Tục ngữ là gì? Tìm hiểu về nội dung, nghệ thuật và những ví dụ về tục ngữ của Việt Nam hay và bổ ích, giúp chúng ta trở nên hoàn thiện và tốt hơn.
Tục ngữ ca dao Việt Nam có rất nhiều câu nói hay, ý nghĩa. Những nét đẹp ẩn chứa trong đó cần được lưu truyền và giữ gìn đến mãi sau này. Nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm tục ngữ là gì, nội dung và nghệ thuật của tục ngữ.
Khái niệm tục ngữ là gì?
Việt Nam có một kho tàng tục ngữ dân gian đồ sộ. Tục ngữ là những câu nói, câu thơ có vần điệu. Đọc nghe rất vui tai, hợp vần, do chính người dân lao động sáng tạo.
Có thể nói, ca dao, tục ngữ phản ánh một phần đời sống của người dân. Nó được tích lũy dựa trên quá trình làm việc và sản xuất. Câu nói ngắn gọn, hàm súc dễ đi vào lòng người đọc. Những bài học mà tục ngữ đem lại đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Nội dung của các câu ca dao tục ngữ
Những câu tục ngữ hàm chứa nhiều nội dung ý nghĩa. Đó không chỉ là những kinh nghiệm sản xuất, hiện tượng lịch sử xã hội. Đó còn là những triết lý nhân sinh lưu truyền mãi muôn đời.
Tục ngữ phản ánh kinh nghiệm sản xuất của người dân
Việt Nam là đất nước đi lên từ nông nghiệp, những câu hát trong phút giây nhọc nhằn được phát ra xua tan mệt mỏi. Nó phản ánh hiện thực đời sống sản xuất, phương thức canh tác. Đây là những kinh nghiệm được tích lũy đúc kết trong quá trình con người đấu tranh với thiên nhiên. Nhờ vậy, ông cha ta đưa ra những bài học để giúp chúng ta tránh khỏi tai ương. Giờ đây, mặc dù khoa học công nghệ đã phát triển hơn nhưng những bài học đó vẫn còn nguyên giá trị.
Hầu hết các câu tục ngữ xưa đều thể hiện quan sát về quy định biến đổi khí hậu. Các câu nói đều phát huy công dụng ở nhiều mặt.
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”. Con chuồn chuồn là hình tượng quá quen thuộc với chúng ta. Ông cha đã quan sát hoạt động của nó và đưa ra dự định về thời tiết. Sau này, khoa học giải thích hiện tượng này rất đúng. Chuồn chuồn có đôi cánh khá mỏng, hút độ ẩm tốt, cho nên khi trời sắp mưa, độ ẩm cao, cánh nó trở nên nặng hơn. Vì thế mà tầm bay của chuồn chuồn bị hạ thấp. Ngược lại, khi độ ẩm trong không khí thấp, cánh chuồn chuồn có thể bay cao hơn. Đó là những khi thời tiết ấm nóng.
Một số câu nói khác như “mây thành vừa hanh vừa giá”, “vấy mại thì mưa, bối bừa thì nắng”. Phải có tầm nhìn và khả năng quan sát tỉ mỉ mới phát hiện ra những điều này.
Việt Nam là nước đi lên từ nông nghiệp, quá trình sản xuất hẳn sẽ có những kinh nghiệm được đúc rút. Nói về tầm quan trọng của phân bón, sự chuyên cần, ông cha ta nói “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Đây là bốn điều quan trọng để người dân có một vụ mùa bội thu.
Kinh nghiệm thực tiễn mà ông cha đúc kết được vẫn mãi lưu truyền đến ngày nay. Điều này cũng minh chứng cụ thể cho việc người dân ta có trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Giờ đây, khi hiện tượng biến đổi khí hậu diễn ra ở nhiều nơi, những kinh nghiệm này chưa hẳn đã đúng. Thế nhưng nó cũng đã tạo ra một kho tàng kiến thức rộng lớn của nhân loại.
Tục ngữ phản ánh hiện tượng lịch sử xã hội
Ngoài sử sách ghi lại thời kỳ hình thành và phát triển của xã hội thì tục ngữ cũng có tác dụng như vậy. Câu nói ngắn gọn, đơn giản nhưng vẫn thể hiện lối sống của người dân.
Câu tục ngữ “ăn lông ở lỗ”, “con dại cái mang” phản ánh hiện thực đời sống xưa. Khi đó, người dân chưa có quần áo để mặc, sống trần truồng như thời kỳ nguyên thủy. Rồi mỗi khi con cái phạm lỗi, cha mẹ thường nhận mọi lỗi lầm về phía mình.
Lối sống, sinh hoạt của người dân cũng được phản ánh cụ thể. “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam”. Hướng nam là hướng đẹp, thích hợp để làm nhà, cuộc sống gia chủ sẽ yên ấm, an vui. Hay như câu “thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề”. Có nghĩa vị thần linh thường trú ngụ trong thân cây đa. Con ma thì chọn ở nơi cây gạo, còn cú cáo thì ẩn nấp trong cây đề. Điều này thực chất vẫn chưa được kiểm chứng nhưng kinh nghiệm dân gian đã khiến chúng ta thêm niềm tin vào điều đó.
Lề lối, phép tắc trong thời kỳ phong kiến cũng được thể hiện qua nhiều câu tục ngữ như “đất có lề, quê có thói” hay “phép vua thua lệ làng”. Có nghĩa rằng mỗi nơi đều có những quy định, luật lệ riêng, đừng nên phạm phải. Đến nay, nhiều hủ tục đã được bãi bỏ nhưng những nét đẹp văn hóa thì vẫn được giữ nguyên.
Mỗi gia đình sẽ có thói quen sinh hoạt, làm việc riêng. Thế mới ra đời câu “sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì”. Hiểu đơn giản chính là nếu không còn cha mẹ, con cái có thể nhờ đến họ hàng hai bên nội ngoại. Hay niềm tự hào khi “một người làm quan cả họ được nhờ”.
Cuộc sống thời nào cũng có những bất công mà chúng ta phải học cách chấp nhận. Đó là định luật “Cá lớn nuốt cá bé”, “bà chúa đút tay bằng ăn mày rút ruột”. Hay như câu “con nhà giàu đứt tay bằng con nhà nghèo xổ ruột”. Câu nói ẩn chứa hàm ý sâu xa và đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Tục ngữ trở thành triết lý dân gian
Tục ngữ không chỉ phản ánh hiện thực đời sống. Nó còn là cả kho tàng kinh nghiệm sống, truyền bá tư tưởng cho con người. Những tư tưởng về chính trị, xã hội cũng được thể hiện đầy thâm thúy qua tục ngữ.
Tục ngữ xưa đề cao giá trị của con người, “người làm ra của chứ của không làm ra người”. Câu này nhắc nhở chúng ta về giá trị con người, của cải chỉ là phụ, con người mới quan trọng. “Còn người còn của”, “Người còn của con, người chết là hết”.
Thái độ làm việc, sinh sống và lao động cũng được thể hiện đầy đủ. “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, “Của một đồng, công một nén” nhắc nhở chúng ta cần trân trọng những thứ mình kiếm được. Ngoài ra, có làm thì mới có cái ăn, không ai tự dưng đêm đến vật chất, của cải cho mình.
Vẻ đẹp quê hương đất nước cũng nhiều lần được nhắc đến, “thứ nhất kinh kì, thứ nhì phố Hiến”. Những địa danh đẹp của đất nước được đưa ra, thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc.
Tinh thần đấu tranh chống lại áp bức đô hộ luôn được người dân ta đề cao. Tinh thần chiến đấu quyết tâm, dám chơi, dám chịu. “Muốn oai làm quan mà nói”, “thắng làm vua, thua làm giặc”.
Cần cù, chịu thương chịu khó của người dân ta đã được ghi nhận từ lâu. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau là thứ tình cảm quý báu của dân tộc Việt Nam.
Nghệ thuật trong câu tục ngữ
Không chỉ đẹp về nội dung, nghệ thuật trong câu tục ngữ cũng có nhiều điểm nhấn.
Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
Một câu tục ngữ hay phải có sự gắn kết giữa nội dung và hình thức. Chỉ có như vậy thì giá trị của nó mới được lưu truyền dài lâu. Một câu tục ngữ thông thường có nhiều nghĩa, nghĩa đen và nghĩa bóng.
Trong kho tàng tục ngữ dân gian, có câu “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Câu nói theo nghĩa đen diễn tả hành động rất thực tế. Lúc đi ăn đám tiệc người ta thường có xu hướng đi trước để hưởng được nhiều của ngon vật lạ. Còn khi lội nước, chưa biết sông sâu hay cạn, người ta lại thường chỉ dám bước theo sau người. Hiểu theo nghĩa bóng, câu tục ngữ ám chỉ những con người ích kỷ, chỉ biết sống vì cái lợi trước mắt. Tham sống sợ chết, không dám đương đầu với khó khăn, núp bóng người khác để ăn theo thành quả.
Câu tục ngữ mang tính hình tượng cao
Câu tục ngữ của Việt Nam giàu tính hình tượng, sử dụng nhiều phép tu từ ẩn dụ, nhân hóa, so sánh. Thông qua những hình tượng đó, ông cha ta muốn thể hiện tư tưởng, triết lý nhân sinh. Nhờ vậy mà câu tục ngữ thấm sâu vào tâm tưởng của mỗi người, dễ đọc, dễ liên tưởng.
Câu tục ngữ “thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Lấy biển Đông để đại diện cho những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Nhưng chỉ cần vợ chồng đồng lòng, quyết tâm, mọi chuyện sẽ được hóa giải.
Tục ngữ có âm điệu và đối nhau
Chính những phút giây mệt nhọc đã khiến người dân cho ra nhiều câu tục ngữ hay. Thêm nữa, việc lưu truyền bằng miệng đã giúp cho câu nói có vần điệu hơn để dễ thuộc, dễ nhớ. Tục ngữ sẽ có cả vần liền và vần cách như “ăn không lo của kho cũng hết”.
Yếu tố nhịp điệu cũng được đề cao. Ví dụ như những câu nói “cái răng cái tóc là vóc con người”, “cần cù bù thông minh”. Sự nhịp nhàng, cân đối trong câu với hình thức đối thanh và đối ý như “thắng làm vua, thua làm giặc”…
Chú trọng hình thức ngữ pháp
Mặc dù chỉ là những câu nói trong quá trình lao động và sản xuất nhưng vẫn chú trọng cấu trúc ngữ pháp. Thông thường, một câu hoàn chỉnh sẽ có hai vế, vế phán đoán và vế kết quả: “thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”.
Tục ngữ sử dụng nhiều suy luận tài tình
Một số mối quan hệ tương hỗ được sử dụng để làm nổi bật nội dung. Các vế tương đồng như, như thế, cũng là. Hay một số cặp vế không tương đồng thường sử dụng hơn, sao bằng…. Cũng có nhiều cặp câu thể hiện nguyên nhân kết quả.
Cách phân biệt tục ngữ với hình thức khác
Ca dao thường thể hiện tình cảm, tâm tư của người nói, mang hàm ý chủ quan. Trong khi tục ngữ lại thường thiên về đúc kết bài học kinh nghiệm, mang tính triết lý sâu xa.
Thành ngữ sử dụng nhiều cụm từ cố định, sẵn có. Nhưng tục ngữ lại thường bột phát, đa dạng từ ngữ.
Ví dụ về tục ngữ
Ví dụ 1: “Uống nước nhớ nguồn” là câu tục ngữ được hiểu như thế nào
Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ được ông bà, bố mẹ chúng ta thường xuyên nói, nên câu tục ngữ này rất nổi tiếng, câu tục ngữ này thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
– “Nước” và “nguồn” là hai danh từ chỉ sự vật bao quát nhau. “Nước” chảy từ “nguồn”, “nguồn” là nơi sản sinh ra “nước”.
– “Uống” và “nhớ” là hành động của thường ngày xảy ra, những ý nói ở đây nhắc nhở chúng ta khi “uống nước” nên nhớ về nơi đã tạo ra nước cho chúng ta uống chính là “nguồn”.
=> Với 4 từ ngắn gọn nhưng ông cha ta đã để lại một bài học vô cùng ý nghĩa, nhắc nhở con cháu biết trân trọng và luôn nhớ về cội nguồn, nơi chúng ta đã được sinh ra, bởi không có cội nguồn thì không có chúng ta bây giờ.
Ví dụ 2: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là câu tục ngữ được hiểu như thế nào
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là câu tục ngữ luôn coi trọng phẩm chất của một con người hơn là giá trị vẻ bề ngoài, để giải thích cho từng từ, chúng ta cùng đi vào chi tiết.
– Ở đây “gỗ” không chỉ đơn thuần là đồ vật mà muốn dùng biện pháp ẩn dụ nói bên trong của “gỗ” mới là tốt.
– “Nước sơn” là muốn ám chỉ màu sắc, vẻ bề ngoài thu hút ánh nhìn, tưởng là tốt nhưng chưa phải đã tốt.
=> Câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” ý muốn nói rằng bản chất bên trong mới là quan trọng, còn vẻ bề ngoài là chúng ta thấy chỉ là vỏ bọc chưa chắc đã tốt như đã nhìn thấy.
Bài học được rút ra từ ca dao tục ngữ Việt Nam rất nhiều. Là người trẻ, chúng ta cần hiểu rõ và vận dụng nó vào cuộc sống. Đây chính là cách để chúng ta giữ gìn và bảo vệ tinh hoa văn hóa dân tộc. Trên đây là nội dung về khái niệm tục ngữ là gì, nội dung và nghệ thuật của tục ngữ. Các em học sinh có thể tham khảo trong quá trình học tập.
- Xem thêm: Tản văn là gì? Đặc điểm và kỹ năng viết tản văn độc nhất
Thuật Ngữ –