Hiện nay nhiều người đến các phòng khám tư nhân để truyền dung dịch nước hoa quả với mong muốn làm đẹp, tăng cường sức khỏe nhưng thực chất nước hoa quả có tốt như vậy, cũng như thực tế việc truyền nước hoa quả có tác dụng gì, có gây hại gì cho sức khỏe không, mời mọi người cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Truyền nước hoa quả là gì?
Truyền nước hoa quả hay còn gọi là đạm hoa quả thực chất là đưa dung dịch chứa các vitamin tổng hợp nuôi ăn qua đường tĩnh mạch vào cơ thể trong những trường hợp cấp cứu kiệt sức, mất cân bằng hoặc thiếu vitamin trầm trọng, những người bệnh không thể ăn uống được gì hoặc cơ thể không hấp thụ được thức ăn,…
Trong dung dịch đạm hoa quả bao gồm nước và các acid amin tốt cho sức khỏe như Alvesin, Aminoplasma, Anparen, Biseko,…Đạm hoa quả cung cấp protein cho những trường hợp bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, suy kiệt, bị giảm mức độ protein trong máu, bệnh nhân sau khi phẫu thuật,…
Truyền nước hoa quả có tác dụng gì?
Nhiều người nghĩ rằng hoa quả tốt cho sức khỏe thì việc truyền nước hoa quả vào cơ thể cũng thế, vậy thực chất truyền nước hoa quả có tác dụng gì?
Nếu nước hoa quả được truyền vào cơ thể đúng cách sẽ có nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Giúp sáng da, giúp da mịn màng, cấp nước cho da khô
- Giúp ngủ ngon giấc
- Giúp nhanh tăng cân
- Giúp ăn ngon miệng hơn, ăn nhiều hơn
- Với những người bị suy nhược cơ thể thì truyền nước hoa quả giúp cơ thể hồi phục, khỏe lên.
- Tốt cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật
- Tốt cho những bệnh nhân không thể ăn uống được hay không thể hấp thu được chất dinh dưỡng,…
Lưu ý khi truyền nước hoa quả
- Tuy nhiên, với những người bình thường thì không nên truyền nước hoa quả mà chỉ khi có chỉ định của bác sĩ, phải được thực hiện ở nơi có đủ điều kiện và các phương tiện cấp cứu như bệnh viện, trạm y tế,… thì mới được thực hiện chứ không được tự ý làm tại nhà. Đặc biệt truyền nước hoa quả để cải thiện sức đề kháng, giúp ăn ngon nên chỉ dành cho những trường hợp yếu sức, mất cân bằng hoặc thiếu vitamin trầm trọng, ăn uống kém.
- Những người khi không rõ mình đang mắc bệnh lý gì mà chỉ là thấy cơ thể mệt mỏi, không khỏe thì không được tự ý truyền dịch vì sẽ rất nguy hiểm rất nguy hiểm.
- Sau khi truyền nước hoa quả việc béo lên chỉ là béo ảo trong một thời gian ngắn và với hững người gầy thì không nên lạm dụng truyền dịch thường xuyên mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vì sẽ có thể dẫn đến hậu quả là suy gan, suy thận.
- Truyền nước hoa quả rất dễ bị sốc phản vệ và dị ứng, việc truyền nước hoa quả thường xuyên sẽ dẫn đến dư thừa vitamin, vừa không tốt cho sức khỏe, lại lãng phí tiền bạc.
- Việc truyền dịch cần phải căn cứ vào từng loại bệnh, từng tình trạng cấp cứu để có chỉ định phù hợp và phải có sự theo dõi của bác sĩ chứ không tùy tiện thực hiện sẽ rất nguy hiểm.
- Nhiều trường hợp truyền nước hoa quả gây biến chứng như nhiễm trùng, đau, phù nề, sốc,… Trong đó, sốc là hiện tượng rất hay gặp phải tùy theo cơ địa mỗi người, chất lượng thuốc, dụng cụ tiêm truyền không đảm bảo,…
- Ngoài ra nếu truyền dịch kéo dài về liều lượng và thời gian thời gian sẽ làm cơ thể rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng hoặc bị biến chứng teo tế bào não.
- Bên cạnh đó, những người khỏe mạnh có thói quen truyền nước hoa quả có thể sinh ra “lười ăn” vì dung mao ruột thoái hóa. Có thể bị phù tim, thận vì đột ngột đưa vào cơ thể lượng dinh dưỡng và lượng nước quá lớn.
Những trường hợp cẩn thận khi truyền dịch
Theo khuyến cáo của các bác sĩ về những bệnh nhân cần thận trọng khi truyền dịch hoa quả như:
- Trẻ bị sốt không được truyền muối, truyền dung dịch đường như nước hoa quả vì những chất này đi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên sọ, tăng nguy cơ phù não.
- Bệnh nhi bị viêm phổi không nên truyền dịch vì sẽ làm tăng gánh nặng cho phổi, tim.
- Bệnh nhi viêm não, viêm màng não cần truyền dịch thì phải theo sự chỉ định của bác sĩ.
- Người bệnh lớn tuổi, có chức năng thận yếu, bệnh nhân tim mạch hay có bệnh lý về não khi truyền dịch chứa chất điện giải.