Tư duy phê phán đóng góp vai trò như thế nào trong sự phát triển của trẻ? – Kỹ Năng Tư Duy Logic | TuDuy.Edu.Vn

Tư duy phê phán là một trong những loại tư duy cần thiết được rèn luyện, đặc biệt là khi còn nhỏ. Liệu rằng rèn luyện tư duy phê phán có khó không? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý bậc phụ huynh và các em học sinh hiểu hơn về tư duy phê phán cũng như cách rèn luyện khả năng này.

1. Tư duy phê phán

Tư duy phê phán đóng góp vai trò như thế nào trong sự phát triển của trẻ?

Trong môi trường học tập và làm việc luôn yêu cầu bản thân mỗi người phải có sự tìm tòi, sáng tạo những ý tưởng mới và phải tranh luận để đưa ra các quan điểm, hướng nhìn khác. Đây chính là những điều căn bản phát triển tư duy phê phán. Vậy tư duy phê phán là gì và có vai trò như thế nào?

1.1. Tư duy phê phán là gì?

Tư duy phê phán được hiểu là quá trình vận dụng tích cực tư duy vào việc phân tích, tổng hợp, đánh giá sự việc, ý tưởng… từ sự quan sát, kinh nghiệm, bằng chứng, thông tin và lý lẽ nhằm đưa ra nhận định về sự việc hay cách giải quyết hợp lý nhất.

1.2. Vai trò của tư duy phê phán

Tư duy phê phán cần thiết cho mọi lĩnh vực

Để tiếp thu và nhận thức mỗi người cần có tư duy phản biện để phân biệt đâu là đúng đâu là sai, tránh những sai lầm khi học tập và làm việc. Tư duy phản biện được coi là quan trọng và cần thiết cho mọi lĩnh vực vì nó tạo điều kiện phân tích, đánh giá, giải thích, và xây dựng lại những suy nghĩ của bản thân, giảm rủi ro trong vận dụng, hành động hay suy nghĩ.

Nền tảng của tư duy độc lập

Tư duy phê phán là nền tảng để phát triển tư duy độc lập, một yếu tố không thể thiếu để đi đến thành công. Thực tế, khi con người thường xuyên phải đối diện với nhiều vấn đề và không phải lúc nào cũng có người giúp đỡ, có người nghĩ sẵn cho mình. Chính vì vậy, họ cần có tư duy phê phán để nói lên được quan điểm, cách nghĩ của mình một cách độc lập.

Phát triển tư duy sáng tạo

Trong cả học tập và cuộc sống, các em không thể luôn có suy nghĩ về những cái cũ, cái lạc hậu, cái quá quen thuộc. Thay vào đó, các em nên có được sự sáng tạo dựa trên những cái cũ, tìm tòi ra những thứ mới mẻ để giúp nâng cao khả năng của bản thân cũng như hiệu quả trong mọi lĩnh vực. Theo đó để có được sự sáng tạo các em nên rèn luyện tư duy phê phán bởi tư duy phê phán giúp ta có một cái nhìn tích cực, hướng đến cái mới tốt hơn, hoàn hảo hơn, có ích hơn trên con đường không ngừng sáng tạo.
Tham khảo

Có cái nhìn khách quan

Bên cạnh đó, tư duy phê phán còn giúp các em có cái nhìn suy nghĩ khách quan hơn, có chiều sâu, toàn diện và chặt chẽ hơn. Thay vì chỉ chăm chăm theo ý kiến chủ quan của bản thân mình, tư duy phê phán sẽ giúp các em trong việc nhìn nhận và phân tích những ý kiến khách quan của người khác và từ đó đưa ra được ý kiến của bản thân.

Giải quyết các vấn đề trong cuộc sống

Ngoài ra, tư duy phê phán còn có vai trò hỗ trợ giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Tư duy phê phán giúp các em phân tích, xem xét vấn đề, phê phán những cái sai trái, đứng về phía những điều đúng đắn từ đó tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề một cách hợp lý nhất.

1.3. Một số biểu hiện của người có tư duy phê phán

Tư duy phê phán vô cùng quan trọng nhưng trong thực tế không phải ai cũng sở hữu một tư duy phê phán tuyệt vời. Vậy để biết bạn hoặc ai đó có tư duy phê phán không hãy xem một số biểu hiện dưới đây:

  • Có khả năng quan sát toàn diện, đào sâu vấn đề chứ không phải chỉ mỗi bề mặt của vấn đề.

  • Biết cách đặt câu hỏi trước mọi vấn đề, tò mò và chủ động tìm kiếm câu trả lời.

  • Luôn đặt nghi ngờ trước mọi vấn đề, xem xét rất kỹ trước khi đưa ra quyết định.

  • Có tư duy logic, tức là khả năng xâu chuỗi vấn đề.

  • Khách quan trước mọi vấn đề bằng các bằng chứng, lý lẽ thuyết phục chứ không phải là những ý kiến theo cảm tính.

  • Có kỹ năng đưa ra quyết định tốt: phát hiện vấn đề, nguyên nhân, giải pháp và thực hiện hoàn chỉnh.

2. Phương pháp rèn luyện tư duy phê phán

Tư duy phê phán là yếu tố dẫn đến thành công nhanh chóng và hiệu quả. Chính vì vậy, các em cần có những phương pháp rèn luyện tư duy phê phán rõ ràng, chuẩn xác và thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy trình.

2.1. Thường xuyên đặt câu hỏi

Một người muốn có được tư duy phản biện sẽ phải luôn biết cách đặt câu hỏi tại sao trước mọi vấn đề. Họ nên luôn thắc mắc tại sao nó như vậy và tại sao nó không phải như thế kia. Thế nhưng, bất kỳ ai cũng không nên chỉ dừng lại ở việc đặt câu hỏi tại sao, mà hãy luôn đi tìm câu trả lời cho từng câu hỏi của mình bởi chủ động tìm ra lời giải thích hợp nhất sẽ nhanh chóng giúp bạn nâng cao được khả năng tư duy phản biện chính mình.

2.2. Phân tích vấn đề

Thêm vào phương pháp rèn luyện tư duy phê phán, các em có thể học cách phân tích vấn đề. Không chỉ đơn thuần là việc phân tích bình thường, nhìn nhận sự việc ở mặt bề nổi. Một người muốn có tư duy phản biện tốt nên đào sâu phân tích để hiểu kỹ hơn về bản chất của sự vật, hiện tượng, vấn đề, những điều mà tưởng chừng khó nhận ra được.

2.3. Luôn luôn học hỏi, trau dồi kiến thức

Trong học tập hay ngoài cuộc sống, nếu muốn đi xa thì nên đi cùng người khác, nghĩa là hãy cùng chơi với họ, làm việc với họ…để học hỏi được những cái hay, cái đẹp trong suy nghĩ, tư duy, hành động của chính họ và biến cái của họ thành của mình theo màu sắc riêng. Đây chính là một cách trau dồi kiến thức cực hiệu quả vì muốn thành công cần phải biết nhiều thứ, học hỏi được nhiều điều ở mọi lĩnh vực.

2.4. Rèn luyện nhìn nhận vấn đề khách quan

Khi đứng trước một vấn đề cần phản phán sẽ cần phải xem xét mọi khía cạnh của vấn đề để đưa ra ý kiến phản biện lại. Các em không nên dựa quá nhiều vào suy nghĩ cảm tính của bản thân bởi điều đó không thể thuyết phục đối phương nghe theo ý kiến của mình. Thay vì thế hãy nhìn nhận vấn đề khách quan bằng cách chỉ ra những bằng chứng và luận điểm xác đáng.

2.5. Điều chỉnh quan điểm bản thân

Trong cuộc sống, ý kiến hay quan điểm cá nhân không phải lúc nào cũng đúng 100%. Bởi thực tế, khi xử lý một việc nào đó không thể tránh khỏi sai lầm. Nếu các em luôn cho rằng ý kiến của mình luôn đúng thì đó là bảo thủ. Để cho tư duy phê phán được cải thiện và nâng cao hãy điều chỉnh lại quan điểm của bản thân, lắng nghe ý kiến của người khác để phân tích, đánh giá, đúc kết ra vấn đề cần giải quyết.

2.6. Dành thời gian để cải thiện chức năng não bộ

Một trong những phương pháp rèn luyện tư duy phê phán tốt nhất, đặc biệt là trẻ nhỏ chính là dành thời gian để cải thiện chức năng não bộ. Não bộ hoạt động khỏe mạnh, ổn định sẽ là điều kiện cốt lõi để tư duy phê phán phát triển. Bởi vì não bộ hoạt động bình thường sẽ giúp trẻ có thể nghiêm túc, tập trung suy nghĩ, phân tích và tư duy vấn đề.

Nguồn ucmasvietnam

Xem thêm: Thang Cấp độ Tư duy Bloom trong việc dạy và kiểm tra kết quả học tập

5/5 – (1 bình chọn)

Rate this post

Viết một bình luận