Nội dung chính
- 1.2. Thực hành kể lại một truyện cổ tích
- Lời kết
- Soạn bài Kể lại một truyện cổ tích
- Hỏi đáp bài Kể lại một truyện cổ tích Ngữ văn 6
- Video liên quan
Bạn đang xem: Kể lại một truyện cổ tích – Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo
Bài học Kể lại một truyện cổ tích dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng kể chuyện trước một tập thể. Từ đó, các em sẽ thành thạo hơn về kĩ năng nói trước đám đông. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
– Khái niệm: Kể lại một truyện cổ tích thuộc loại văn kể chuyện, trong đó, người viết kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của mình.
– Yêu cầu đối với kiểu bài:
+ Người kể sử dụng ngôi thứ ba.
+ Các sự việc được trình bày theo trình tự thời gian.
+ Đảm bảo kể được đầy đủ các sự việc quan trọng trong truyện, đặc biệt là các yếu tố kì ảo, hoang đường.
1.2. Thực hành kể lại một truyện cổ tích
Thực hành kể lại trước tập thể một truyện cổ tích theo các bước sau:
– Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói:
+ Đề tài: Kể lại truyện cổ tích.
+ Người nghe: thầy cô, bạn bè…
+ Mục đích: Kể lại một truyện cổ tích.
+ Không gian và thời gian nói: Dự định sẽ nói ở đâu? Trong bao lâu?
– Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu về truyện cổ tích sẽ kể.
+ Thân bài: Dựa vào những sự kiện chính của truyện cổ tích để kể lại câu chuyện.
+ Kết bài: Cảm nghĩ chung về truyện cổ tích đã kể.
– Bước 3: Luyện tập và trình bày:
+ Chú ý cách sử dụng giọng điệu (cao, thấp, to, nhỏ, nhanh, chậm…) phù hợp khi kể về các nhân vật, sự việc khác nhau. Kết hợp lời kể với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, để nội dung được kể hấp dẫn hơn.
+ Khi trình bày, cần nội dung theo thứ tự, lựa chọn từ ngữ thích hợp với ngôn ngữ nói, tránh dùng ngôn ngữ viết.
– Bước 4: Trao đổi, đánh giá.
Bài tập: Em hãy hoàn thành một bài văn kể về một truyện cổ tích em đã đọc và thực hành kể cho các bạn trong lớp nghe về truyện cổ tích đó.
a. Hướng dẫn giải:
– Chọn truyện để kể phải phù hợp với chuẩn mực, những truyện đã đọc như:
+ Em bé thông minh
+ Sọ Dừa,…
b. Lời giải chi tiết:
Chọn truyện cổ tích Em bé thông minh:
Trong kho tàng truyện cổ tích của dân tộc ta, em rất thích các câu chuyện về những nhân vật có tài trí hơn người. Trong đó, em thích nhất là câu chuyện Em bé thông minh.
Câu chuyện bắt đầu tại một làng nọ, có hai cha con tuy nghèo nhưng sống rất hạnh phúc. Đặc biệt là người con trai, không chỉ ngoan ngoãn mà còn vô cùng thông minh. Một hôm, khi hai cha con đang cày ruộng thì gặp sứ giả đến hỏi chuyện. Thì ra, ông ấy được nhà vua phái đi tìm kiếm người những người hiền tài để xây dựng đất nước. Trước câu đố hóc búa của sứ giả, rằng con trâu kia một ngày có thể cày được mấy đường, thì cậu bé đã dễ dàng hóa giải khi thách đố ngược lại ông ta rằng hãy nói xem ngựa của sứ giả một ngày đi được bao nhiêu bước. Sự tài trí đó của cậu bé đã khiến cậu nhanh chóng được nhà vua chú ý đến.Tuy nhiên, nhà vua vẫn chưa yên tâm nên tiếp tục thử tài cậu. Lần thứ nhất, vua đưa cho làng cậu bé ba con trâu đực cùng ba thúng gạo nếp, yêu cầu sau một năm giao nộp chín con trâu.
Thật bất ngờ, cậu bé đã lên kinh, đố ngược lại nhà vua, rằng hãy làm cho cha cậu sinh em bé. Còn số trâu và gạo nếp kia, cậu đã cùng ca rlangf đem ra ăn uống no say rồi. Sự thông minh, nhanh nhạy của cậu làm vua rất thích thú. Tuy nhiên, ngài vẫn quyết định thử tài cậu thêm lần nữa. Lần này, nhà vua đã yêu cầu cậu bé mổ một con chim sẻ để làm ra ba mâm cỗ. Nhưng yêu cầu này chẳng làm khó được cậu. Ngay lập tức, cậu bé đem ra một chiếc kim khâu và nhắn nhủ, nhờ nhà vua mài nó thành một con dao để mổ thịt chim. Đến lần này, thì nhà vua hoàn toàn thán phục trước trí tuệ cao siêu của cậu.
Đúng thời gian đó, có sứ giả của nước láng giềng sang thăm. Mục đích là tra tim xem nước ta có người tài hay không, để tiến hành xâm lược. Hắn đưa ra một câu hỏi vô cùng hóc búa để thực hiện mục đích. Cả triều trình cùng nhau căng não nhưng không ai biết cách nào để đưa sợi chỉ mảnh qua đường ruột ốc cả. ẤY vậy mà, ngay khi vừa nghe câu đố, em bé đã đưa ra được câu trả lời ngay. Biết vậy, tên sứ giả vội trở về nước bẩm tấu, rằng không nên tấn công nước ta vì nước ta có người rất tài giỏi. Sau lần đó, cậu bé được phong làm trạng nguyên, và thường xuyên được nhà vua mời sang hỏi về chuyện nước nhà.
Sau khi đọc câu chuyện “Em bé thông minh”, em rất khâm phục trí tuệ cao siêu, vốn hiểu biết sâu rộng của cậu bé nhỏ tuổi. Và lấy đó làm động lực để cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn nữa.
(Sưu tầm)
Lời kết
– Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Nắm được các bước kể một truyện cổ tích.
+ Rèn luyện kĩ năng nói trước đám đông.
+ Nâng cao kĩ năng kể chuyện thu hút người nghe.
Soạn bài Kể lại một truyện cổ tích
Bài học Kể lại một truyện cổ tích hy vọng sẽ giúp các em nắm được những yêu cầu và cách thức khi kể một truyện cổ tích cụ thể. Để tìm hiểu sâu hơn về bài học này, các em hãy tham khảo thêm bài soạn chi tiết hoặc dưới đây:
- Soạn bài Kể lại một truyện cổ tích
- Soạn bài Kể lại một truyện cổ tích
Hỏi đáp bài Kể lại một truyện cổ tích Ngữ văn 6
Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn LuatTreEm sẽ sớm trả lời cho các em.
Đăng bởi: Blog LuatTreEm
Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6
Với soạn bài Tri thức ngữ văn trang 37, 38 Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: chuẩn bị đọc, trải nghiệm cùng văn bản và suy ngẫm và phản hồi sẽ giúp các em dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn lớp 6.
Tri thức Đọc hiểu
Truyện cổ tích là gì?
Truyện cổ tích là thể loại truyện kể dân gian, kết quả của trí tưởng tượng dân gian, xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật. Truyện cổ tích thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống, đồng thời nói lên ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp.
Cốt truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, mở đầu bằng “Ngày xửa ngày xưa…” và kết thúc có hậu. Truyện được kể theo trình tự thời gian.
Truyện cổ tích thường kể về một số kiểu nhân vật như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh… Phẩm chất của nhân vật truyện cổ tích chủ yếu được thể hiện qua hành động.
Đề tài là hiện tượng đời sống được miêu tả, thể hiện qua văn bản.
Chủ đề là vấn đề chính mà văn bản nêu lên qua một hiện tượng đời sống. Trong truyện cổ tích, chủ đề nổi bật là ước mơ về một xã hội công bằng, cải thiện chiến thắng cái ác.
Người kể chuyện là vai do tác giả tạo ra để kể các sự việc. Người kể chuyện theo ngôi thứ nhất là người kể chuyện xưng “tôi”. Người kể chuyện theo ngôi thứ ba là người kể chuyện giấu mình. Trong truyện cổ tích, người kể chuyện thường ở ngôi thứ ba.
Lời của người kể chuyện là phần lời người kể dùng để thuật lại một sự việc cụ thể hay giới thiệu, miêu tả khung cảnh, con người, sự vật,… Lời của nhân vật là lời nói của các nhân vật trong truyện.
Tri thức tiếng Việt
Đặc điểm và chứng năng liên kết câu của trạng ngữ
Trạng ngữ là thành phần phụ của cậu, giúp xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu trong câu.
Có nhiều loại trạng ngữ:
+ Trạng ngữ chỉ thời gian
+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn
+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
+ Trạng ngữ chỉ mục đích
Ví dụ:
(1) Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le nguồn chiêm bờ cõi nước ta. (2) Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đổ làm sao xấu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. .
+ Trạng ngữ “Hồi đó” chỉ thời gian diễn ra sự việc nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta.
+ Trạng ngữ “Để dò xem bên này có nhân tài hay không” chỉ mục đích của sự việc nước ngoài sai sứ đưa vỏ ốc vặn sang nước ta cùng với câu đố oái oăm.
– Bên cạnh chức năng bổ sung ý nghĩa cho sự việc trong câu, trạng ngữ còn có chức năng liên kết các câu trong một đoạn, làm cho đoạn văn được liền mạch.