Truyện trung đại

Đặc điểm của truyện trung đại Việt Nam

[edit]

  • Thời gian xuất hiện truyện trung đại ở Việt Nam

Thời trung đại Việt Nam: được tính từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX.

  • Khái niệm về truyện trung đại Việt Nam

Truyện trung đại: là khái niệm để chỉ những truyện ngắn, vừa, các tác giả sáng tác trong thời trung đại, bằng chữ Hán, chữ Nôm.

  • Đặc điểm của truyện trung đại Việt Nam

       – Nội dung phong phú, thường mang tính chất giáo huấn, chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc.

       – Phân loại:

            + Truyện hư cấu (tưởng tượng nghệ thuật)

            + Truyện gần với kí (ghi chép sự việc), với sử (ghi chép chuyện thật)

       – Nghệ thuật:

            + Dung lượng ngắn, kết cấu chặt chẽ.

            + Cốt truyện hầu hết đơn giản: ít sự việc, biến cố.

            + Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại.

Một số truyện trung đại

[edit]

  • Truyện trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn 6:

1. Con hổ có nghĩa (Vũ Trinh)

2. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (Hồ Nguyên Trừng)

  • Truyện trung đại Trung Quốc trong chương trình Ngữ Văn 6:

1. Mẹ hiền dạy con (Trích “Liệt nữ truyện”)

Rate this post

Viết một bình luận