhiều chi phí, đặc biệt là chi phí cho những buổi hẹn hò.

Thứ hai: Hiểu rõ thói quen sinh hoạt của đối phương

co-nen-song-thu-truoc-hon-nhan-hay-khong-voh-1
 

Có những người khi ra đường thì bóng loáng, chỉn chu nhưng nơi ở lúc nào cũng bề bộn, còn có người chỉ nhìn thấy một miếng rác dưới chân cũng lấy làm khó chịu, phải dọn dẹp ngay. Có người lười nấu nướng, có người không thích mùi vị đồ ăn bên ngoài nên luôn tự nấu ăn. Thói quen sinh hoạt của một người không thể chỉ gặp là biết được mà phải trải qua khoảng thời gian dài ở chung một nhà mới có thể biết được.

Thứ ba: Hiểu rõ hơn về tính cách của đối phương

co-nen-song-thu-truoc-hon-nhan-hay-khong-voh-2
 

Những khi giận dỗi, phát sinh cãi vã là lúc con người dễ dàng bộc lộ tính xấu nhất, đặc biệt khi ở chung có nhiều chung đụng lại càng dễ dàng nhìn thấu điều đó hơn. Khi bạn đau ốm cách người đó chăm sóc như thế nào, quan tâm như thế nào, khi sống chung rồi mới rõ ràng. Như vậy, để biết mình có chịu được tính cách của một người hay không sống chung mới có câu trả lời chính xác nhất.

Những cái “mất” khi sống thử

Thứ nhất: Định kiến xã hội

co-nen-song-thu-truoc-hon-nhan-hay-khong-voh-3
 

Xã hội Việt Nam những năm gần đây đã không còn suy nghĩ áp đặt như ngày xưa nhưng đối với việc sống thử vẫn chưa được chấp nhận, đặc biệt định kiến đè nặng lên người con gái.

Điển hình là khi một bà mẹ chọn dâu nếu phát hiện cô gái đã từng có một thời gian sống thử trước hôn nhân chắc chắn sẽ phản đối, dù cho người sống thử với cô là con trai bà. Trong suy nghĩ của những bà mẹ, một cô gái sống thử là người phóng túng, hư hỏng, dù có kết hôn rồi thì khi gặp người đàn ông khác cũng khó mà giữ được mình.

Hoặc giả dụ sau khi sống thử hai người cảm thấy không thể đi đến hôn nhân và chọn chia tay, người đàn ông sau này của cô gái liệu có chấp nhận việc cưới một người đã từng chung sống như vợ chồng với người đàn ông khác, anh ta chắc chắn sẽ phân vân và đắn đo.

Thứ hai: Không có không gian riêng, cảm thấy nhàm chán

co-nen-song-thu-truoc-hon-nhan-hay-khong-voh-4
 

Sống thử đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận dành toàn bộ thời gian của mình cho đối phương, nghĩ ngơi, ăn uống, xem phim… đều làm cùng nhau, bạn đi đâu, làm gì, gặp gỡ ai cũng khó mà không khai báo, cho nên việc có không gian riêng tư là không thể.

Đồng thời, tần suất gặp gỡ nhiều cũng dễ dàng khiến chúng ta quá hiểu nhau, chẳng có gì mới mẻ để tìm hiểu, để tò mò cho nên cũng mau chóng cảm thấy nhàm chán.

Thứ ba: Không biết đi về đâu khi xảy ra cãi vã, đổ vỡ

co-nen-song-thu-truoc-hon-nhan-hay-khong-voh-5
 

Vấn đề cãi vã khi sống chung chắc chắn sẽ xảy ra, khi đó chẳng ai muốn nhìn thấy đối phương và thường sẽ bỏ đi, nhưng biết đi về đâu. Mệt mỏi hơn là khi chia tay, món này tôi mua, món kia anh mua, món này chúng ta mua, biết chia như thế nào, rồi ai sẽ là người ở lại, ai là kẻ ra đi, tiền thuê nhà sau đó cũng sẽ trở thành gánh nặng.

Một số trường hợp vì vấn đề kinh tế mà khi chia tay cả hai vẫn chọn sống chung một nhà, thời gian sau một trong hai người có người mới, các mối quan hệ “dây mơ rễ má” càng trở nên phức tạp, nặng nề.

Thứ tư: Không có sự ràng buộc hay trách nhiệm rõ ràng

co-nen-song-thu-truoc-hon-nhan-hay-khong-voh-6
 

Sống thử là sự tự nguyện của cả hai mà không được pháp luật hay xã hội thừa nhận, chính vì vậy họ không chịu bất cứ sự ràng buộc hôn nhân hay nghĩa vụ gia đình nào theo quy định luật hôn nhân, điều này dẫn đến nhiều hệ lụy khi các cặp đôi xuất hiện bất đồng trong cuộc sống sinh hoạt.

Đặc biệt khi xảy ra những chuyện ngoài ý muốn như có thai hoặc kết thúc việc sống thử và phân chia tài sản chung của hai người cũng gây ra nhiều rắc rối và tranh cãi.

Sống thử là một quyết định quan trọng, cho nên trước khi đưa ra lựa chọn bạn hãy suy nghĩ thật chín chắn rằng mình sẽ được gì và mất gì nếu “góp gạo thổi cơm chung” với người này. Đừng chạy theo trào lưu hay nghĩ đơn giản rằng “thử” thì sẽ không sao mà vô tình ôm một nỗi đau lớn trong đời.

Nguồn ảnh: Internet

Rate this post

Viết một bình luận