Trường từ vựng là gì? Đặc điểm & cách xác định trường từ vựng

Trường từ vựng là gì? Đặc điểm & cách xác định trường từ vựng

Đánh giá bài viết

Đánh giá bài viết

Trường từ vựng là một thuật ngữ dược dùng phổ biến trong ngôn ngữ học, được hình thành trên mối quan hệ về nghĩa một cách đa chiều giữa các đơn vị từ vựng. Vậy trường từ vựng là gì?

Bài viết dưới đây sẽ ôn tập lại phần kiến thức trường từ vựng lớp 8 cùng những ví dụ trường từ vựng để hỗ trợ các em soạn bài trường từ vựng một cách tốt nhất cũng như vận dụng được lý thuyết phần kiến thức này để giải các bài tập liên quan.

Trường từ vựng là gì?

Trường từ vựng là một khái niệm đặc biệt quan trọng trong tiếng Việt, mang ý nghĩa lớn trong việc sử dụng ngôn ngữ được linh hoạt và chính xác. Như vậy, trường từ vựng có thể hiểu đơn giản là tập hợp các đơn vị từ vựng có mối liên hệ với nhau dựa trên một tiêu chí nhất định nào đó.

Trường từ vựng lớp 8 là gì?

Cụ thể hơn thì trường từ vựng là một khái niệm chỉ tập hợp những từ có điểm chung với nhau về nét nghĩa. Ví dụ: Trường từ vựng trường học bao gồm các từ như: sân trường, lớp học, học sinh, thầy cô, sách vở,…

Phân loại các trường từ vựng

Từ định nghĩa trường từ vựng là gì, dựa vào mối quan hệ về nghĩa giữa các đơn vị từ, người ta chia trường từ vựng thành 3 nhóm chính gồm: Trường tuyến tính, trường trực tuyến và trường liên tưởng.

Trường tuyến tính

Tập hợp các từ nằm trên trục tuyến tính và thường có khả năng kết hợp với một từ hoặc nhiều từ khác tại trục đó người ta gọi là trường tuyến tính. Để xác lập các trường từ vựng tuyến tính ta cần thực hiện các bước như sau:

  • Chọn một từ bất kỳ làm gốc.
  • Chọn tất cả các từ có thể kết hợp với từ vừa được chọn để tạo thành chuỗi tuyến tính hay còn gọi là cụm từ hoặc câu.

Ví dụ: Xét trường từ vựng “Làm” bao gồm bài tập, bác sĩ, công nhân, giáo viên, học sinh, ca sĩ,….

Trường trực tuyến

Trường trực tuyến bao gồm trường từ vựng biểu niệm và trường từ vựng biểu vật; chúng mang các đặc điểm như sau:

  • Trường biểu vật: là tập hợp các từ mang nét chung về ý nghĩa biểu thị vật hay còn gọi là các từ đồng nghĩa.

Để xác lập trường này, ta cần chọn một danh từ làm gốc có ý nghĩa biểu thị sự vật, sau đó thu thập các từ ngữ có phạm vi biểu vật với danh từ mà ta đã chọn làm cơ sở lúc ban đầu.

Ví dụ: Chọn từ “Tôm” là danh từ biểu thị sự vật làm gốc, ta được các trường từ vựng như sau:

– Tên gọi các loài tôm: Tôm hùm, tôm sú, tôm cờ, tôm gai, tôm he, tôm thẻ, tôm sắt,…

– Các bộ phận cấu tạo: mắt, râu, chân, tấm lái,…

– Hình dáng, kích thước: To, vừa, nhỏ,…

– Mục đích sử dụng: Giống, cảnh, thức ăn,…

  • Trường biểu niệm: là tập hợp bao gồm những từ có chung nghĩa về biểu niệm.

Để xác lập trường này, ta chọn một cấu trúc câu biểu niệm làm cơ sở sau đó thu thập các từ có chung cấu trúc biểu niệm gốc ban đầu ta đã chọn đó.

Các trường từ vựng cơ bản bạn cần biết.

Trường liên tưởng

Trường liên tưởng là trường từ vựng gồm các từ được xuất hiện do sự liên tưởng linh hoạt với một từ gốc bất kỳ nào đó.

Để xác lập trường này, đầu tiên ta cần chọn ra một từ làm gốc sau đó xác định những từ khác dựa vào mối quan hệ khác nhau với từ gốc ban đầu.

Ví dụ: Trường từ vựng “ công ty” bao gồm:

– Liên tưởng mối quan hệ trong công ty: giám đốc, trưởng phòng, bảo vệ, nhân viên,…

– Liên tưởng đến hoạt động: làm việc, đào tạo, trao đổi, ký hợp đồng,…

– Liên tưởng đến địa điểm: văn phòng, phòng họp, phòng chờ,…

– Liên tưởng về tính chất: chuyên nghiệp, chăm chỉ,…

 

Đặc trưng của trường từ vựng

  • Trường từ vựng thực chất là hệ thống các đơn vị từ có mối liên quan với nhau và thường được phân chia cấp bậc. Nghĩa là những từ ở cấp cao hơn sẽ có nét nghĩa rộng hơn một số từ khác. Do đó, có nhiều trường từ vựng nhỏ liên quan nhau được bao hàm trong trường từ vựng gốc.

Ví dụ:

a. Trường từ vựng “Động vật” gồm nhiều trường từ vựng nhỏ bên trong như:

+ Tên gọi các loài: con ong, con chim, con trâu, đà điểu, bồ câu, tê tê, sư tử, báo, gà, chó, mèo,…

+ Tên gọi của đặc trưng từng loại: ong bắp cày, ong vò vẽ, ong mật, ong vàng,…

+ Tên gọi bộ phận của động vật: đầu, chân, mắt, ngà, sừng, lông,…

b. Trường từ vựng “ Người” gồm các trường từ vựng nhỏ sau:

+ Giới tính của người: nam, nữ,…

+ Nghề nghiệp: bác sĩ, giáo viên, ca sĩ, nhạc sĩ, học sinh, sinh viên,…

+ Đặc điểm ngoại hình: cao, thấp, béo, gầy, vừa,..

+ Đặc điểm tính cách: nóng tính, hài hước, thân thiện, hòa đồng,…

+ Chỉ tuổi tác: Thanh niên, thiếu niên, cao tuổi, thiếu nhi,…

Ví dụ trường từ vựng về mắt gồm nhiều trường từ vựng nhỏ bên trong chỉ: đặc điểm về mắt, hoạt động của mắt, bộ phận của mắt và bệnh về mắt.

  • Một từ vựng có thể vừa thuộc trường từ vựng này đồng thời cũng thuộc trường từ vựng khác. Những từ vựng này thường là những từ nhiều nghĩa.

Từ “lành” thuộc đồng thời 3 trường từ vực khác nhau như: Trường từ vựng chỉ tính cách con người, trường từ vựng chỉ tính chất món ăn hay trường từ vựng chỉ tính chất sự vật.

  • Nghĩa của một từ bất kỳ có thể được chuyển đổi nhờ vào các phương thức như: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,… Các thủ thuật này thường được áp dụng rất nhiều trong văn học. Đây thực chất là một cách để chuyển đổi trường từ vựng, nghĩa là mang trường từ vựng chỉ sự vật hiện tượng này gán cho một sự vật hoặc hiện tượng khác.

Chính nhờ sự linh hoạt trong chuyển đổi nghĩa của từ như vậy mà ngữ nghĩa của từ vựng ngày càng đa dạng giúp nhu cầu truyền đạt của con người được đáp ứng tối đa.

Một số bài tập trường từ vựng hay gặp

Bài tập 1: Hãy tìm các từ thuộc các trường từ vựng dưới đây:

a. Trường từ vựng “Đồ dùng học tập”.

b. Trường từ vựng “Thực vật”.

Giải:

a. Hộp bút, bút chì, bút mực, bút màu, bút xóa, thước kẻ, eke, compa, sách, vở, tẩy,…

b. Cây xanh, cây thông, cây lá đỏ, hoa hồng, hoa huệ, rau xanh, rau bắp cải,…

Bài tập 2: Cho các dãy từ dưới đây. Hãy xác định tên trường từ vựng của chúng.

  1. Vui, buồn, sợ hãi, phấn khởi, lo âu.
  2. Xe đạp, ô tô, xe tải, xe máy, xe xích lô.
  3. Nắm, giữ, kéo, đẩy, hất.
  4. Tủ, rương, vali, hòm, thùng.
  5. Hung dữ, độc ác, hiền lành, nhân hậu, cởi mở.
  6. Cao tuổi, thiếu nhi, thiếu niên, trung niên, thanh niên.
  7. Bài tập về nhà, bài tập cũ, bài tập mới, thuộc lòng, bài kiểm tra.

Giải:

  1. Trường từ vựng chỉ trạng thái tâm lý.
  2. Trường từ vựng về phương tiện giao thông (đường bộ).
  3. Trường từ vựng chỉ động tác của tay (hành động).
  4. Trường từ vựng chỉ vật dụng trong gia đình.
  5. Trường từ vựng về tính cách con người.
  6. Trường từ vựng chỉ người (độ tuổi).
  7. Trường từ vựng về học tập.

Bài tập 3: Cho bài thơ sau, xác định các từ in đậm trong bài thơ thuộc trường từ vựng nào?

Chàng cóc ơi ! Chàng cóc ơi!

Thiếp bén duyên chàng có thế thôi

Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé

Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi

                                                                               Hồ Xuân Hương

Giải: Các từ in đậm trong bài thơ đã cho của Hồ Xuân Hương thuộc trường từ vựng “Động vật” (thuộc loài ếch nhái).

Bài tập 4: Viết đoạn văn có sử dụng trường từ vựng trường học.

Bài làm:

Bạn còn nhớ lần đầu tiên bạn đi học như thế nào không? Còn trong trí nhớ của tôi buổi đầu tiên tôi đi học diễn ra hết sức khó khăn. Tôi đã khóc suốt quãng đường đi cùng mẹ tới lớp học. Buổi học hôm đó tôi đã rất muốn về nhà bởi có rất nhiều học sinh nhưng lại không có một ai tôi quen biết.

Các ngày tiếp theo vẫn diễn ra như thế. Mãi cho đến một tuần sau tôi mới bắt đầu làm quen và nói chuyện nhiều với bạn bè, thầy giáo, cô giáo. Khi đó, tôi cảm thấy rất vui và thích đi học. Tôi cùng các bạn trong lớp chơi rất nhiều trò chơi cùng nhau tại sân trường trong khi chúng tôi được giải lao giữa các tiết học. Lần đầu tiên đi học của tôi là như thế đó.

Các từ thuộc trường từ vựng “Trường học” được sử dụng trong đoạn văn gồm: lớp học, học sinh, thầy giáo, cô giáo, sân trường.

Lời kết

Qua bài viết trường từ vựng là gì mà chúng tôi vừa chia sẻ đủ thấy được sự đa dạng và phong phú của tiếng Việt. Hy vọng các bạn có thể nắm rõ được phần kiến thức này cũng như vận dụng các cách xác định trường từ vựng để giải các bài tập liên quan đến trường từ vựng.

Rate this post

Viết một bình luận