Trong lịch sử cung hoàng đạo Trung Quốc, có vô vàn truyền thuyết và thần thoại, mỗi vùng đều có cho riêng mình dị bản khác nhau nhưng cùng chung một câu hỏi: “Tại sao lại có 12 con giáp? Thứ tự của chúng được sắp xếp dựa trên cơ sở nào”?
Dưới đây là sự tích phổ biến nhất, đồng thời là một nét tín ngưỡng ăn sâu trong tiềm thức của thế hệ sau này trong nền văn hoá cung hoàng đạo của Trung Quốc.
Cuộc chạy đua nơi vách đích là Cổng Thiên đình
Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa Ngọc Hoàng là người đã đặt tên cho tất cả các con vật trên khắp thế gian này. Và trong số đó, ngài muốn lựa chọn một loài vật nào đó thật xứng đáng, dùng tên của chúng để gọi theo từng năm. Mỗi một năm sẽ có một con vật nhất định đại diện và làm vị chúa tể ngự trị, cai quản hạ giới thay Ngọc Hoàng.
Sau khi định ngày lành tháng tốt, nhận lệnh Ngọc Hoàng, đến ngày hẹn, muôn loài vật ở hạ giới đều phấn khích và hào hứng, tất bật chuẩn bị mọi thứ để khởi hành lên Thiên đình tiếp kiến Ngọc Hoàng, ghi danh và hy vọng mình sẽ được lựa chọn để trở thành thủ lĩnh, chúa tể của muôn loài.
Hôm sau, Chuột đã dậy từ rất sớm. Trên hành trình đến Thiên môn, chú ta bắt gặp một con sông chảy siết. Sau một hồi chờ đợi, Chuột lên kế hoạch nhảy vào tai của Trâu siêng năng – đang chăm chú băng qua sông và không bận tâm đến bất cứ thứ gì.
Chú Trâu cứ thế băng băng về đích, đáng lẽ ra nó đã có thể đến Thiên đình trước nhưng Chuột nhanh hơn nó một bước khi nhảy xuống từ lưng Trâu ta và cán đích đầu tiên. Trâu ngậm ngùi về nhì, kế sau 2 con vật là Hổ ganh đua.
Thỏ là con vật giành được vị trí thứ tư, dù nhanh nhưng nhanh nhẹn với địa hình sông hiểm trở, Thỏ ta cũng phải khó khăn lắm mới có thể vượt qua. Rồng dù có ưu thế bay lượn và đáng lẽ phải là con vật đến đầu tiên, tuy nhiên nó gặp một ngôi làng đang hứng chịu trận hỏa hoạn. Vì ra tay tương trợ, cứu người nên chỉ có thể đến thứ 5.
Rắn và Ngựa lần lượt đến ngay sau Rồng ở vị trí thứ 6 và 7. Cả Dê, Khỉ và Gà đều cùng vượt sông trên một chiếc bè. Khi vào đến bờ, Dê được nhường lên trước rồi đến Khỉ và Gà. Theo thứ tự, Dê ở vị trí thứ 8, Khỉ là thứ 9 và Gà đứng thứ 10.
Chó vốn là một loài có khả năng bơi giỏi nhưng với việc không tắm trong khoảng thời gian dài khiến nó say mê nghịch nước, vui đùa dưới sông. Vì thế mà chỉ kết thúc cuộc đua ở vị trí thứ 11.
Có một chút tương đồng với Chó, Lợn dù sở hữu một tốc độ đáng kinh ngạc, tuy nhiên nó là con vật ăn nhiều và khi ăn xong thì lại buồn ngủ, vì lẽ đó mà nó đến muộn. Đấy chính là lời lý giải cho vị trí thứ 12 của Lợn.
Trong cung hoàng đạo Trung Quốc, Thỏ là con giáp thứ 4 thay vì Mèo – loài vật tên Mão trong 12 con giáp Việt Nam. Ảnh: TopChina.
Sự vắng mặt của Mèo và mối thù sâu đậm với Chuột
Tuy là hàng xóm, Mèo luôn “cậy lớn bắt nạt bé”, khiến Chuột vô cùng tức giận và nung nấu ý định “trả thù”. Sau khi nghe sắc lệnh của Hoàng đế, Chuột ta biết rằng, cơ hội vàng đã đến.
Chú Mèo ngái ngủ ra lệnh cho Chuột phải đánh thức nó dậy khi cuộc đua ngày mai chính thức bắt đầu. Tuy nhiên, Chuột quyết định lặng lẽ rời đi vào sáng sớm hôm sau, để lại Mèo ta vẫn đang say giấc. Chỉ khi biết Chuột đã lừa mình, Mèo nhận ra đã quá muộn để có thể xuất phát. Từ đó, con người truyền tai nhau về mối thù không đội trời chung giữa hai loài vật này.
Một dị bản khác kể rằng, trong lúc nhanh nhẹn nhảy lên đầu Trâu ngồi nhằm tới được bờ kia con sông, Chuột bất ngờ bị trượt người về phía trước, điều này khiến mèo rơi xuống sông. Điều này cũng là tiền đề cho việc loài động vật này khá sợ nước.
Chuột được coi là bị anh hùng giải cứu thế giới trong văn hóa Trung Quốc. Ảnh Chinahighlights.
Tại sao lại là Chuột mà không phải con vật khác?
Bên cạnh sự tích về bản tích mưu mẹo trong cuộc đua tranh giành vị trí trong 12 cung hoàng đạo Trung Quốc, vẫn còn một truyền thuyết khác về thứ tự của từng con vật.
Trong thần thoại Trung Quốc về nguồn gốc của thế giới, vũ trụ ban đầu là một quả trứng chìm trong bóng tối. Sau đó, chính nhờ Chuột đã cắn rách vũ trụ, bầu trời và mặt đất mới chia đôi, ánh sáng dần xuất hiện. Chuột từ đó được coi như người anh hùng giải cứu thế giới và vị trí đứng đầu trong 12 con giáp là để vinh danh loài vật này.
Và những truyền thuyết trên chỉ là câu chuyện truyền miệng, cách lý giải khôn khéo của nhân gian về thứ tự của 12 con giáp. Lý do thực sự đã bị thất truyền qua hàng ngàn năm lịch sử.
Văn hóa Trung Hoa có liên quan nhiều đến tư tưởng “Âm Dương ngũ hành” và có một điều chắc chắn rằng con người chọn 12 con vật kể trên đều do sự thờ tụng và tầm quan trọng của chúng trong niềm tin của con người.