Truyện cổ tích có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta? Trả lời câu hỏi trang 37 SGK Ngữ văn 6 tập 1 bộ sách Chân trời sáng tạo (Bài 2: Miền cổ tích)
Cùng Đọc tài liệu tham khảo cách trả lời câu hỏi trang 37 SGK Ngữ văn 6 tập 1 (Chân trời sáng tạo) về ý nghĩa của truyện cổ tích đối với cuộc sống của chúng ta.
Thể loại truyện cổ tích là gì?
– Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc.
– Một số kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích là:
+ Nhân vật bất hạnh: người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,…
+ Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ
+ Nhân vật thông minh và nhân vật ngôc nghếch
+ Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, có tính cách như con người)
– Đặc trưng của truyện cổ tích:
+ Thường có yếu tố hoang đường, kì ảo
+ Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
Ý nghĩa của truyện cổ tích
+ Truyện cổ tích luôn là món ăn tinh thần được ưa chuộng nhất của trẻ nhỏ: Bởi vì trong những câu chuyện cổ tích đó, bọn trẻ có thể tha hồ suy nghĩ, tưởng tượng ra rất nhiều hình ảnh phong phú khác nhau về niềm tin, cuộc sống và những điều thần thoại mà người lớn vốn không mấy quan tâm nhưng với chúng lại thật phi phàm, đáng ngưỡng mộ.
+ Truyện cổ tích luôn hướng đến những cái đẹp hoàn mỹ, ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp của nhân dân ta.
+ Truyện cổ tích còn giúp trẻ hiểu hơn về cội nguồn dân tộc. Những câu truyện cổ tích đều được dân gian sáng tác và bắt nguồn từ lòng tự hào dân tộc. Qua đó giúp các em hiểu thế nào là tình yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc, ghi nhớ công ơn của cha ông ta.
Ý nghĩa một số câu truyện cổ tích
1. Ý nghĩa truyện ăn khế trả vàng
Truyện ăn khế trả vàng là một câu truyện rất hay, một câu truyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả mọi người. Câu truyện ăn khế trả vàng còn mang tính giáo dục cho trẻ nhỏ để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này. Truyện còn muốn nhắc nhở rằng là anh em ruột thịt với nhau thì phải biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau đừng vì đồng tiền mà làm việc tàn nhẫn với nhau.
2. Ý nghĩa truyện Thạch sanh
Truyện kể về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hài, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống lại quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, cồn lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
3. Ý nghĩa truyện Sọ Dừa
– Hiện thực của những con người có dố phận bất hạnh: họ bị khiếm khuyết, dị dạng nhưng họ lại phải chịu thêm nỗi đau về tinh thần, chịu sự khinh thường, dè bỉu của những người xung quanh.
– Gửi gắm những ước mơ, khát vọng sống, khát khao hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình bình dị của tất cả mọi người.
– Ca ngợi tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau cũng như lòng nhân ái giữa người – người trong cuộc sống.
– Kết thúc câu hỏi truyện cổ tích có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta? – Soạn văn 6 sách chân trời sáng tạo