Tụng Kinh cầu siêu? Cha mẹ mất tụng kinh gì để cầu siêu? Mộ đá Ninh Bình cập nhật mới nhất – Mẫu Lăng Mộ đá

Tụng Kinh cầu siêu? Cha mẹ mất tụng kinh gì để cầu siêu? Mộ đá Ninh Bình cập nhật mới nhất năm 2020 cho độc giả tham khảo và sử dụng.

Khi trong gia đình có người thân mất, thông thường người ta hay phát nguyện tụng Kinh Địa Tạng hoặc Kinh Di Đà hay Kinh Vu Lan Báo Hiếu… Điều này, còn tùy theo căn cơ, sở nguyện và ý thích của những thân nhân trong gia đình.

Hỏi: Kính bạch thầy, cha vợ con vừa qua đời được hai tuần lễ, con muốn tụng kinh cầu siêu cho cha, nhưng không biết phải tụng những bộ kinh nào? Cúi xin thầy chỉ giáo cho con.

Đáp: Khi trong gia đình có người thân mất, thông thường người ta hay phát nguyện tụng Kinh Địa Tạng hoặc Kinh Di Đà hay Kinh Vu Lan Báo Hiếu… Điều này, còn tùy theo căn cơ, sở nguyện và ý thích của những thân nhân trong gia đình. Nếu Phật tử thấy có nhân duyên thích hợp với bộ Kinh nào thì cứ đọc tụng bộ Kinh đó. Bởi Kinh nào cũng đều do Phật nói cả. Vấn đề không phải ở nơi sự chọn lựa Kinh nào để tụng, mà điều quan trọng nhất là sự thành tâm thành ý trong khi tụng niệm.

Nếu Phật tử thấy có nhân duyên thích hợp với bộ Kinh nào thì cứ đọc tụng bộ Kinh đó. Bởi Kinh nào cũng đều do Phật nói cả. Vấn đề không phải ở nơi sự chọn lựa Kinh nào để tụng, mà điều quan trọng nhất là sự thành tâm thành ý trong khi tụng niệm.

Tụng kinh cầu siêu!

Chúng ta không nên có quan niệm rằng phải tụng đọc Kinh Địa Tạng thì người mất mới được chóng siêu thoát. Bởi Kinh Địa Tạng đặc biệt là chuyên dành để cầu siêu bạt độ vong linh cho những người mới mất. Còn như đọc tụng các Kinh khác như: Di Đà hay Vu Lan Báo Hiếu, thì người mất lâu được siêu thoát. Bởi những Kinh nầy sức gia hộ độ trì của chư Phật, Bồ tát không được mạnh mẽ bằng Kinh Địa Tạng. Đó là những quan niệm hết sức sai lầm mà Phật tử chúng ta nên tránh.

Có người còn nói, nếu chỉ tụng đọc kinh không thôi mà không có trì chú thì hương linh của người mất cũng khó được siêu thoát. Bởi đọc kinh không có linh nghiệm bằng trì chú. Có người bảo, muốn cho hương linh chóng được thác sanh về cảnh giới an lành thì phải tụng Kinh Pháp Hoa hoặc Kinh Đại Bát Niết Bàn… Người nói như thế quả thật là họ chưa hiểu gì về ý nghĩa của các kinh điển mà Phật nói cả. Đâu phải kinh điển Phật nói ra là chuyên để tụng đọc cầu nguyện siêu độ cho người chết.

Nếu vậy, thì còn gì ý nghĩa sự ra đời độ sinh của đức Phật? Bởi đức Phật ra đời là để độ sinh chớ đâu phải để độ tử. Nói chung, đã là kinh Phật thì bộ kinh nào chúng ta cũng có thể tụng đọc được cả. Vì kinh nào cũng có công năng thù thắng là phá trừ mê mờ, vọng chấp, khai thông nguồn tuệ giác cho tất cả chúng sinh, mà thuật ngữ chuyên môn của Phật giáo gọi là: “Chuyển mê khai ngộ”.

Nếu tụng đọc kinh điển Phật dạy chỉ để cầu siêu cho người chết không thôi, hiểu thế thì thật là oan uổng cho chư Phật lắm! Và như thế thì còn gì là đạo Phật? Chúng ta không nên có những quan niệm hời hợt và hiểu sai lệch đạo Phật như thế. Hiểu thế, thì chúng ta sẽ đắc tội với Phật pháp vậy.

Trở lại vấn đề trên, như tôi đã nêu ra những quyển Kinh như: Kinh Địa Tạng. Kinh Di Đà, Kinh Vu Lan Báo Hiếu, tùy Phật tử chọn lựa bộ kinh nào thích hợp để trì tụng cũng đều được cả. Điều quan trọng là khi tụng niệm, Phật tử và những người thân hay bạn bè, tất cả đều phải chí thành tha thiết để tụng niệm. Có thế, thì hương linh của người quá cố mới được có phần lợi lạc vậy. Còn siêu thoát hay không, phần lớn là còn tùy thuộc vào nghiệp nhân của người mất đã gây tạo.

Kính chúc Phật tử có đủ niềm tin và trí sáng trong việc hành trì tu tập để có được lợi lạc hạnh phúc trong nếp sống bình nhật.

Người mất lâu cầu siêu có được siêu thoát không?

Vì thế, nên người mất dù mới hay lâu, cũng đều rất cần đến sự cầu nguyện hồi hướng công đức cho họ. Sự đồng cảm khác nào như ta gởi tín hiệu. Nếu ta gởi tín hiệu đúng theo địa chỉ của người nhận, tất nhiên là người đó sẽ nhận được.

Hỏi: Kính Bạch Thầy, chúng con có người chú mất trong chiến tranh như là một quân nhân. Do điều kiện khó khăn, không đủ thông tin để tìm thi thể. Với những người thân đã mất lâu năm như vậy, họ đã thoát thân trung ấm không còn là vong linh, chúng ta đâu có biết họ đã về đâu trong sáu nẻo luân hồi, vậy ý nghĩa của cầu siêu là thế nào? Vậy gia đình chúng con có nên cầu siêu cho chú không? Có cần quy y cho chú hay chỉ cầu siêu là được?

Đáp: Qua ba vấn đề mà Phật tử nêu ra, tôi xin lần lượt góp ý như sau:

Thứ nhứt, Phật tử hỏi ý nghĩa cầu siêu là thế nào? Vấn đề nầy, tôi đã giải thích trong quyển sách 100 Câu Hỏi phật Pháp Tập 1 ở trang 105 và 122. Ở trang 105, có câu hỏi: “Người chết sau 49 ngày cầu siêu có được không?” Và ở trang 122, câu hỏi là: “Tụng kinh cầu siêu có thật siêu không?” Xin Phật tử đọc lại hai câu hỏi đó thì sẽ rõ.

Thứ hai, Người chết đã lâu gia đình có nên cầu siêu cho chú không? Câu hỏi này không khác gì câu hỏi: Người chết sau 49 ngày cầu siêu có được không? Xin Phật tử đọc lại câu hỏi này như đã nêu rõ số trang ở trên.

Thứ ba, Phật tử hỏi, có cần quy y cho chú hay chỉ cầu siêu là được? Theo tôi, thì Phật tử chỉ nên cầu siêu là được rồi. Bởi người chết đã lâu, vả lại, khi tụng kinh cầu siêu trong đó có phần quy y cho hương linh. Điều quan trọng là những người thân trong gia đình nên vì người mất mà hết lòng thành tâm tụng kinh cầu siêu bạt độ cho họ. Dù người mất đã lâu, nhưng việc tụng kinh cầu siêu hay làm những điều phúc thiện hồi hướng công đức cho họ, đó là điều thiết yếu nên làm. Dù cho họ có thác sanh về cảnh giới nào, thì năng lượng cầu nguyện của người thân cũng giúp cho họ có thêm lợi lạc và chóng được siêu thoát.

Ý nghĩa của hồi hướng là “hồi tự hướng tha, hồi nhân hướng quả và hồi sự hướng lý”. Hồi là xoay về mình, hướng là hướng về tha nhân. Đem tâm thanh tịnh của mình mà hướng đến người khác.

Nếu như họ sanh về cảnh giới lành thì họ sẽ được tăng trưởng thêm điều lành. Ngược lại, giả như họ sanh về cảnh giới bất thiện, thì nhờ sự hết lòng thành tâm cầu nguyện hay hồi hướng công đức của người thân, mà họ hồi tâm chuyển ý và sẽ bớt khổ đi nhiều. Điều nầy không phải là mê tín hay hoang tưởng mà là sự thật rất phù hợp theo tinh thần khoa học. “Thần giao cách cảm” là một hiện tượng có thật không phải mơ hồ. Nếu có cảm tất nhiên là phải có ứng. Cảm ứng không sai. Điều quan trọng đáng nói ở đây là, khi cầu nguyện hồi hướng chúng ta phải hết sức thành tâm tha thiết chớ không nên làm cho có lệ. Nếu người mất không nhận được sự cầu nguyện, thì tại sao trong chùa sau mỗi thời khóa tụng niệm chư Tăng, Ni đều có phần phục nguyện cầu siêu và hồi hướng?

Chúng ta nên hiểu thêm rằng, ý nghĩa của hồi hướng là “hồi tự hướng tha, hồi nhân hướng quả và hồi sự hướng lý”. Hồi là xoay về mình, hướng là hướng về tha nhân. Đem tâm thanh tịnh của mình mà hướng đến người khác. Với thâm ý là muốn cho họ được an vui giải thoát. Nhân có gây tạo thì quả mới có. Nhân là phần người cầu nguyện; quả là người nhận sự cầu nguyện. Trường hợp như bà Mục Liên Thanh Đề chẳng hạn, nếu không nhờ sức chú nguyện của Phật và chúng Tăng, thì thử hỏi làm sao bà được siêu thoát?

Tuy nhiên, người cầu nguyện chỉ là trợ duyên, quan trọng là ở nơi người được cầu nguyện. Cả hai đều phải có sự đồng cảm tương ưng với nhau. Như thế thì sự cầu nguyện mới có lợi ích.  Vì thế, nên người mất dù mới hay lâu, cũng đều rất cần đến sự cầu nguyện hồi hướng công đức cho họ. Sự đồng cảm khác nào như ta gởi tín hiệu. Nếu ta gởi tín hiệu đúng theo địa chỉ của người nhận, tất nhiên là người đó sẽ nhận được. Điều quan trọng là phải gởi đúng. Điện thoại cũng thế. Nếu ta gọi đúng số (dụ như sự chú tâm của ta) thì người đó cũng sẽ nhận được. Đó là sự cảm ứng giao nhau rất hợp tình hợp lý vậy.

Kính chúc Phật tử an khỏe tinh tấn tu tập và hành thiện để được lợi mình và lợi người.

Cầu siêu có ảnh hưởng vong linh không?

Phật giáo tin cầu siêu có ảnh hưởng đến sự siêu độ của vong linh. Thế nhưng, tác dụng ấy có giới hạn nhất định.Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ yếu.

Vì thời gian chủ yếu để tu thiện, làm thiện là thời gian khi người đang còn sống. Sau khi người chết rồi, chính người sống tổ chức lễ cầu siêu cho người chết và hồi hướng công đức tu thiện, làm thiện của mình cho người chết.

Kinh Địa Tạng cho biết, lợi ích của lễ cầu siêu có bảy phần, thì sáu phần thuộc về người còn sống (tức là người tổ chức lễ cầu siêu) còn chỉ có một phần lợi ích thuộc về người đã chết.

Mẫu Lăng thờ đá ngũ quan cao cấp Anh Quân tại Thái Bình, một trong những thiết kế điển hình, bản quyền của Nghệ nhân trẻ Anh Quân

Đồng thời, Phật giáo chính tín, đối với phương thức lễ cầu siêu, có quan niệm hơi khác với tập tục dân gian. Nói siêu độ là nói độ thoát cõi khổ, siêu thăng đến cõi vui, là dựa vào cảm ứng của nghiệp lực tu thiện của bạn bè, gia thuộc người chết, chứ không phải do một mình tác dụng tụng kinh của tăng ni. Đó là sự cảm ứng do phối hợp nghiệp thiện của người tổ chức siêu độ và sự tu trì của người tụng kinh.

Do đó, Phật giáo chính tín cho rằng, chủ thể của công việc cầu siêu không phải là tăng ni mà là gia thuộc của người chết. Gia thuộc người chết, trong giờ phút lâm chung, nếu biết đem các đồ vật ưa thích của người sắp chết, cúng dường Tam Bảo, bố thí kẻ nghèo, và làm cho người sắp chết hiểu rõ, đó là làm công đức hộ cho anh ta, thì sẽ có tác dụng rất lớn đối với vong linh người chết. Đó là do sự cảm ứng của một niệm thiện nghiệp, do tâm người lúc lâm chung được an ủi, nhờ vậy mà nghiệp thức của người chết hướng tới cõi lành. Đó không phải là mê tín, đó là đạo lý tâm thiện hướng tới cõi thiện.

Nếu khi người thân đã chết mà con cháu, gia thuộc có lòng thành kính thiết tha, tổ chức trai tăng, bố thí, làm điều thiện lớn, tỏ lòng hiếu thảo khẩn thiết cũng có thể có cảm ứng, giúp cho vong linh được siêu linh cõi thiện. Thế nhưng, tác dụng không bằng việc làm khi người đang còn sống, chưa chết.

Khi người con có lòng hiếu chí thành, như Bồ Tát Địa Tạng, để cứu mẹ mà phát lời nguyện đại bi, nguyện vì để cứu mẹ mà đời đời kiếp kiếp sẽ cứu độ chúng sinh ra khỏi biển khổ. Dựa vào sức mạnh của lời nguyện vĩ đại ấy, mà cảm thông được với người chết, giúp người chết giảm bớt hay trừ bỏ được tội ác.

Đó không phải là mê tín, mà là sự cảm thông của lòng hiếu vĩ đại, của tâm nguyện vĩ đại, khiến cho tâm lực và nguyện lực của người siêu độ hòa nhập và cảm thông với nghiệp lực của người siêu độ, cả 2 thông suốt cùng một khí, nhờ vậy, mà người chết được siêu độ.

Lăng mộ đẹp tại Nam Định, một siêu phẩm của nghệ nhân trẻ Anh Quân

Vì vậy đối với Phật giáo chính tín, con cái gia thuộc nếu muốn cứu độ người chết, thì nên làm các việc như cúng dường Tam Bảo, bố thí kẻ nghèo, chứ không nhất thiết phải mời Tăng Ni đến tụng kinh. Tăng Ni khi được cúng dường, thì chỉ chú nguyện cho thí chủ mà thôi. Vì Tăng Ni tụng kinh là công việc làm hàng ngày của họ trong các khóa lễ, tụng kinh là một phương pháp tu hành, mục đích của tụng kinh không phải là để siêu độ người chết. Thí chủ cúng dường chư Tăng là để cho chư Tăng có thể tu hành và đạt mục đích của tu hành.

Phật giáo tuy có nói tụng kinh để siêu độ người chết, nhưng đó là hy vọng mọi người đều tụng kinh. Chỉ trong trường hợp mình không biết tụng kinh hay là tụng kinh quá ít, mới thỉnh Tăng Ni tụng kinh thay cho mình..

Thực ra, chức năng của Tăng Ni là duy trì đạo Phật ở thế gian, lấy Phật pháp để hóa độ chúng sinh, chứ không phải chuyên làm việc siêu độ cho người chết. Công đức của tụng kinh là nhờ ở lòng tin Phật pháp và tu hành Phật pháp, cho nên không phải chỉ có Tăng Ni mới tụng kinh, lại càng không phải chỉ khi có người chết mới tụng kinh.

Hơn nữa, thời hạn siêu độ tốt nhất là trong vòng 49 ngày. Bởi vì, Phật giáo tin rằng, chỉ trừ những trường hợp như người có phúc nghiệp lớn, chết thì tái sinh ngay ở sáu cõi trời Dục giới, hay là những người tu định có kết quả, khi chết thì tái sinh ở các cõi trời Thiền định, hay là người có ác nghiệp nặng, chết thì đọa địa ngục lập tức; còn thì đối với người bình thường mà nói, chết xong còn trải qua thời gian 49 ngày chờ đợi cho nghiệp duyên chín mùi mới quyết định tái sinh ở cõi nào.

Nếu trong thời gian này mà con cái, thân nhân biết lấy công đức cúng dường Tam Bảo, bố thí kẻ nghèo để hồi hướng cầu siêu độ thì người chết, nhờ công đức thiện nghiệp ấy cảm ứng hỗ trợ mà được sinh lên cõi thiện (Trời, Người) và được siêu độ. Nếu để qua 49 ngày mới tổ chức cầu siêu thì chỉ có thể tăng thêm phúc đức cho người đó, chứ không thể ảnh hưởng gì đến hướng tái sinh của họ nữa.

Tổng hợp những Mẫu thiết kế Mộ đá đơn đẹp – Mộ đá Ninh Bình năm 2021

Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ, trong trường hợp người thân bị chết oan, chết thê thảm, do oan trái chưa trả cho nên có thể sinh ở cõi quỷ, và tiếp tục vòi vĩnh, đòi hỏi đối với người. Thông thường, người ta gọi đó là quỷ ám. Trong trường hợp đặc biệt này, thì cần có tụng kinh siêu độ (nghĩa là thuyết pháp cho quỷ nghe để cho quỷ rõ hướng đi). Nhờ Phật lực giúp cho vong linh tái sinh ở cõi thiện.

Phật giáo thường gọi cõi quỷ là “ngã quỷ” (quỷ đói), cho nên thường dùng mật pháp (như trì chú biến thực, thí thực) để giúp đỡ, tạo ra tác dụng lớn, đặc biệt là đối với loại quỷ lành. Công việc Phật sự đặc biệt này, các tôn giáo khác, kể cả Thần giáo đều không biết.

Kích thước Mộ đá chôn cất 1 lần (an táng 1 lần) chuẩn phong thủy

Tiếp tục cầu siêu cho người chết sau 49 ngày có được không?

Sau 49 ngày, Phật tử và những thân nhân trong gia đình tiếp tục tụng kinh niệm Phật, thì đó là điều rất tốt. Dù cầu siêu hay không, người Phật tử cũng nên tụng kinh niệm Phật để cho hiện đời mình được an lạc và đời sau cũng được an lạc.

Hỏi: Trong gia đình, nếu có người thân qua đời, con cháu cúng cầu siêu trong 49 ngày, niệm Phật mỗi đêm trước bàn Phật. Nhưng sau 49 ngày, thì còn cầu siêu bằng cách niệm Phật tiếp tục nữa không?

Đáp: Việc con cháu tụng kinh niệm Phật cho người thân của mình trong vòng thời gian 49 ngày, đó là điều rất quý kính. Đây cũng là noi theo trong kinh dạy mà Phật tử làm theo. Như thế, thì rất đúng không có gì là sai trái cả. Tuy nhiên, điều quan trọng là trong khi tụng niệm, mọi người phải thành tâm tha thiết, đem hết lòng thành để tụng niệm cầu nguyện. Được thế, thì người tụng niệm được lợi lạc mà hương linh cũng được phần nào lợi lạc.

Khu Lăng Mộ Đá xanh rêu cao cấp nhất năm 2020 của nghệ nhân trẻ Anh Quân

Theo kinh Địa Tạng nói: người chết sau 49 ngày, gọi là chung thất, thì vong linh của người mất, tùy nghiệp mà thọ sanh chiêu cảm quả báo. Nếu hiện đời tạo nhiều điều lành, thì sẽ thọ sanh về cảnh giới an lành. Ngược lại, thì thọ sanh vào cảnh khổ. Tùy chỗ tạo nghiệp thiện ác, mà thọ sanh qua các loài và các cảnh giới sai biệt trong vòng lục đạo luân hồi. Cũng chính theo lời dạy nầy, mà Phật tử thường hay cúng Trai Tăng vào ngày chung thất.

Mục đích là nhờ sức chú nguyện của chư Tăng Ni, gọi là đức chúng như hải, mà hương linh thác sanh về cảnh lành. Tuy nhiên, nếu luận theo ý nghĩa của hai chữ cầu siêu, thì không phải chỉ trong 49 ngày thôi. Vì cầu siêu có nghĩa là cầu mong vượt qua: “từ cảnh giới tối tăm xấu ác, vượt qua đến cảnh giới tốt đẹp an lành”. Hiểu theo nghĩa đó, thì lúc nào ta cũng phải cầu siêu, cầu siêu cho chính bản thân ta, đồng thời cũng cầu siêu cho mọi người luôn luôn được sống trong an lành.

Mộ đá cao cấp Anh Quân bằng đá xanh rêu chất lượng nhất hiện nay

Theo ý nghĩa đó, thì lúc nào ta cũng phải cầu siêu cho ta và cho người mãi mãi thoát khỏi khổ đau để được an vui giải thoát, chớ không phải chỉ trong phạm vi 49 ngày thôi.

Vì thế, sau 49 ngày, Phật tử và những thân nhân trong gia đình tiếp tục tụng kinh niệm Phật, thì đó là điều rất tốt. Dù cầu siêu hay không, người Phật tử cũng nên tụng kinh niệm Phật để cho hiện đời mình được an lạc và đời sau cũng được an lạc. Và sau mỗi lần tụng kinh niệm Phật như thế, thì Phật tử cũng nên cầu nguyện cho hương linh thân nhân của mình, cũng như cho những vong hồn khác, rộng ra là cho cả pháp giới chúng sanh hữu tình vô tình đều trọn thành Phật đạo. Đây là thể hiện tấm lòng từ bi vị tha của người Phật tử, như thế, cũng rất là tốt đẹp vậy.

Cầu an và cầu siêu trong Phật giáo –

Mộ đá xanh

cao cấp Anh Quân Ninh Bình

Khi còn sống trên đời, mình hãy lo tự cầu an, cầu siêu cho chính mình, bằng cách thực hành đời sống theo Chánh pháp, mở lòng từ bi, bao dung, bố thí, hỷ xả, thương yêu mọi người, tạo nhiều phước báu, lo tu tập phòng hộ thân tâm luôn được trong sáng sạch sẽ để tô bồi công đức.

Đức Phật dạy, theo luật tương quan nhân quả: “Cái này có cái kia có. Cái này sanh cái kia sanh. Cái này không cái kia không, Cái này diệt cái kia diệt” thì chúng ta muốn bình an thì phải gieo nhân bình an.

Khu lang mo da dep da xanh reu nam 2020 tai Quang Nam

Nhân của bình an là cái gì? Đó là không gây phiền muộn, khổ đau, bất an… cho mình và cho người khác. Là Phật tử chúng ta sống đúng theo lời hứa với Tam Bảo, là không giết hại bất cứ sinh vật nào, bởi loài người hay loài vật, loài nào cũng ham sống sợ chết. Ta không muốn ai giết hại ta, thì ta không gây nghiệp giết, cũng không xúi biểu người khác làm việc ác đức giết hại kẻ khác.

Những Mẫu mộ đá ĐẸP phổ biến hiện nay do Đá mỹ nghệ Anh Quân chế tác

Dù nghèo nàn khổ sở đến nỗi phải “cạp đất mà ăn” cũng không cướp giựt, lấy của không cho từ người khác. Sống thành thật không nói năng bậy bạ gây chia rẻ, hận thù giữa người này với người kia. Sống có tình có nghĩa không phản bội, thà người phụ ta, chứ ta không phụ người. Sống có trách nhiệm và bổn phận, không đam mê cờ bạc rượu chè khiến cho tâm trí mình bị lu mờ không sáng suốt làm khổ gia đình, băng hoại xã hội…

>>> Tổng hợp những Mẫu Lan can đá đẹp, cao cấp Anh Quân – Làng nghề Đá mỹ nghệ Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình cho Khu lăng mộ đá, mộ đá, khu di tích lịch sử, đình làng, miếu thờ, điện thờ, nhà chùa, hay nhà thờ tổ, từ đường, Bảo điện,… Chúng tôi nhận thi công, xây dựng Lan can đá đẹp, uy tín, chất lượng với giá cạnh tranh trên toàn quốc!

Biết sống theo lời Phật dạy, là chúng ta đang gieo cái nhân bình an cho cuộc đời của chúng ta. Đã gieo trồng nhân bình an như thế, thì cây phước đức của chúng ta ngày một lớn mạnh. Cứ tiếp tục phân bón bằng cách giữ vững giới đức thì cuộc sống của chúng ta sẽ được nhẹ nhàng “đơm hoa nở trái bình yên”, không cần phải cầu an trong các khoá lễ, mà chúng ta vẫn được an vui hạnh phúc.

Còn kỳ siêu hay cầu siêu là gì? Là siêu vượt cảnh giới khổ đau để trở về với cảnh giới an lành. Nhân nào khiến chúng ta bị đọa vào cảnh giới khổ đau? Đó là lúc còn sống trên đời chúng ta không lo tu tập, lúc nào trong đầu chúng ta cũng đầy những vọng tưởng tạp niệm, những đam mê ghiền nghiện, những tham sân si, giận hờn, phiền não và ích kỷ. Những thứ này chi phối ý nghĩ và hành động của chúng ta khiến chúng ta tạo ra những nghiệp ác, nghiệp xấu, làm cho những người xung quanh phải chịu nhiều đau khổ. Khi lìa đời những thứ này gọi chung là lậu hoặc, nó có năng lực cuốn hút chúng ta sinh vào ba đường xấu ác để chịu tội.

úc còn sống, chúng ta tạo nhân ác thì lúc chết cho dù người thân có cầu nguyện như thế nào đi nữa thì chính cái nghiệp của chúng ta sẽ lôi kéo thần thức của chúng ta đi vào cảnh giới tái sanh tương ứng.

Phật dạy hằng ngày chúng ta phải biết tu tập. Phải biết quán tưởng cuộc đời vốn là huyễn mộng, tấm thân ngũ uẩn này không có cái Ta cái Ngã trong đó, bởi nó có mà không thật có, nó vô thường, vô ngã, nên nó biến mất bất cứ lúc nào, dù chúng ta không muốn cũng không được. Bởi thế đừng dính mắc chiều chuộng nó quá mức mà sanh tâm tham lam ích kỷ tạo nghiệp.

Do đó khi sống, chúng ta phải biết hàng phục những phiền não, si mê vọng tưởng bằng phương thức thiền định. Đó là chúng ta đang siêu độ cho chính chúng ta… để hiện tiền chúng ta sống trong an lạc hạnh phúc và sau khi qua đời không phải đọa vào cảnh giới khổ đau.

Lang tho da la diem nhan cua Khu lang mo

Lúc còn sống, chúng ta tạo nhân ác thì lúc chết cho dù người thân có cầu nguyện như thế nào đi nữa thì chính cái nghiệp của chúng ta sẽ lôi kéo thần thức của chúng ta đi vào cảnh giới tái sanh tương ứng. Còn khi lúc sống trên đời chúng ta tu hành tinh tấn, tạo nhiều nghiệp lành, thì khi qua đời, trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng sanh về cảnh giới an lành theo nguyện lực của chúng ta.

Lăng Mộ Đá, Mẫu Lăng Mộ Đá Đẹp Anh Quân 2020

Cho nên Đức Phật mới đặt nặng vấn đề là khi sống chúng ta sống như thế nào? Tu tập ra sao? Chúng ta không thể đợi đến khi khát nước mới đào giếng thì không kịp, cũng như không thể đợi đến lúc ngã bệnh hay gặp tai nạn mới cầu an. Lại càng không thể ỷ lại vào người khác, chờ họ cầu siêu cứu mình ra khỏi đường khổ khi mình lìa đời.

Dù là cầu an hay cầu siêu. Năng lực tu tập hằng ngày của chúng ta là động lực chính yếu giúp chúng ta sống bình yên và giúp cho chúng ta khi qua đời được vãng sanh về thế giới an lành.

Khi còn sống trên đời, mình hãy lo tự cầu an, cầu siêu cho chính mình, bằng cách thực hành đời sống theo Chánh pháp, mở lòng từ bi, bao dung, bố thí, hỷ xả, thương yêu mọi người, tạo nhiều phước báu, lo tu tập phòng hộ thân tâm luôn được trong sáng sạch sẽ để tô bồi công đức. Đó là chúng ta đang cầu an cho mạng sống của mình được bình yên khoẻ mạnh và đang cầu siêu cho những vọng tưởng vô minh được tiêu diệt đi.

>>> Quý khách tham khảo thêm: Mẫu Cổng đá đẹp cho nhà thờ tổ, từ đường, bảo điện, đình làng, chùa, khu lăng thờ, di tích lịch sử,… cao cấp Anh Quân.

Có như vậy, thì đời sống của chúng ta mới được thăng hoa, là nguồn nhiên liệu mạnh mẽ tạo nên nhân duyên tốt đẹp cho mai sau. Cho nên chúng ta luôn nhớ rằng nếu như mình tạo nhân bình an thì không cần cầu an, bình an vẫn đến. Chúng ta hàng phục được phiền não giữ thân khẩu ý thanh tịmh, thì chắc chắc chúng ta không sanh vào cảnh giới khổ đau.

Việc thiết lập các khoá Lễ Cầu An hay Cầu Siêu chỉ là những pháp trợ duyên, giúp cho chúng ta có thêm niềm tin và hy vọng vượt qua những khó khăn trong tức thời.

Như vậy, dù là cầu an hay cầu siêu. Năng lực tu tập hằng ngày của chúng ta là động lực chính yếu giúp chúng ta sống bình yên và giúp cho chúng ta khi qua đời được vãng sanh về thế giới an lành. Còn việc thiết lập các khoá Lễ Cầu An hay Cầu Siêu chỉ là những pháp trợ duyên, giúp cho chúng ta có thêm niềm tin và hy vọng vượt qua những khó khăn trong tức thời, để rồi sau đó phải tự mình chăm sóc sự bình an của mình bằng con đường tu tập.

Tổng hợp những Mẫu thiết kế Mộ đá đơn đẹp – Mộ đá Ninh Bình năm 2021

Rate this post

Viết một bình luận