TỪ ĐIỂN VỀ TRÀ
Thời gian đọc: 30 giây
Trà đạo: Trước đây “Trà đạo” vốn chỉ dùng để nói về trường phái trà nổi tiếng của Nhật Bản. Hiện nay trà đạo được dùng để chỉ tổng quát về văn hóa trà nói chung.
Trà thất: Không gian thưởng trà chính trong Trà đạo. Thường là một ngôi nhà nhỏ hoặc một gian phòng mộc mạc, làm cho ta nghĩ đến cái vô thường và trống rỗng của mọi sự.
Trà cụ: Là cách gọi chung của tất cả các dụng cụ dùng trong trà đạo.
Trà nô: Người phục vụ trà, bao gồm các thao tác pha trà mời khách và dọn dẹp khi kết thúc buổi tiệc trà.
Trà nhân: Những người thưởng trà nói chung.
Trà hữu: Bạn uống trà.
Trà sư: Những chuyên gia, bậc thầy về trà đạo.
Trà tam, tửu tứ: “Uống trà hay nhất là với ba người, uống rượu thì phải có bốn người mới vui”.
Ấm tử sa: Loại ấm bằng đất nung, đỉnh cao trong nghệ thuật nặn ấm.
Ngọc diệp hồi cung: Chỉ động tác bỏ lá trà vào ấm để chuẩn bị pha trà.
Cao sơn trường thủy: Chỉ động tác rót nước sôi vào ấm để tráng trà lần thứ nhất (đánh thức trà)
Hạ sơn nhập thủy: Chỉ động tác rót nước sôi vào ấm để trà ngấm, và bắt đầu dùng được.
Tam long giá ngọc: Chỉ động tác dùng ba ngón tay cái, trỏ và giữa đỡ chén trà đưa lên miệng uống.
Du sơn lâm thủy: Chỉ động tác đưa chén trà qua lại hai bên trái phải để nhìn và ngửi mùi hương trà.
Quan Công tuần thành: Là kiểu rót trà mà các chén kê sát miệng vào nhau, cầm ấm quay vòng rót từ chén đầu đến chén cuối và ngược lại.
Hàn Tín điểm quân: kiểu rót trà mà đưa ấm chuyển động lên xuống theo chiều dọc, rót rứt nhịp vào từng chén một.
Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh: Câu thành ngữ nói về 5 yếu tố quan trọng để có một buổi tiệc trà ngon, thi vị: Quan trọng nhất là nước, thứ hai là trà, thứ ba, bốn là ấm chén và thứ năm là các bạn hữu cùng uống trà.