Tự phụ là gì? Tìm hiểu nghĩa của tự phụ

Tự phụ là một trong nhiều từ để chỉ tính cách mà chúng ta ai cũng từng nghe qua ở đâu đó. Những hiểu rõ và phân biệt với những cụm từ khác được thì lại là chuyện khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải thích khái niệm tự phụ là gì? và ví dụ của tính tự phụ. Các bạn cùng theo dõi thông tin ở đây nhé!

I. Khái niệm về tự phụ là gì?

Tự phụ là một tính cách của bản thân tự đánh giá mình quá cao và tỏ ra coi thường người khác. Có thể hiểu tính tự phụ đồng nghĩa với tính cách kiêu căng, tự mãn. Nếu như một người có năng khiếu, tài năng hoặc tài giỏi ở một lĩnh vực nào đó và đã đang được xã hội công nhận. Ví dụ như nhà văn, nhà vật lý học, nhà toán học hay một diễn viên điện ảnh nổi tiếng, một ca sĩ,… họ nổi tiếng được nhiều người tung hô không có nghĩa đó là có quyền đứng trên tất cả.

Không hiểu về tự phụ là gì? Nên tuổi trẻ ai cũng vậy thường tự cao, hăng hái và xốc nổ. Hay ngộ nhận về chính bản thân mình. Nếu có chút tài năng nào đó, hơn người một ít đã vội cho mình là “trung tâm vũ trụ”. Mọi người phải tung hô, phải nể phục, phải ca ngợi. Còn với những người đó thì lại có thể đòi hỏi để làm thỏa mãn tất cả những gì mình muốn.

Người tự phụ luôn coi mình hơn người

II. Người có tính tự phụ sẽ hay rơi vào tình trạng gì?

Như trên khái niệm tự phụ là thói quen xấu có hại cho bản thân. Nó sẽ khiến bản thân tự ảo tưởng về khả năng của mình. Tài năng hoặc năng khiếu chỉ chút đỉnh, biết chút ít nhưng lại tưởng mình là thiên tài. Để rồi nảy sinh thói bốc phét,  huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch, đáng ghét.

Kẻ có tính tự phụ thì dù ngồi đâu nơi nào cũng thích khoe khoang cái mình có, nói về khả năng của mình. Thậm chí bịa đặt, nói quá lên cả những cái mình không hề có để thỏa mãn tính thích hơn người. Một trong những lí do là không hiểu rõ tính tự phụ là gì? Vì không nhận thức đúng đắn về bản thân nên sẽ khó có thể thành công lâu dài và không nhận được sự ủng hộ của mọi người, của số đông.

Bởi trong cuộc sống hôm nay bao gồm muôn màu muôn vẻ nếu chúng ta giỏi thì lại có người khác giỏi hơn thành công hơn, đòi hỏi con người chúng ta phải không ngừng nâng cao kiến thức, trau dồi thêm kinh nghiệm của bản thân để không bị tụt hậu. Những người có tính tự phụ sẽ không nhìn ra điều nên họ thường bị bỏ lại phía sau một mình đơn độc.

Tự phụ sẽ dễ dàng thất bại

III. Phân biệt giữa tự phụ và tự ti, tự trọng.

“Tự ti”, “tự phụ”, “tự trọng” là những nét tính cách đặc trưng mà ai cũng đã có một lần. Đây là trạng thái tâm lí thường có ở con người. Giữa 3 tính cách chúng có những nét tương đồng và khác nhau. Nhưng đều tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách của con người. Điều này còn ảnh hưởng sự thành công hay thất bại trong cuộc đời của mỗi con người.

3.1. Tự ti là gì?

Tự ti là bản thân người đó tự đánh giá mình thấp kém. Khi đó sẽ thiếu tự tin vào năng lực của bản thân. Vì thế những người này thường xuyên ngại suy nghĩ, đến nói năng, lẫn hành động và còn ngại giao tiếp với mọi người. Những ai có tính tự ti thường nghĩ mình yếu kém, bất tài, chẳng có gì nổi bật so với người khác.

Nếu như tự phụ thì cô độc ít bạn bè. Tính tự ti cũng cản trở rất lớn đến sự phấn đấu vươn lên của mỗi cá nhân. Bởi nó tạo ra sức nặng về một công việc và thói xấu ỷ lại cùng tâm lí thất bại. Luôn trong tình trạng tâm lý thất bại thì không bao giờ có thể thành công. Tính tự ti là sự đi lùi hoặc đi ngược lại tâm lý chung của số đông. Vì ai cũng muốn khẳng định mình, muốn thành đạt trong cuộc sống. Vì vậy, tự ti là trạng thái tâm lý tiêu cực, chúng ta không nên có.

Tự ti khiến bạn cô lập với mọi người xung quanh

3.2. Tự trọng là gì?

Trong 3 tính cách thì đây là cái chúng ta nên học tập. Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình. Đây là một nét tính cách tốt được coi là nền tảng để làm nên nhân phẩm cao quý của một con người chân chính.

Tự trọng là người sẽ có trách nhiệm và sẽ mang đến sự thành công

Khác với tự phụ và tự ti người có tính tự trọng luôn nhận thức đúng đắn về bản thân và về những người xung quanh. Hiểu được tự phụ là gì ? Tự tin là gì ? Biết phân biệt được cái nào đúng, cái nào sai, phải, trái; cái gì nên làm và cái gì không nên làm. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, người có tính tự trọng vẫn sẽ luôn giữ cho bản thân một nếp sống trong sạch, thanh cao, không vì chút quyền lợi vật chất mà bán rẻ lương tâm, danh dự.

Với những chia sẻ về tự phụ là gì? sự khác nhau giữa tự tin và tự trọng với tự phụ ở trên, hi vọng phần nào giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về 3 tính cách này. Để từ đó có thể rút ra cho bản thân nhiều kinh nghiệm hơn, gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.

Xem thêm: Nước nhỏ nhất thế giới mà bạn chưa biết?

Chia sẽ bài viết

Rate this post

Viết một bình luận