Từ nhiều nghĩa là gì? Phân biệt từ nhiều nghĩa và đồng nghĩa – Rửa xe tự động

Từ nhiều nghĩa là gì? Là một trong những kiến thức có trong chương trình Tiếng Việt lớp 5; được sử dụng để làm tăng sự đa dạng của vốn từ vựng trong tiếng Việt cũng như giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn nội dung được đề cập tới. Cùng tìm hiểu những nội dung thông tin chi tiết dưới đây của ruaxetudong.org!

Từ nhiều nghĩa là gì lớp 5

Từ nhiều nghĩa còn được biết đến với tên gọi là từ đa nghĩa, là những từ có một số nghĩa biểu thị đặc điểm, thuộc tính khác nhau của đối tượng. Trong tiếng Việt, từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc hoặc một số nghĩa chuyển; nghĩa của từ có mối liên hệ với nhau. Nói cách khác, một từ sẽ có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị cho nhiều khái niệm được gọi là từ nhiều nghĩa.

Từ nhiều nghĩa sẽ có một hay nhiều nghĩa đen và nghĩa bóng, cụ thể:

Nghĩa đen: Là nghĩa chính, nghĩa gốc của từ nhiều nghĩa. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, thân thuộc, dễ hiểu; ít hoặc không phụ thuộc vào ngữ cảnh.

Nghĩa bóng: Là nghĩa có được sau khi được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu được nghĩa chính xác thì bạn phải tìm nghĩa trong ngữ cảnh. Bên cạnh đó, cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen, nghĩa bóng.

Ví dụ 1: Từ “ăn”

  • Ăn cơm: Chỉ hoạt động dùng răng, lưỡi miệng để nghiền nát thức ăn

  • Ăn cưới: Ăn uống nhân dịp đám cưới

  • Ăn ảnh: Chỉ vẻ bề ngoài, khi chụp ảnh thì rất đẹp

  • Sông ăn ra biển: Lan ra, hướng ra biển

Ví dụ 2: Từ “mắt’

  • Mắt biếc: Đôi mắt màu xanh

  • Mắt hí: Người có đôi mắt nhỏ

  • Mắt cá chân: Một bộ phận trên cơ thể người nằm ở gần cổ chân

  • Mắt bồ câu: Chỉ người có đôi mắt to, tròn như chim bồ câu

Ví dụ 3: Từ “đầu”

  • Miếng trầu là đầu cơ chuyện: Có nghĩa là bắt đầu, mở đầu, khởi đầu

  • Nước suối đầu nguồn rất trong: Từ đầu có nghĩa là nơi bắt đầu của con suối

Tác dụng của từ nhiều nghĩa là gì?

  • Làm tăng sự đa dạng cho vốn từ vựng trong tiếng Việt

  • Có thể sử dụng nhiều từ khác nhau để mô tả vấn đề, một vật hay sự việc nào đó

  • Tránh được trường hợp lặp lại một từ nhiều lần trong đoạn văn

  • Giúp cho người đọc, người nghe hiểu được rõ nội dung, câu chuyện của tác phẩm đó.

  • Mặc dù không phải là biện pháp tu từ nhưng khi viết văn sẽ sử dụng từ đa nghĩa hợp lý sẽ làm tăng giá trị nghệ thuật cho văn bản.

Một số cách phân loại từ nhiều nghĩa

Nghĩa gốc và nghĩa chuyển

Cách phân chia này dựa vào nguồn gốc của nghĩa. Nghĩa gốc là nghĩa có trước, nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành dựa trên nghĩa gốc. Khi xét về tính ứng dụng thì không phải lúc nào nghĩa gốc cũng phổ biến nhất.

Ví dụ: Từ “bạc”

  • Lễ bạc lòng thành: Ít ỏi, sơ sài (1)

  • Ăn ở bạc với bố mẹ: Không nhớ tới ơn nghĩa với bố mẹ, không giữ trọn được tình nghĩa trọn vẹn trước sau. (2)

  • Đời bạc: Mong manh, không trọn vẹn. (3)

=> Ở ví dụ trên, nghĩa số (3) là nghĩa gốc còn (1)(2) là nghĩa được phát sinh từ nghĩa gốc. Thế nhưng, trong tiếng Việt hiện đại, nghĩa số (2) là nghĩa được sử dụng phổ biến nhất.

Nghĩa thường trực và nghĩa không thường trực

Một từ được coi là nghĩa thường trực nếu như nó đi vào cơ cấu chung ổn định còn nghĩa không thường trực là nghĩa được sử dụng nhiều trong cách nói bóng gió của ngôn ngữ giao tiếp, truyện ngụ ngôn,…

Ví dụ: “Áo trắng em đến trường, cùng đàn chim ca rộn ràng. Từng làn gió vờn tóc em, kỷ niệm buồn vui ngập tràn.”

=> Từ “áo trắng” đang nói tới nữ sinh và trong thực tế nó chỉ mang nghĩa này ở một số trường hợp. Từ đó, ta có thể hiểu “áo trắng” mang nghĩa không thường trực.

Phương pháp hình thành từ đa nghĩa

Phương pháp ẩn dụ: Là một biện pháp tu từ chuyển tên dựa trên sự liên tưởng, so sánh các mặt, thuộc tính,….giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên. Ví dụ” “lá” dùng theo nghĩa gốc là chỉ bộ phận của cây nhưng khi được mở rộng “lá” sẽ thành các từ như “lá gan”, “lá đơn”,….

Phương pháp hoán dụ: Là phương thức biến đổi nghĩa của từ theo cách gọi tên sự vật hoặc hiện tượng khác dựa trên mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng. Ví dụ: “Nhà trắng” sẽ được hiểu là từ dùng để chỉ chính quyền của tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm. Thế nhưng, theo nghĩa khác thì từ này được sử dụng để chỉ ngôi nhà được sơn màu trắng.

Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Có khá nhiều người nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa với nhau nên ruaxetudong.org sẽ chỉ bạn cách phân biệt.

Giống nhau: Đều có hình thức âm thanh giống nhau (viết và đọc)

Khác nhau: 

Từ đồng âm 

  • Là hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm cho nghĩa của các từ khác nhau hoàn toàn

  • Không thể thay thế trong nghĩa chuyển

  • Ví dụ:

  • Anh ấy được chín điểm (chín chỉ một con số)

  • Cánh đồng lúa chín bát ngát (chín chỉ lúa đã đến lúc thu hoạch)

Từ nhiều nghĩa

  • Là từ chuyển nghĩa giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau

  • Từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển có thể thay thế bằng từ khác.

  • Ví dụ:

  • Cánh đồng bát ngát lúa chín (nghĩa gốc)

  • Hãy nghĩ cho chín rồi mới nói ( suy nghĩ kỹ càng, chắc chắn)

Với các nội dung thông tin chi tiết có trong bài viết “Từ nhiều nghĩa là gì? Phân biệt từ nhiều nghĩa và đồng nghĩa” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Truy cập website ruaxetudong.org để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Rate this post

Viết một bình luận