Từ thiện là gì?
Từ thiện là hành động cứu người, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên cuộc sống. Từ thiện là (慈善) một từ Hán Việt, kết hợp giữa hai từ là Từ (thương yêu, từ trong nhân từ, từ tâm) và Thiện (tốt lành), do đó còn có thể hiểu là làm việc tốt từ lòng thương người. Từ thiện trong tiếng Anh là charity, được dịch là “the voluntary giving of help, typically in the form of money, to those in need”, tức là tự nguyện giúp đỡ, chủ yếu dưới hình thức tiền nong, cho những ai đang cần.
Từ thiện là hành động cứu người, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên cuộc sống.
Hoạt động từ thiện có thể thông qua quyên góp, hiến tặng bằng tiền hay vật phẩm, thời gian hoặc là cứu trợ nhân đạo, xóa đói giảm nghèo,… Đây có thể là hành động của một cá nhân nào đó hoặc một tập thể, cộng đồng thông qua Tổ chức từ thiện. Từ thiện là căn bản của đạo đức, tính nhân đạo là đức hạnh quang trọng trong nhiều tôn giáo, trong đó có đạo Phật.
Từ thiện là hành vi giúp người, bất vụ lợi (không vì lợi ích riêng mà làm) và thiện nguyện (tự nguyện làm vì điều tốt).
Từ thiện thường là việc làm tự nguyện, không có nguyên tắc bắt buộc nào. Dù vậy, nhìn chung từ thiện phải là hành vi giúp người, đi chung với bất vụ lợi (không vì lợi ích riêng mà làm) và thiện nguyện (tự nguyện làm vì điều tốt).
Từ thiện trong Phật giáo
Trong đạo Phật, từ thiện còn có nghĩa hiểu là bố thí. Trong Ba-la-mật-đa (pāramitā) nói về các công hạnh của Bồ tát trong quá trình tu tập, bố thí là hạnh đứng đầu. Bố (布) nghĩa là ban phát, cho hết còn Thí (施) nghĩa là giúp, cho, còn có nghĩa là đem tiền và những thứ khác mà mình có cho người khác.
Từ thiện không chỉ là sự cho đi mà còn là nhận lại, là việc làm có ý nghĩa với chính bản thân mình.
Theo Phật giáo nguyên thủy, Bố thí được xem là phương tiện để trị tính tham lam, ích kỷ, thực hành để tránh đau khổ đời sau. Theo Phật giáo Đại thừa, bố thí là biểu hiện của lòng từ bi, là phương tiện dẫn dắt chúng sinh tới giác ngộ.
Hành động từ thiện là nghĩa cử cao đẹp xuất phát từ đạo lý Phật giáo. Đức Phật từng dạy rằng, con người phải có tấ, lòng tứ vô lượng tâm, tức là khi sống cần biết từ bi hỷ xả, phải rộng lượng, thương yêu và giúp đỡ chúng sinh.
Hành thiện, bố thí là cách thể hiện tư tưởng làm điều thiện, tránh điều ác trong đạo Phật. Khi con người làm điều thiện lành, đó không chỉ là giúp đỡ kẻ khốn khó mà còn là tự cứu giúp, giải thoát cho chính mình. Hành thiện cũng là cách thể hiện sự vị tha, vô ngã, bác ái với người khác.
Đức Phật dạy rằng, Trái tim con người đều chảy dòng máu đỏ, mỗi người đều có quyền bình đẳng như nhau. Dù vậy, do nghiệp lực từ kiếp trước mà có những phân định khiến thế gian có người nghèo, người giàu, người hạnh phúc, người khổ đau… Con người cần mở rộng lòng mình, cứu giúp, giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn, phiền não trong bể khổ.
Việc từ thiện, thiện nguyện giúp người nghèo không chỉ là sự cho đi mà còn giúp con người nhận lại nhiều thứ, là việc làm có ý nghĩa với chính bản thân mình. Từ việc nhìn thấy những hoàn cảnh bất hạnh, khổ đau mà ta tự ý thức và biết ơn, trân trọng những gì mình có, cảm thấy mình may mắn hơn nhiều người. Ý thức được điều này, ta sẽ biết đủ hơn, biết san sẻ, giúp đỡ hơn.
Bố thí là một đức hạnh quan trọng để nuôi dưỡng công đức, con người làm việc thiện cũng là tu nhân tích đức.
Bố thí là một đức hạnh quan trọng để nuôi dưỡng công đức, khi con người làm việc thiện là cách để tu nhân tích đức. Nếu ta làm việc tốt cho đời thì khi tái sinh luân hồi sẽ được giàu sang, phú quý. Người làm từ thiện, thiện nguyện là góp phần tích đức cho bản thân, tạo ra phước đức, nhân duyên. Hoạt động từ thiện cũng là cách để tiêu trừ nghiệp chướng bản thân cũng như cửu huyền thất tổ, tích lũy phước báo.
Từ thiện là việc làm tốt đẹp, gieo niềm tin, động lực cho những người khốn khó, vượt lên số phận, vượt lên cuộc sống. Nhờ niềm tin ấy mà họ có thêm sức mạnh tinh thần, nghị lực để sống tốt, sống có ích cho đời. Dù vậy, con người phải hiểu đúng giá trị của việc hành thiện, khi ấy ta làm việc tốt như từ thiện mới đúng nghĩa, khi ấy cái thiện mới từ tâm mà thành.
Từ thiện trong các tôn giáo khác
Trong Kito giáo, bác ái (lòng yêu thương rộng khắp mọi người) là nguyên tắc rất quan trọng. Một trong những giới răn quan trọng nhất mà Chúa Jesus từng dạy là: “Ngươi hãy yêu người gần gũi như chính mình”. Trong Kinh Thánh có không ít đoạn nhấn mạnh tới sự cần thiết của việc san sẻ, đóng góp vì phúc lợi của người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Trong Tân Ước có ghi rằng những tông đồ đầu tiên của Chúa Jese đã san sẻ tài sản của mình cho nhau, quyên góp ủng hộ người bị thiên tai.
Hiến tặng với sự trân trọng.
Theo Công giáo, hiến tặng được cho là nên trao với sự quan tâm thật sự, như vậy mới thu được kết quả tốt cho cả người cho và người nhận. Theo Catholic Encyclopedia, hiến tặng nên thận trọng, trực tiếp để xứng đáng đến tay cá nhân hoặc gia đình (Thessalonians 3:10; Huấn Ca 00:04) xứng đáng; nhanh chóng, để đảm bảo thuận lợi nhất (Châm ngôn 03:28); bí mật và khiêm nhường (Mt 06:02); vui vẻ (2 Cor 9:7); phong phú (Tobit 4:9).
Trong Do Thái giáo, từ thiện là việc đúng đắn, phải làm. Tzedakah – một thuật ngữ Do Thái để chỉ sự từ thiện, nhưng nguyên gốc có nghĩa là công bằng, công chính, ám chỉ nghĩa vụ trong tôn giáo này là làm những gì đúng và hợp lý. Về cơ bản, người Do Thái không thực hành từ thiện, nhân đạo, mà họ thực hành tzedakah – tức là làm điều gì đó “công chính” và “công lý. Khi người Do Thái đóng góp tiền bạc, thời gian hay nguồn lực cho người nghèo, người khó khăn thì đó không phải là “làm từ thiện”, mà là “việc đáng làm, việc phải làm” (tức công chính), đúng như những gì đã chỉ dạy trong Torah (luật trong Kinh Thánh Hebrew). Luật Torah yêu cầu rằng, người Do Thái phải chi 10% thu nhập cho “việc công bình”, bất kể là người giàu hay người nghèo.
Theo Hồi giáo, từ thiện được gọi là Zakat, đây là một trong năm trụ cột chính của Hồi giáo. Theo đó, giáo dân được khuyến khích quyên tặng ít nhất 2,5% thu nhập của họ mỗi năm cho người khác.
Ý nghĩa của hoạt động từ thiện
Làm từ thiện không phải chỉ là hành động cao đẹp, mà còn được coi là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Con người hành thiện với cái tâm vô lương chính là hành trì tu tập. Con người có thể làm việc thiện ở bất cứ đâu, với bất kỳ ai, miễn là việc thiện ấy xuất phát từ tâm, đến đúng người, đúng hoàn cảnh.
Làm từ thiện không phải chỉ là hành động cao đẹp, mà còn được coi là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Từ thiện bên cạnh việc giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn còn là tự giúp cho chính mình. Khi ta đi làm việc thiện, thiện nguyện, đó cũng là một phần của sự sám hối, tạ lỗi cho những hành động do tham sân di mà thành. Xuất tâm đi làm từ thiện, điều lành, lâu dần sẽ thành thói quen, gieo vào hành động, giúp ta tạo ra phước đức cho sau này.
Hiện nay, trong xã hội có rất nhiều hoạt động thiết thực, hữu ích cho cuộc sống. Đó có thể là những việc nhỏ như dọn dẹp đường phố, trồng cây xanh phủ đồi trọc,… Đó có thể là những việc nhỏ như mở cơ sở khám chữa bệnh miễn phí, mở lớp học tình thương, mở trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ cho trẻ em, người già, người khuyết tật,… Đó đều là những hành động xuất phát từ tâm thiện lành, nghĩa cử cao đẹp, với mong muốn giúp đỡ người nghèo, người khó khăn vượt qua nghịch cảnh.
Từ thiện đúng nghĩa là hành thiện từ cái tâm từ bi bác ái, không vụ lợi.
Từ thiện đúng nghĩa là hành thiện từ cái tâm từ bi bác ái, không vụ lợi. Hoạt động từ thiện còn có sức lan tỏa, khi ấy những người xung quanh đều thấy được, đều cảm nhận được, như vậy thì càng có nhiều người thay đổi, làm việc thiện theo, lan tỏa yêu thương, từ bi.
Các tổ chức từ thiện ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hoạt động từ thiện vẫn luôn diễn ra, có thể là từ một cá nhân nào đó hoặc do tổ chức nào đó thực hiện. Các tổ chức từ thiện có mục đích chung là giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như trẻ mồ côi, người già neo đơn, người vô gia cư, ốm đau bệnh tật,…
Một hoạt động từ thiện tại Việt Nam.
Một số tổ chức từ thiện lớn ở Hà Nội gồm có Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (trụ sở ở Hà Nội), Làng trẻ em SOS Hà Nội, Làng trẻ em Birla, Hội từ thiện Xanh (Viet Green Charity), Quỹ Thiện Tâm (Kind Heart Foundation) thuộc Tập đoàn Vingroup,…
Một số tổ chức từ thiện lớn ở Sài Gòn gồm Đoàn từ thiện Minh Tâm, Qũy nhịp tim Việt Nam, Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi, Quỹ Từ Thiện Bông Sen, Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam, The Green Bamboo Project – Mái Ấm Tre Xanh…
Ngoài ra còn số tổ chức từ thiện lớn khác ở Việt Nam là: Tổ chức trẻ em Rồng Xanh (Blue Dragon Children’s Foundation), Tổ chức từ thiện Quốc tế cho người tàn tật (Handicap International), Ủy ban chữ thập đỏ Quốc tế (International Committee of the Red Cross), Hội từ thiện trẻ em Sài Gòn (Saigon Children’s Charity), Quỹ từ thiện UPS,…