Tư Duy Phê Phán Là Gì – Nghĩa Của Từ Phê Phán Trong Tiếng Việt

Tư duy phê phán là con đường dẫn đến sự thật, chân lý, là yếu tố thiết yếu để đưa ra những quyết định đúng đắn giải quyết vấn đề hiệu quả. Tư duy phê phán là thuộc tính của người tự chủ, thành đạt.

Bạn đang xem: Phê phán là gì

*

Tư duy phê phán là quá trình vận dụng tích cực trí tuệ vào việc phân tích, tổng hợp, đánh giá sự việc từ sự quan sát, kinh nghiệm, chứng cứ, học thức, thông tin nhằm xác minh tính đúng/ sai của sự việc.

Triết gia, luật sư, tác giả Francis Bacon nhấn mạnh: “Một người khởi đầu bằng sự vững tin, anh ta sẽ kết thúc bằng sự nghi ngờ. Nhưng nếu anh ta bằng lòng khởi đầu với sự nghi ngờ, anh ta sẽ kết thúc bằng sự tin tưởng”. Có một cách để đạt tới chân lý là vượt qua được cuộc phản biện, phải bảo vệ được chính kiến của mình trước mọi ý kiến đối nghịch. Tư duy phê phán luôn đòi hỏi phải kiểm tra, thử thách những điều mình vốn tin, những quan điểm, suy nghĩ.

Hoài nghi chính là bước khởi đầu của quá trình tư duy phê phán. Người có tư duy phê phán sẽ không bao giờ tin vào những gì họ nghe hoặc nhìn thấy ngay ở lần đầu tiên nó xuất hiện. Họ sẽ xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau, lấy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Họ sẵn sàng nhận những thông tin trái chiều. Họ đặt ra rất nhiều câu hỏi để làm rõ, sáng tỏ vấn đề. Họ xem xét các mối quan hệ, phân tích rất kỹ trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Họ sẵn sàng bác bỏ thông tin nếu có bằng chứng cho thấy thông tin đó không đúng.

Xem thêm: Tôi Chấm Dứt Tình Bạn Tri Kỷ Khác Giới Và 11 Quy Tắc Cần Thuộc Nằm Lòng

Trong nhiều ngữ cảnh giao tiếp, sự hoài nghi khiến cho người cung cấp thông tin cảm thấy không được tin tưởng và rơi vào trạng thái không thoải mái. Khi sự không thoải mái phát triển thì cuộc trò chuyện sẽ đi vào bế tắt và thông tin tiếp theo được đưa ra có khả năng không chính xác, nhiều định kiến. Do đó bạn phải hết sức khéo léo khi thể hiện tư duy phê phán. Bạn hãy bình tĩnh giải thích rõ ràng mục đích của việc liên tục đặt ra nhiều câu hỏi và giúp họ hiểu rằng không có mối liên hệ giữa sự mất tin tưởng và nỗ lực làm rõ thông tin. Mục đích của bạn là chỉ muốn vẽ một bức tranh thật chính xác, đầy đủ và rõ ràng.

Như mọi kỹ năng khác, tư duy phê phán có thể rèn luyện được và phát triển thành một nếp tư duy trong cuộc sống. Tư duy phê phán dựa trên các tiêu chí thể hiện qua những câu hỏi như sau:

Rõ ràng – Có thể làm rõ hơn vấn đề này không ? Có thể diễn đạt theo cách nào khác không ? Có thể ví dụ minh họa không ?Đúng – Điều đó có đúng không ? Làm sao để kiểm tra tính đúng đắn của điều đó ?Chính xác – Có thể biết thêm điều gì chi tiết hơn không ? Chính xác điều đó là gì ?Tin cậy – Thông tin có đáng tin cậy không ?Logic – Mọi chuyện diễn ra có hợp lý không ? Có điều gì bất hợp lý không ?Gạt bỏ định kiến cá nhân – Đã cân nhắc nhiều ý kiến khác chưa ? có công bằng không ?Cởi mở – Nếu nhìn nhận vấn đề ở góc nhìnkhác thì sao ?

Rõ ràng – Có thể làm rõ hơn vấn đề này không ? Có thể diễn đạt theo cách nào khác không ? Có thể ví dụ minh họa không ?Đúng – Điều đó có đúng không ? Làm sao để kiểm tra tính đúng đắn của điều đó ?Chính xác – Có thể biết thêm điều gì chi tiết hơn không ? Chính xác điều đó là gì ?Tin cậy – Thông tin có đáng tin cậy không ?Logic – Mọi chuyện diễn ra có hợp lý không ? Có điều gì bất hợp lý không ?Gạt bỏ định kiến cá nhân – Đã cân nhắc nhiều ý kiến khác chưa ? có công bằng không ?Cởi mở – Nếu nhìn nhận vấn đề ở góc nhìnkhác thì sao ?

Con người thường xuyên tiếp nhận vô vàn thông tin khác nhau, có thể tác động đến cách tư duy của mình. Những thông tin này có thể là những kinh nghiệm sống quý báu, nhưng cũng có thể là những điều sai lệch, không chính xác. Do đó tư duy phê phán sẽ giúp con người tỉnh táo trước mọi thông tin. Thiếu tư duy phê phán, con người tự bóp chết khả năng tư duy độc lập, nên khó có được những quyết định sáng suốt, đúng đắn. Những người không có tư duy phê phán thường mắc những sai lầm khi tiếp nhận thông tin như sau:

Cả tin, chấp nhận ngay thông tin là đúng đắn mà không cần phải suy xét.Thành kiến, đố kị, ghen ghét, thiên vị dẫn đến thông tin bị bóp méo, không đúng sự thật.Nghe theo số đông, nếu nhiều người chấp nhận thì mình cũng chấp nhận.Tâm nhìn giới hạn, phiến diện, không thấy hết mọi khía cạnh của vấn đề.Không có lập trường, dễ dàng bị chi phối, điều khiển, dao động khi nguồn thông tin thay đổi, “đẽo cày giữa đường”. dễ làm theo, nói theo, đánh mất lập trường của mình.

Cả tin, chấp nhận ngay thông tin là đúng đắn mà không cần phải suy xét.Thành kiến, đố kị, ghen ghét, thiên vị dẫn đến thông tin bị bóp méo, không đúng sự thật.Nghe theo số đông, nếu nhiều người chấp nhận thì mình cũng chấp nhận.Tâm nhìn giới hạn, phiến diện, không thấy hết mọi khía cạnh của vấn đề.Không có lập trường, dễ dàng bị chi phối, điều khiển, dao động khi nguồn thông tin thay đổi, “đẽo cày giữa đường”. dễ làm theo, nói theo, đánh mất lập trường của mình.

Nói tóm lại, tư duy phê phán là kỹ năng không thể thiếu để giải quyết vấn đề hiệu quả. Để rèn luyện tư duy phê phán thì đầu óc phải luôn giống như một quyển sách mở với những dấu hỏi thường trực trước mọi vấn đề.

Rate this post

Viết một bình luận