Làm sao để truyền thông mạng phát huy được hết khả năng và thực hiện đúng chiến lược của thương hiệu?
Truyền thông mạng xã hội làm ảnh hưởng thế nào đến quá trình xây dựng thương hiệu?
Hiện nay ngoài sự ra đời chóng mặt của nhiều thiết bị công nghệ, thị trường liên tục biến đổi với sự phát triển cũng như sụp đổ của nhiều thương hiệu. Vậy tại sao lại có những sự thay đổi này?
Sự lên ngôi của Social Media Marketing (Truyền thông mạng xã hội) đã làm thay đổi 180 độ thị trường hàng ngày, hàng giờ. Nhiều thương hiệu lớn phải lặng lẽ nhường bước cho đàn em tiềm năng và nhiều thương hiệu tưởng chừng là nhỏ nhưng lại là người thay đổi cuộc chơi ở phút 89. Có thể thấy, mạng xã hội không chỉ là kênh thông tin mang tính cá nhân mà nó còn là trợ thủ đắc lực của mọi thương hiệu.
Với bài viết này, Vũ Digital sẽ giúp bạn thấy sự ảnh hưởng và mối quan hệ mật thiết mà truyền thông mạng xã hội góp phần tạo nên. Hãy cùng đón xem!
Truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing) là gì?
Truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing) là hình thức sử dụng các kênh mạng xã hội để thực hiện các hoạt động truyền thông, nhằm tăng nhận thức về thương hiệu đối với đối tượng khách hàng và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.
Các nền tảng (platform) được thương hiệu sử dụng nhiều nhất bao gồm: Facebook, Instagram, Pinterest, Youtube, LinkedIn, Twitter, Behance… Không nhất thiết phải có đầy đủ các nền tảng trên mà tùy theo chiến lược thương hiệu sẽ có nhu cầu sử dụng nền tảng khác nhau.
Vậy, nếu thương hiệu đã có độ nhận diện nhất định, số lượng khách hàng ổn định thì có cần truyền thông mạng hay không?
Thời đại 4.0, chúng ta nhận thức rõ ràng được tầm ảnh hưởng mật thiết giữa Internet đối với đời sống thường nhật là như thế nào. Chúng ta cập nhật tình hình chính trị bằng cách tìm kiếm trên Google chứ không còn là tờ báo giấy. Thậm chí, việc mua sắm cũng dần chuyển giao từ offline (trực tiếp) sang online (mạng xã hội trực tuyến).
Cho nên, dù đang trong quá trình xây dựng nhận diện thương hiệu hay phát triển thương hiệu thì việc truyền thông mạng xã hội cũng là điều cần thiết cho chiến lược thương hiệu. Nó cho thấy doanh nghiệp luôn theo kịp thời đại, tiếp thu được nền tảng kiến thức mới mẻ và luôn thay đổi phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Nếu bỏ qua truyền thông mạng xã hội, đồng nghĩa với việc bạn đã tự đánh mất vô số lợi ích và đánh mất vị trí của mình trên thị trường cạnh tranh.
Lợi ích truyền thông mạng xã hội trong xây dựng thương hiệu là gì?
1. Thu hút nhanh – gọn – lẹ đến đối tượng khách hàng
Truyền thông mạng xã hội là một phần của Digital Marketing, gồm các hoạt động truyền thông kỹ thuật số trên Internet. Truyền thông mạng được thừa hưởng tốc độ truyền tin nhanh chóng bậc nhất của Digital Marketing, đồng thời, nó cho phép người tiêu dùng tương tác trực tiếp với nhau (feedback, review trực tuyến), gia tăng mức độ lòng tin của những đối tượng tiềm năng và kích thích gián tiếp nhu cầu trải nghiệm sản phẩm của họ.
2. Tăng nhận diện thương hiệu
Truyền thông mạng xã hội đang dần trở thành phương thức truyền thông được ưa dùng nhất bởi độ phủ sóng rộng rãi đến mọi đối tượng. Các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram có những thuật toán riêng để đưa ra những gợi ý sát với nhu cầu của khách hàng nhất thông qua lịch sử tìm kiếm, trò chuyện, cuộc hội thoại… . Các thương hiệu có cơ hội xuất hiện với tần suất dày đặc trên Internet, mang đến độ nhận diện nhất định, đáp ứng chiến lược thương hiệu và nhắc nhở khách hàng về sản phẩm, dịch vụ thương hiệu cung cấp.
3. Dễ dàng trong khâu tìm kiếm, nghiên cứu thị trường và đối thủ
Các tính năng tương tác như: like, share, comment… trên mạng xã hội giúp các doanh nghiệp dễ dàng đo lường hiệu suất truyền thông của mình. Bên cạnh đó, thông qua các con số được cập nhật liên tục mỗi giờ, thương hiệu quan sát được sự chuyển động của thị trường, bắt kịp xu hướng và đưa ra những chiến thuật phù hợp nhất.
Làm sao để truyền thông mạng phát huy được hết khả năng và thực hiện đúng chiến lược của thương hiệu?
1. Bám sát chiến lược thương hiệu
Trước khi thực hiện truyền thông mạng, điều bạn nên để tâm nhất chính là: Nó có đồng nhất với thông điệp từ chiến lược thương hiệu hay không?
Truyền thông mạng là một hình thức truyền thông của thương hiệu nên bắt buộc nó phải đáp ứng các yêu cầu của thương hiệu, truyền tải thông điệp và giải quyết được mục đích thương hiệu đã đề ra. Mọi nội dung, hình ảnh, các trang mạng xã hội được sử dụng,… tất cả thể hiện được tính nhất quán, làm sao để khách hàng nhận diện được thương hiệu nhanh chóng giữa hàng nghìn thông tin trên Internet mỗi ngày.
2. Nghiên cứu và tìm ra hướng đi
Nắm bắt xu hướng của thế hệ gen Z (sống trong Internet) nên hầu hết các thương hiệu đều làm truyền thông rất tốt trên mạng xã hội. Họ thống trị từ cách đăng tải nội dung, hình ảnh cho đến chiến dịch lớn. Vậy, làm sao để chiến lược thương hiệu của bạn có khả năng nổi bật giữa các ông lớn như thế này? Đó là giai đoạn bạn phải nghiên cứu thị trường thật kỹ lưỡng.
-
Đối tượng khách hàng thương hiệu hướng tới là ai?
-
Họ đang sử dụng các trang mạng xã hội nào?
-
Thông điệp xuyên suốt bạn muốn truyền tải cho đối tượng này là gì?
-
Mục đích truyền thông mạng là bán hàng, quảng bá thương hiệu hay chỉ để xây dựng cộng đồng riêng cho thương hiệu?
Dù câu trả lời là thế nào thì thương hiệu vẫn phải đảm bảo rằng các thông điệp truyền đi đều mang tính tích cực, tác động được đến đối tượng, đúng sự thật và đủ khác biệt. Hãy dự đoán tất cả các trường hợp rủi ro lẫn tiềm năng có thể xảy đến để thương hiệu có nền tảng vững chắc trong quá trình truyền thông mạng xã hội.
3. Lên kế hoạch cho nội dung
Đừng vội nghĩ nội dung trên mạng xã hội chỉ tốn vài ba dòng nên chỉ cần soạn thảo trước một ngày lên sóng là ổn. Bởi, tất cả nội dung đăng tải để truyền thông đều là một chiến thuật trong bộ chiến lược thương hiệu. Từng bài đăng trên mạng xã hội phải chứa một thông điệp nhất định, mà thông điệp đó buộc phải nằm trong thông điệp lớn của thương hiệu.
Ví dụ, để truyền cảm hứng cho các tín đồ yêu thể thao về thông điệp #JustDoIt, Nike đã cho đăng tải trên trang Facebook của mình câu chuyện của nhân vật Rafael Nadal (tay quần vợt xuất sắc nhất mọi thời đại), Rob Gronkowski – Gronk (cầu thủ bóng bầu dục Anh)…
Nội dung trên mạng xã hội có thể linh hoạt, sử dụng nhiều thể loại để mang đến cảm giác mới mẻ, trọn vẹn cảm xúc cho khách hàng. Tốt nhất, các nhà sáng tạo nội dung nên lập kế hoạch dài theo tháng hoặc năm để tính xuyên suốt của chiến lược thương hiệu được đảm bảo.
4. Xây dựng chủ đề về mặt hình ảnh
Ngoài chủ đề về nội dung thì việc thống nhất hình ảnh cũng giúp khách hàng ấn tượng hơn về thương hiệu. Đồng bộ về màu sắc, thay đổi chủ đề theo tháng, sự kiện,… hãy tìm ra một chủ đề phù hợp cho hình ảnh để việc truyền thông hiệu quả hơn trên nhiều phương diện.
5. Theo dõi và tương tác
Mạng xã hội là nơi duy nhất đáp ứng được nhu cầu tương tác hai chiều: khách hàng đến doanh nghiệp và ngược lại. Cũng bởi đặc tính này mà mạng xã hội được ưu ái hơn cả trong chiến lược thương hiệu, bởi họ theo dõi được phản ứng của khách hàng một cách chân thật nhất.
Ở mạng xã hội, thương hiệu cũng như một con người, có tiếng nói, có cộng đồng, có hình ảnh, nội dung… . Thương hiệu thỏa sức tương tác, trò chuyện cùng khách hàng, đối thoại như những người bạn với nhau.
Niềm tin của khách hàng được hình thành theo quá trình truyền thông của thương hiệu. Không chỉ hô hào những món quà tặng, khuyến mãi mà hãy chân thành với họ ngay cả trong những phản hồi thường nhật, để khách hàng cảm nhận rõ nhất cá tính thương hiệu và quyết định đồng hành cùng bạn một chặng đường lâu dài. Thậm chí, khi có những phản hồi tiêu cực về thương hiệu, những khách hàng đó sẵn lòng đứng về phía bạn, xác thực và bảo vệ hình ảnh thương hiệu mình đang gắn bó.
6. Đo lường hiệu suất truyền thông
Nếu trong Marketing truyền thống, doanh nghiệp gặp khó khăn để truy xuất dữ liệu thì điều này lại hoàn toàn dễ dàng với truyền thông mạng. Từ tỉ lệ lượt thích, theo dõi, lượng tương tác trực tiếp trên nội dung cho đến lượng truy cập vào website, chi phí quảng cáo, tất cả đều được thống kê chi tiết nhất để doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất về cách thức truyền thông, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp.
Có thể thấy, truyền thông mạng như chìa khóa mở cửa đưa thương hiệu tiếp cận gần hơn với khách hàng, sáng tạo với những phương thức mới mẻ trong chiến lược thương hiệu, xóa bỏ lối mòn Marketing như trong nhận thức của khách hàng.
Kết
Truyền thông mạng xã hội đang là xu hướng của thời đại số hóa như hiện nay. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển thương hiệu. Và cũng không một chiến lược thương hiệu nào có thể bỏ qua phương thức truyền thông qua mạng xã hội nếu muốn nâng tầm vị thế thương hiệu của mình trên thị trường.
Một thương hiệu vững mạnh là thương hiệu biết điều khiển cuộc chơi. Muốn làm được điều đó, không còn cách nào khác bạn phải thuần thục trong tất cả các phương thức truyền thông, đặc biệt là truyền thông mạng.
Nếu doanh nghiệp Việt đang gặp khó khăn trong quá trình truyền thông mạng thì đừng ngần ngại liên hệ Vũ: 03666.366.999, chúng tôi rất sẵn lòng tư vấn và đồng hành cùng bạn.
Xin cảm ơn!
Những câu hỏi thường gặp về truyền thông mạng xã hội
Truyền thông mạng xã hội là gì?
Truyền thông mạng xã hội (Social Media Marketing) là hình thức sử dụng các kênh mạng xã hội để thực hiện các hoạt động truyền thông, nhằm tăng nhận thức về thương hiệu đối với đối tượng khách hàng và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.
Lợi ích truyền thông mạng xã hội là gì?
– Thu hút nhanh – gọn – lẹ đến đối tượng khách hàng
– Tăng nhận diện thương hiệu
– Dễ dàng trong khâu tìm kiếm, nghiên cứu thị trường và đối thủ
Truyền thông là gì?
Truyền thông là một thuật ngữ giao tiếp, mô tả tập hợp của quá trình truyền đạt hoặc trao đổi thông tin. Mục tiêu của truyền thông là sự tín nhiệm để hợp tác giữa bên gửi và nhận thông tin.
Hai nhóm truyền thông là gì?
Truyền thông nội bộ: là phương thức chia sẻ thông tin về doanh nghiệp, đảm bảo mọi nhân viên nhận được đầy đủ thông tin, hỗ trợ thực hiện đúng và tốt công việc của mình. Mục tiêu của mọi kế hoạch truyền thông nội bộ là xây dựng tinh thần nội bộ hạnh phúc và gắn kết.
Truyền thông đại chúng: là phương thức truyền đạt nội dung từ doanh nghiệp tới thế giới bên ngoài, cụ thể hơn là khách hàng. Mục tiêu của truyền thông đại chúng là gia tăng sự hài lòng, tin tưởng và tín nhiệm của khách hàng với doanh nghiệp.
Sự khác biệt giữa truyền thông và marketing?
Điểm giống nhau giữa truyền thông và marketing:
– Sử dụng công cụ giống nhau
– Đều tập trung vào nhận thức thương hiệu
– Đều tối ưu hoá hiệu suất
– Đều cùng mục tiêu
Điểm khác nhau:
– Marketing tập trung vào các con số, Truyền thông tập trung vào thông tin
– Marketing đo lường hành vi của khách hàng, Truyền thông đo lường thái độ của người nhận