Từ Nhiều Nghĩa Là Gì? Nguyên Nhân Dẫn đến Từ Nhiều Nghĩa | Lessonopoly

Như mọi ngôn ngữ trên thế giới, tiếng Việt đang vận động và phát triển mỗi ngày. Nghĩa của một từ cũng sẽ nhiều hơn nhờ sự phát triển của tiếng Việt. Tùy vào ngôn cảnh và ngữ cảnh mà một từ có thể hiểu bằng nhiều nghĩa khác nhau. Bài viết sau đây lessonopoly sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi từ nhiều nghĩa là gì và những kiến thức thú vị khác liên quan đến từ nhiều nghĩa. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

Trong tiếng Việt, một từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau

Từ nhiều nghĩa là gì?

Từ nhiều nghĩa hay từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng. Hiện tượng nhiều nghĩa được quan sát thấy ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới.

Trong tiếng Việt, từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Và các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Hay nói một cách khác, một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa.

Thông thường, từ nhiều nghĩa sẽ có một nghĩa đen và một hay nhiều nghĩa bóng:

  1. Nghĩa đen

Là nghĩa chính, nghĩa gốc của từ. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu và thông thường nó không hoặc ít phụ thuộc vào ngữ cảnh.

  1. Nghĩa bóng

 Là nghĩa có sau (nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ ), được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong ngữ cảnh đặt ra.

Ngoài ra, cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng.

Hãy tham khảo video dưới đây để hiểu thêm về từ nhiều nghĩa nhé!

Ví dụ

Từ nhiều nghĩa là gì?

Ví dụ 1: Từ “đi” là một từ nhiều nghĩa, nó vừa có nghĩa là dịch chuyển bằng hai chân như trong câu “Tôi đi học mỗi ngày cùng anh trai”. Nhưng nó cũng có nghĩa là chết như trong câu “Cậu ấy ra đi không một lời trăn trối”

Ví dụ 2: “Ăn” là một từ có rất nhiều nghĩa, cụ thể như:   

Ăn cơm: Cho cơm/thức ăn vào miệng để nuôi sống cơ thể

Ăn cưới: Đến chúc mừng, chung vui cùng cô dâu chú rể trong ngày cưới

Da ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng mặt trời cho thấm vào , nhiễm vào.

Ăn ảnh: Vẻ đẹp được tôn lên thông qua những bức ảnh khi chụp.

Sông ăn ra biển : Lan ra, hướng đến biển.

Nguyên nhân tồn tại từ nhiều nghĩa

Nguyên nhân tồn tại của từ nhiều nghĩa là do số lượng từ nhiều trong khi số lượng khái niệm có nhiều sắc thái ý nghĩa tương đồng nhau mặc dù không trùng khít. Hiện tượng từ nhiều nghĩa tồn tại cả ở cả thực từ và hư từ, mặc dù hư từ (như các từ: do, bởi, vì, mà v.v) là các từ trừu tượng không dễ để phát triển nghĩa.

Một số phân loại từ nhiều nghĩa

Nghĩa gốc và nghĩa chuyển

Ở cách phân chia này, người ta dựa vào tiêu chí nguồn gốc của nghĩa. Nghĩa là nghĩa gốc là nghĩa có trước, còn nghĩa chuyển là các nghĩa được hình thành sau này và dựa trên nghĩa gốc. Tuy nhiên, nếu xét về tính ứng dụng, không phải lúc nào nghĩa gốc cũng là nghĩa phổ biến nhất.

Ví dụ như từ “bạc”:

(1) Đời bạc: Mỏng manh, ít ỏi, không trọn vẹn

(2) Lễ bạc lòng thành: Ít ỏi, sơ sài

(3) Ăn ở bạc với bố mẹ: Không nhớ ơn nghĩa, không giữ được tình nghĩa trọn vẹn trước sau.

Ở ví dụ trên nghĩa (1) của từ “bạc” là nghĩa từ nguyên có gốc là tiếng Hán. Nghĩa (2) và (3) là được phái sinh từ nghĩa (1). Thế nhưng trong tiếng Việt hiện đại, nghĩa (3) mới là nghĩa phổ biến và được dùng nhiều nhất.

Tại sao lại dẫn đến hiện tượng từ nhiều nghĩa?

Nghĩa thường trực và nghĩa không thường trực

Dựa vào nghĩa của từ đã thực sự mang tính ổn định, thống nhất chưa hay chỉ đúng trong một số tình huống nào đó để có thể phân biệt được nghĩa. Nói cho dễ hiểu thì một nghĩa được coi là nghĩa thường trực, nếu nó đã đi vào cơ cấu chung ổn định. Nghĩa không thường trực nghĩa là nghĩa rất hay trong cách nói bóng gió của ngôn ngữ giao tiếp, truyện ngụ ngôn hoặc trong cách nói ẩn dụ, hoán dụ.

Ví dụ như trong câu: “Áo trắng em đến trường, cùng đàn chim ca rộn ràng. Từng làn gió vờn tóc em, kỷ niệm buồn vui ngập tràn.”

Trong câu trên từ “áo trắng” đang nói đến nữ sinh. Và trong thực tế nó chỉ mang nghĩa này trong một số trường hợp nhất định. Từ đó, ta có thể nói từ “áo trắng” mang nghĩa không thường trực.

Phương pháp hình thành từ nhiều nghĩa

Phương pháp ẩn dụ

Ẩn dụ là một biện pháp tu từ chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng, so sánh những mặt, những thuộc tính,… giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên.

Ví dụ như từ “lá”. Thông thường “lá” được dùng theo nghĩa gốc là chỉ bộ phận của cây, thường ở trên cành cây, ngọn cây, đa phần có dáng mỏng. Tuy nhiên, khi từ “lá” được mở rộng nghĩa ra sẽ thành các từ có như lá gan, lá đơn, lá cờ,… Sự chuyển nghĩa ở trên có lý do tương đồng, như lá cờ là vật làm bằng vải, có bề mặt mỏng như lá cây.

Phương pháp hoán dụ

Hoán dụ là phương thức làm biến đổi nghĩa của từ bằng cách chuyển tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hoặc hiện tượng khác, dựa trên mối liên hệ giữa các sự vật hoặc hiện tượng.

Ví dụ như từ “Nhà trắng” sẽ được hiểu theo nghĩa thông thường là từ dùng để chỉ chính quyền của tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm. Tuy nhiên, hiểu theo một nghĩa khác thì đây là từ chỉ một ngôi nhà được sơn màu trắng.

Cần chú ý ngôn cảnh để xác định được nghĩa của từ

Cách phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng nghĩa

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Trong khi đó, từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.

Cụ thể hơn, từ nhiều nghĩa khác từ đồng âm ở chỗ các từ nhiều nghĩa thường có một nét nghĩa chung hay nói cách khác chúng có cùng một nguồn gốc, sau đó mới chia tách ra như hiện tại.

Xem thêm: Soạn bài luyện tập tóm tắt văn bản tự sự lớp 8 9 10

Xem thêm: Từ Hán Việt là gì? Soạn bài từ Hán Việt lớp 7 ngắn gọn, chính xác nhất

Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

  1. Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân

Điểm chung: đều chỉ bộ phận cuối cùng (của người hay của động vật, đồ vật…)

  1. Trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với mấy nghĩa?

Trong một câu cụ thể một từ thường được dùng với một nghĩa.

Ví dụ: từ chín

– Cánh đồng lúa chín vàng. (ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc vàng, có hương thơm, vị ngon)

– Thời cơ đã chín, toàn dân chuẩn bị kháng chiến (kỹ lưỡng, thấu đáo, đầy đủ mọi khía cạnh)

=> Các câu khác nhau thì nghĩa của từ chín cũng khác nhau, tùy vào ngữ cảnh.

  1. Trong bài thơ Những cái chân, từ chân được dùng với nghĩa nào?

Trong bài thơ trên, từ chân được dùng với nghĩa chuyển.

– Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa.

– Trong từ nhiều nghĩa có:

Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa chuyển.

Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

– Thông thường trong một câu từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

Hiểu được từ nhiều nghĩa giúp bạn giải bài tập tốt hơn

Phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm

– Từ đồng âm là hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm cho các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ:

Tôi có một cái cày (cày: danh từ).

Bố tôi đang cày ngoài ruộng ( cày: động từ).

Từ nhiều nghĩa là từ chuyển nghĩa của từ loại giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

– Ví dụ:

Ông em bị đau chân (chân: bộ phận trên cơ thể con người hoặc động vật).

Dưới chân bàn có hai chiếc hộp nhỏ xinh (chân: chỉ những vật tiếp xúc gần nhất với mặt đất ).

– Từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển có thể thay thế bằng từ khác

Ví dụ: Hãy nghĩ cho chín rồi mới nói.

Hãy nghĩ cho kỹ rồi mới nói.

(Có thể thay thế được bằng các từ khác bởi trong từ nhiều nghĩa chỉ có một nghĩa gốc và các từ còn lại đều là nghĩa chuyển.)

– Từ đồng âm không thể thay thế trong nghĩa chuyển

(Không thể thay thế bởi các từ khác vì trong từ đồng âm các từ đều là nghĩa gốc.)

Những bài tập liên quan đến từ nhiều nghĩa

Bài tập minh họa

Bài 1: Phân biệt nghĩa các từ in nghiêng; cho biết những từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa:

  1. Bạc

  2. Cái nhẫn bằng bạc. ( tên một kim loại quý)

  3. Đồng bạc trắng hoa xòe. (tiền)

  4. Cờ bạc là bác thằng bần. (trò chơi ăn tiền, khụng lành mạnh)

4.Ông Ba tóc đã bạc. (màu trắng)

  1. Đừng xanh như lá bạc như vôi. (thay lòng đổi dạ)

  2. Cái quạt máy này phải thay bạc. (một bộ phận của cái quạt)

Các từ bạc ở câu 1,4, 5, 6 là từ đồng âm, các từ bạc 1, 2, 3 là từ nhiều nghĩa.

  1. đàn

  2. Cây đàn ghi ta. (một loại đàn)

  3. Vừa đàn vừa hát. (động tác đánh đàn)

  4. Lập đàn tế lễ. (Làm cao hơn so với mặt đất)

  5. Bước lên diễn đàn. (sân khấu)

đ. Đàn chim tránh rét bay về. (số lượng)

  1. Đàn thóc ra phơi (san đều trên mặt phẳng)

(Hiện tượng nhiều nghĩa:a – b; c – d)

Bài 2: Giải nghĩa từ Sao trong các cụm từ sau:

  1. Sao trên trời khi mờ khi tỏ. (Các thiên thể trong vũ trụ)

  2. Sao lá đơn này thành ba bản. (Chép lại hoặc tạo ra bản khác đúng theo bản chính)

  3. Sao tẩm chè. (Tẩm một chất nào đó rồi sấy khô)

  4. Sao ngồi lâu thế. (Nêu thắc mắc, không biết rõ nguyên nhân)

Đồng lúa mượt mà sao !(Nhấn mạnh mức độ ngạc nhiên thán phục)

Qua bài viết trên bạn đã hiểu từ nhiều nghĩa là gì và những kiến thức liên quan đến từ nhiều nghĩa rồi đúng không nào? Từ nhiều nghĩa rất hay xuất hiện trong các bài tập cũng như xuất hiện trong cuộc sống thường ngày. Hãy căn cứ vào ngữ cảnh và ngôn cảnh để xác định nghĩa của từ các bạn nhé!

Rate this post

Viết một bình luận