Trường Đại học Sân khấu điện ảnh thi khối gì

Khối S là khối thi năng khiếu, phù hợp với những bạn trẻ có đam mê, tài năng về điện ảnh, âm nhạc cùng một số môn nghệ thuật khác. Vì vậy mà các môn thi vào ngành này cũng chủ yếu xoay quanh lĩnh vực âm nhạc, hội họa,…

Nội dung chính

  • Khối S có những môn gì?
  • Thi khối S cần điều kiện gì?
  • Điều kiện dự thi
  • Hình thức tuyển sinh
  • Khối S có những trường nào?
  • Video liên quan

Trường Đại học Sân khấu điện ảnh thi khối gìMôn thi, tổ hợp môn xét tuyển khối S

Chúng ta thường dành tình cảm đặc biệt với những nghệ sĩ nổi tiếng như: Trường Giang, Trấn Thành, Mạc Văn Khoa,… với lối dẫn chương trình, kể chuyện hài hước. Chắc hẳn trong thâm tâm mỗi chúng ta luôn tự hỏi họ tốt nghiệp từ trường nào, thi khối gì? Họ không theo các khối cơ bản như khối A, khối B, khối C, D mà theo các khối thi năng khiếu và đa số đều là cựu sinh viên của các trường Đại học Sân khấu – điện ảnh. Khi ngành giải trí nước nhà ngày càng phát triển mạnh mẽ, cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên theo đuổi ngành này ngày càng lớn.

Khối S có những môn gì?

Khối S có những môn gì? Hiện nay, khối S được tách ra thành 2 khối con, đó là:

  • S00: Ngữ Văn, Năng khiếu SKĐA1, Năng khiếu SKĐA2
  • S01: Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2

Thi khối S cần điều kiện gì?

Điều kiện dự thi

Thí sinh thi khối S tương lai sẽ trở thành người biểu diễn trước công chúng nên tiêu chuẩn về ngoại hình khá quan trọng. Tuy nhiên, cũng không quá khắt khe.

  • Về chiều cao: từ 1,55 m trở lên với nữ và 1,65m trở lên với nam đối với ngành diễn viên sân khấu điện ảnh, diễn viên chèo, diễn viên Rối, diễn viên Cải Lương.
  • Độ tuổi: 17 – 22 tuổi
  • Giọng nói: không bị ngọng hay dị tật khác.
  • Đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng múa đối với ngành biên đạo múa
  • Đã tốt nghiệp THPT, có năng khiếu trong lĩnh vực múa đối với ngành Biên đạo múa đại chúng.
  • Biết sử dụng máy cơ, đối với ngành quay phim điện ảnh.
  • Ngành biên đạo múa: Đã tốt nghiệp Trung cấp hoặc Cao đẳng múa

Hình thức tuyển sinh

Đối với các môn năng khiếu, thí sinh sẽ phải trải qua các vòng thi, sơ tuyển và chung tuyển.

* Vòng sơ tuyển:

– Kiến thức chung văn hóa, xã hội và văn học nghệ thuật đối với các ngành Biên kịch, Đạo diễn, Quay phim, Lý luận & phê bình, Nhiếp ảnh, Âm thanh và Dựng phim.

Thí sinh tham dự thi phải chuẩn bị và trình bày một bài thi có chủ đề liên quan đến ngành mà mình đăng ký, có thể một đoạn văn xuôi hay một bài thơ; chuẩn bị và diễn một tình huống không có nhân vật thứ hai trong thời gian khoảng 10 phút đối với các ngành diễn viên.

Kiểm tra kỹ năng múa cơ bản, thí sinh phải thực hiện vài ba động tác múa cổ điển Châu Âu, múa dân gian hay múa hiện đại ở Việt Nam theo yêu cầu, nghe nhạc và trình bày theo nhạc đối với các ngành Biên đạo múa, Huấn luyện múa.

Kiểm tra cách kết hợp các nhịp múa theo sự chỉ đạo của Ban giám khảo về một số thể loại múa như: hiện đại, khiêu vũ quốc tế, dân gian dân tộc, kiểm tra cảm xúc âm nhạc đối với các ngành Biên đạo múa đại chúng.

Thí sinh bắt buộc phải nộp kèm bài vẽ minh họa khi đăng ký dự thi đối với ngành thiết kế mỹ thuật, sân khấu điện ảnh, hoạt hình.

Trường Đại học Sân khấu điện ảnh thi khối gì

*Vòng chung tuyển

Đối với môn năng khiếu thứ nhất:

Sáng tác tiêu phẩm điện ảnh, nhân hệ số 2 (HS2) đối với nhóm ngành Biên kịch

Xem phim sau đó viết bài phân tích bộ phim vừa xem đối với các ngành Quay phim(hs1, Biên tập(hs2),Lý luận & phê bình điện ảnh -truyền hình(hs2), Đạo diễn(hs2), Công nghệ dựng phim(hs1), Âm thanh(hs1).

Viết bài phân tích tác phẩm nhiếp ảnh đối với nhóm ngành nhiếp ảnh.

Xem đoạn băng hình vở diễn sau đó viết bài phân tích (hs2) với ngành Lý luận & phê bình Sân khấu.

Viết ý tưởng thiết kế về âm thanh và ánh sáng cho một tình huống kịch (hs1) với ngành Đạo diễn Âm thanh Ánh sáng sân khấu.

Viết đề cương một kịch bản lễ hội (hs1) với Đạo diễn sự kiện Lễ hội

Môn năng khiếu thứ hai:

Thi vấn đáp với nhóm ngành Đạo diễn, Biên kịch, Lý luận và phê bình, Công nghệ dựng phim, Âm thanh,

Thực hành chụp ảnh với nhóm ngành Quay phim, Nhiếp ảnh.

– Biểu diễn một tiểu phẩm sân khấu theo đề thi với nhóm ngành Diễn viên kịch:

– Hát theo cữ giọng quy định, theo nhạc chuyên ngành, kiểm tra thẩm âm, tiết tấu cảm, múa các động tác theo yêu cầu của BGK và biểu diễn 1 tiểu phẩm sân khấu theo đề thi với nhóm ngành Diễn viên chèo, cải lương, rối.

– Thể hiện một tiểu phẩm theo đề thi (2 đến 3p) không sử dụng quá 2 diễn viên và thí sinh phải trực tiếp tham gia trình bày với nhóm ngành Biên đạo múa, Huấn luyện múa.

Khối S có những trường nào?

Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội sẽ liệt kê danh sách một số ngành đào tạo cho thí sinh tham khảo và lựa chọn: tương ứng Mã ngành/ Tên ngành

  • 52210236 Quay phim điện ảnh
  • 52210236 Quay phim truyền hình
  • 52210235 Đạo diễn điện ảnh
  • 52210227 Đạo diễn sân khấu
  • 52210235 Đạo diễn truyền hình
  • 52210243 Biên đạo múa
  • 52210233 Biên kịch điện ảnh truyền hình
  • 52210231 Lý luận, phê bình điện ảnh truyền hình
  • 52210301 Nhiếp ảnh
  • 52210406 Thiết kế mỹ thuật sân khấu điện ảnh
  • 52210234 Diễn viên kịch điện ảnh truyền hình
  • 52210226 Diễn viên sân khấu kịch hát
  • 52210244 Huấn luyện múa

Các trường tuyển sinh đào tạo khối S hiện nay bao gồm:

  • Trường Đại học Sân Khấu Điện Ảnh
  • Trường Đại học Sư Phạm Nghệ Thuật Trung Ương
  • Trường Đại học Văn Hóa Nghệ Thuật Quân Đội

Hy vọng qua bài viết trên, thí sinh đã trả lời được các câu hỏi khối S thi môn gì, khối S có những ngành nào. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo tất cả các khối thi đại học khác tại ĐÂY. Chúc các bạn lựa chọn được ngành nghề và trường đào tạo như ý đồng thời có nhiều động lực để quyết tâm theo đuổi đam mê đến cùng.

Rate this post

Viết một bình luận