Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng đọc qua các câu chuyện cổ tích dân gian, nhờ có những câu chuyện ấy mà tuổi thơ mỗi người lại có thêm những màu sắc thú vị khác nhau. Vậy có bao giờ bạn băn khoăn tìm kiếm câu trả lời truyện cổ tích là gì? Những đặc trưng của truyện cổ tích gồm những đặc trưng nào chưa? Hãy cùng đi tìm lời giải chi tiết và chính xác nhất trong bài viết sau nhé!
Truyện cổ tích là phần tuổi thơ của rất nhiều bạn nhỏ Việt Nam
Khái niệm truyện cổ tích là gì?
Truyện cổ tích là được xem là một thể loại truyện mang nét tự sự dân gian, các yếu tố trong truyện đều sử dụng nghệ thuật kỳ ảo để thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của con người về các vấn đề của cuộc sống, xã hội từ xa xưa. Thông qua đó, truyện cổ tích cũng nêu lên quan điểm về sự công bằng, công lý cho một xã hội tốt đẹp hơn, người ở hiền sẽ gặp lành và dĩ nhiên người ác sẽ bị trừng trị thích đáng.
Truyện cổ tích có các hình thức chủ yếu đó là:
-
Truyện cổ tích mang tính phiêu lưu: nội dung của các thể loại truyện này đó là hành trình khám phá, phiêu lưu của các nhân vật và các phiêu lưu này đều hoàn toàn là giả tưởng.
-
Truyện cổ tích thần kỳ: là cốt truyện mang xu hướng hư ảo, thần kỳ về các con vật, sự việc hoàn toàn không có trong cuộc sống như chuyện về chằn tinh, mãng xà,…hay là người đội lốt thú vật, quả thị như truyện “Tấm Cám”, “Sọ Dừa”…
-
Truyện cổ tích về loại vật: Nhân vật chính của các câu chuyện này không phải là con người mà là con vật, muôn loài với phép nhân hoá với con người, truyện hướng đến những ý nghĩa bài học làm người, đạo lý xã hội.
Truyện cổ tích “Sọ Dừa” là một trong những truyện cổ tích được yêu thích nhất
Một số đặc trưng tiêu biểu của truyện cổ tích
Truyện cổ tích có những đặc trưng tiêu biểu như sau:
-
Tư tưởng của truyện cổ tích: Các câu chuyện cổ tích đều có những bài học ý nghĩa về cách sống, cách làm người đi kèm với đó là quy luật nhân quả về cuộc sống. Các kết thúc của tất cả các câu truyện đều mang tư tưởng, những niềm tin về đạo lý sống ở hiền sẽ gặp lành, tinh thần vui vẻ, lạc quan dù cuộc sống có khó khăn và vất vả bao nhiêu. Ngoài ra, các bài học đạo đức cũng được lồng ghép khéo léo vào cốt truyện để nhắc nhở mỗi người nên sống có ý nghĩa, tốt đẹp hơn, hướng đến những giá trị chân thiện mỹ trong cuộc sống.
Ví dụ: Truyện “Tấm Cám” là bài học về lẽ sống ở hiền gặp lành, bài học về ý thức đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho bản thân trước sự chà đạp của các thế lực gian tà. Truyện “Sự tích quả dưa hấu” là bài học về đức tính cần cù, tự nỗ lực, về giá trị của sức lao động chân chính…
-
Yếu tố hư cấu, ảo tưởng trong truyện cổ tích: Đặc trưng của truyện cổ tích này có lẽ là quan trọng nhất trong các nội dung của truyện cổ tích. Những yếu tố ảo tưởng, hư cấu đã góp phần tạo nên sự thú vị, lôi cuốn cho các câu chuyện cổ tích Việt Nam. Các yếu tố này góp phần dẫn dắt câu chuyện đi đến phần đỉnh điểm, nhằm giải quyết các xung đột, vấn đề trong truyện và nó cũng giúp cho các ước mơ của nhân vật chính của truyện thực hiện được khát vọng mong muốn của mình.
-
Xây dựng nhân vật trung tâm của truyện: Hầu hết trong các nội dung của truyện cổ tích đều có những nhân vật chính mang tính cách là một người hiền lành, bị kẻ ác ức hiếp và luôn chịu sự thua thiệt từ các tầng lớp cao hơn… Và qua tất cả các kiếp nạn thì cuối cùng nhân vật chính ấy cũng có một kết thúc đẹp. Qua các xây dựng nhân vật của truyện cổ tích, tác giả còn gửi gắm một thông điệp cho người đọc rằng “Ở hiền gặp lành”, đồng thời thể hiện một khát vọng cho nhân dân lao động về cuộc sống công bằng, hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Truyện cổ tích “Tấm Cám” thể hiện rõ quan điểm về việc ở hiền gặp lành
-
Truyện cổ tích có cốt truyện chặt chẽ, hoàn chỉnh: Sự phát triển cốt truyện của cổ tích khá hoàn chỉnh gồm có mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút như một cốt truyện hiện đại.
Ví dụ: Sự phát triển của cốt truyện trong truyện cổ tích “Tấm Cám”:
+ Mở đầu: giới thiệu về nhân vật Tấm trong mối quan hệ gia đình với nhân vật Cám và Dì ghẻ.
+ Thắt nút, phát triển xung đột: những lần Tấm bị Dì ghẻ và Cám đối xử bất công: trộm giỏ tép, bị bắt mất cá bống, bị trộn thóc lẫn gạo bắt nhặt, không cho đi xem hội. Sau đó nhờ sự giúp đỡ của Bụt, cuối cùng Tấm cũng đến hội, gặp vua và trở thành hoàng hậu.
+ Cao trào: Tấm bị mẹ con Dì ghẻ sát hại, vùng lên đấu tranh qua những lần hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị.
+ Mở nút: nhà vua tìm thấy Tấm, đón về hoàng cung, trừng trị mẹ con Cám.
Phân biệt truyện cổ tích với truyện thần thoại, truyện truyền thuyết
Truyện cổ tích, truyện thần thoại và truyện truyền thuyết có điểm giống nhau đó là đều là tác phẩm tự sự dân gian, đều có các yếu tố hoang đường, kì ảo.
Về điểm khác nhau giữa ba thể loại văn bản trên đó là:
1. Về nội dung thể hiện trong tác phẩm
-
Truyện thần thoại ra đời sớm hơn cổ tích. Truyện thần thoại thể hiện quan niệm của người xưa về nguồn gốc của thế giới và xung quanh cuộc sống.
-
Truyền thuyết khai thác đề tài có tính lịch sử. Cổ tích khai thác đề tài thế sự, đời tư: câu chuyện gia đình, anh em, bạn bè, người thân các mâu thuẫn xung đột của họ, đặc biệt là trong xã hội phong kiến.
-
Truyện cổ tích lại là những câu chuyện gia đình, anh em, bạn bè, người thân các mâu thuẫn xung đột của họ, đặc biệt là trong xã hội phong kiến.
2. Về nhân vật xuất hiện trong tác phẩm
-
Nhân vật trong thần thoại thường là các vị thần, những anh hùng
-
Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết gắn với các nhân vật lịch sử, có tính chất lịch sử, nên ít nhiều có tính xác thực.
-
Nhân vật trong cổ tích là những người thấp cổ, bé họng, bị áp bức bất công trong xã hội có giai cấp.
3. Về kết thúc câu chuyện
-
Truyền thuyết, thần thoại: kết thúc truyện thường dạng mở
-
Cổ tích: thông thường là kết thúc có hậu, người hiền lành được phù trợ, sống hạnh phúc, còn kẻ độc ác bị trừng trị, chịu hình phạt…
4. Phong cách sáng tạo ở các tác phẩm
-
Nếu đi vào thế giới của truyền thuyết và thần thoại, ta được sống trong không khí lịch sử thiêng liêng, trang trọng thì cổ tích đưa ta vào cuộc sống đời thường gần gũi, thân mật.
Truyện cổ tích là những câu chuyện khai thác đề tài gần gũi trong cuộc sống
Qua bài viết phân tích trên về khái niệm truyện cổ tích là gì? Những đặc trưng của truyện cổ tích là những đặc trưng nào, hi vọng bạn đã có những kiến thức đúng nhất xung quanh vấn đề về truyện cổ tích. Thế giới truyện cổ tích luôn là một thế giới đầy ắp sự thú vị, chính những câu chuyện ấy đã đánh thức trí tưởng tượng của các em nhỏ, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ theo cách ngọt ngào nhất. Các bậc phụ huynh hãy sưu tầm những câu chuyện thiếu nhi hay để đọc cho con trẻ ngay nhé!
Xem thêm: