Truyền thuyết là gì, 4 đặc trưng của truyền thuyết Lớp 6

Khi bắt đầu chương trình Văn Học lớp 6 các em sẽ làm quen với truyện truyền thuyết, vậy truyền thuyết là gì? đặc điểm của truyền thuyết và phân biệt thể loại truyền thuyết với truyện cổ tích và thần thoại. Mời các bạn học sinh cùng đón xem bên dưới.

Truyền thuyết là gì

Truyền thuyết thể loại có vị trí quan trọng trong hệ thống văn học dân gian Việt Nam bao gồm có số lượng và chất lượng phong phú. Truyền thuyết chính là “nhân chứng sống” được lưu truyền trong dân gian qua hàng ngàn năm qua.

Truyền thuyết là gì?

Khái niệm truyền thuyết: truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Trong truyền thuyết thường gặp yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kỳ. Kết thúc truyện truyền thuyết thường là kết thúc mở.

Phân biệt truyền thuyết và cổ tích

Cốt truyện, nhân vật

– Truyền thuyết dựa theo các nhân vật lịch sử, có tính chất lịch sử.

– Cổ tích: không có thật, phần lớn là tưởng tượng của nhân dân.

Nội dung:

– Truyền thuyết: nhân vật và chủ đề có tính lịch sử.

– Cổ tích: câu chuyện gia đình, anh em, bạn bè, người thân các mâu thuẫn xung đột của họ, đặc biệt là trong xã hội phong kiến.

Kết thúc:

– Cổ tích: thông thường là kết thúc có hậu, nhân vật ở hiền có được hạnh phúc viên mãn và ngược lại các nhân vật ác độc sẽ bị trừng trị.

– Truyền thuyết: kết thúc truyện thường dạng mở.

Mối quan hệ giữa truyền thuyết và truyện cổ tích

Truyền thuyết có thời điểm ra đời sớm hơn cổ tích. Truyền thuyết được xem là cách mà nhân dân lý giải lịch sử, tưởng nhớ về các nhân vật lịch sử, sự kiện dựa theo cách nhìn nhận, đánh giá của nhân dân. Truyền thuyết thường gắn bó sát với vận mệnh dân tộc. Có sự kết hợp giữa lịch sử và yếu tố hư cấu.

Cổ tích ra đời sau truyền thuyết, ra đời trong xã hội có sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn giai cấp về các vấn đề như quyền lợi, địa vị. Cổ tích thường tập trung vào số phận của một con người trong xã hội, thông qua con người bất hạnh nhân dân gửi gắm nhiều mơ ước, kì vọng về xã hội công bằng, tự do, hạnh phúc. Cổ tích có sự hào quyện giữa hiện thực và yếu tố hư cấu.

Về thời gian tồn tại: truyền thuyết lại có sức sống bền bỉ hơn nhờ gắn với yếu tố lịch sử trong khi đó cổ tích đang dần mai một trong văn học dân gian. Mặc dù không thể phát triển thêm nhưng cổ tích vẫn có sức hút với khán giả nhí.

 

Truyền thuyết và thần thoại

Truyền thuyết và thần thoại có sự khác nhau như thế nào?

Thần thoại là những câu chuyện dân gian thường kể về các câu chuyện liên quan các vị thần, nhân vật anh hùng, nhân vật sáng tạo văn hóa, thể hiện quan niệm người cổ về nguồn gốc của thế giới và xung quanh cuộc sống của con người.

Truyền thuyết chủ yếu được truyền miệng về các nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán hoặc cảnh vật địa phương theo cách suy nghĩ của nhân dân. Truyền thuyết cũng có yếu tố kì ảo và phóng đại.

Các loại truyền thuyết Việt Nam

Dựa vào nội dung có thể chia truyền thuyết theo các thời kì sau:

Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang: mang đậm yếu tố sử thi, không khí thời kì Vương dựng nước và giữ nước. Các truyền thuyết đặc trưng nhiều người biết như Lạc Long Quân Âu Cơ, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thánh Gióng, vua Hùng Vương thứ mười tám…

Thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc: Nước Âu Lạc của An Dương Vương trong giai đoạn từ 257 TCN-208 TCN. Thời kỳ Bắc thuộc thời gian từ 207 TCN đến năm 938  là thời kỳ bị xâm lược và chiến đấu giành độc lập của dân tộc.

Truyền thuyết thời kì này là truyện An Dương Vương, khởi nghĩa chống xâm lược của các nhân vật như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí…

Thời kỳ phong kiến tự chủ: thế kỉ 10 > thế kỉ 15, giai cấp phong kiến Việt Nam xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc trước sự xâm lăng của ngoại bang. Các truyền thuyết chia theo các nhóm:

Danh nhân văn hóa: Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An, Trạng Trình…

Địa danh: Sự tích Hồ Gươm, Sự tích Hồ Ba Bể…

Anh hùng: Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo…

Anh hùng nông dân: Quận He, Ba Vành…

Anh hùng nông dân (không mang yếu tố thần kỳ): Hầu Tạo, Chàng Lía, Lê Văn Khôi…

Đặc trưng của truyền thuyết

– Thuộc truyện dân gian, truyền miệng là chính.

– Kể về nhân vật lịch sử và sự kiện có liên hệ với lịch sử

– Yếu tố không thể thiếu đó là sự hư ảo, hoang đường.

– Truyện thường có thái độ, đánh giá nhân dân về nhân vật, các sự kiện lịch sử có thật.

Một số thông tin về truyền thuyết là gì? đặc trưng của truyền thuyết vừa được tóm gọn bên trên, hi vọng hữu ích cho các bạn học sinh lớp 6 khi bắt đầu tìm hiểu về thể loại truyện này.

Thuật Ngữ –

Rate this post

Viết một bình luận