Chọn màu sơn theo phong thủy cho gia chủ tuổi Mậu Ngọ
Xem tuổi Mậu Ngọ hợp với màu gì?
– Năm sinh dương lịch:1918, 1978 và 2038
– Năm sinh âm lịch: Mậu Ngọ
– Mệnh Hỏa – Thiên thượng hỏa – Đỏ
Sau khi xây một căn nhà xong khách hàng tuổi Mậu Ngọ mới bắt đầu chọn lựa hãng sơn và khâu quyết định mua sơn làm khách hàng đau đầu và rối trí nhất là chọn màu sơn nhà.
Có khách hàng tuổi Mậu Ngọ chọn màu sơn tường nhà rất đơn giản chỉ cần đẹp, sáng và ấm cúng là quyết định sơn tổng thể cả nhà một màu. Tuy nhiên, có những khách hàng tuổi Mậu Ngọ lại rất cầu kỳ chọn sơn nhà theo tuổi, hay chọn màu sơn tường nhà theo mệnh Hỏa và mỗi một phòng trong căn nhà là một màu khách nhau theo từng tuổi hay theo mệnh của chủ căn phòng đó.
Mỗi một phòng một màu, phòng khách chọn màu sơn theo mệnh Hỏa của chính chủ
Phòng nhủ chọn màu sơn theo mệnh của cả 2 vợ chồng
Phòng thờ chọn màu sơn tường ấm cúng thanh tịnh
Phòng trẻ có màu sắc sặc sỡ, hoặc kết hợp các màu tạo điểm nhấn trong căn phòng.
Phong ăn kết hợp với màu tường bếp…v/v. Thông thường là màu sáng hoặc màu theo phòng khách.
– Màu tương sinh của tuổi Mậu Ngọ: Tuổi Mậu Ngọ có màu tương sinh là màu xanh(Mộc sinh Hỏa), màu tương hỗ bổ trợ là màu đỏ và màu biến của nó(Đỏ, Tím, Cam, Hồng).
Những người tuổi Mậu Ngọ khi chọn màu sơn nhà theo phong thủy nên dựa vào 2 tông màu chủ đạo là màu Xanh và màu Đỏ. Với tông màu xanh với các gam màu như: Màu xanh dương, Màu xanh lục, Màu xanh ngọc, Màu xanh, Màu xanh lông gà non, Màu xanh lam, Màu xanh da trời, Màu xanh nước biển, Màu xanh rêu, Màu xanh coban, Màu xanh lá cây Màu xanh đen….
Với tông màu đỏ thì chọn gam màu: màu hồng cánh sen, màu hồng nhạt, màu phấn hồng, màu tím, màu tím cánh sen, màu tím hoa cà, màu xanh ánh tím…
Với rất nhiều gam màu thuộc 2 tông màu nên khi chọn màu sơn nhà theo tuổi gia chủ tuổi Mậu Ngọ nên lựa chọn trên quạt màu hay bảng màu sơn của các nhà sản xuất để cụ thể hóa màu sắc của mình trên căn nhà.
– Màu tương khắc của tuổi Mậu Ngọ: Nếu bạn sinh năm Mậu Ngọ, thì tốt nhất là hạn chế dùng những tông màu như màu đen, xanh nước vì màu đen tượng trưng cho hành thủy, mà mà thủy khắc hỏa, không tốt cho người tuổi Mậu Ngọ. Tuy nhiên không sử dụng những màu tương khắc lại là vấn đề được bàn ở một vấn đề khác.
Ngoài quy luật ngũ hành về màu tương sinh tương khắc nêu trên, trong cách chọn màu sơn nhà theo mệnh hay phong thủy khách hàng cần quan tâm vấn đề phản sinh phản khắc trong ngũ hành.
Tại sao lại phải quan tâm vấn đề này?
Lý do rất đơn giản cái gì quá cũng không tốt. Trong cách chọn màu sơn nhà theo tuổi cũng vậy. Một người tuổi Mậu Ngọ cứ lạm dụng tất cả những màu sắc tương sinh ra bản mệnh hoặc tương hỗ bổ trợ cho bản mệnh mà trong nhà không có bất kỳ màu gì thuộc hành tương khắc với bản mệnh thì có thể gọi đó là cách phối màu không hài hòa thậm chí gây hại.
Khách hàng tuổi Mậu Ngọ sau khi đã nghiên cứu ngũ hành tương sinh ngũ hành tương khắc về cách chọn màu sơn tường nhà theo tuổi hay theo mệnh, có thể nghiên cứu thêm vấn đề về ngũ hành phản sinh phản khắc để quyết định tuổi Mậu Ngọ sơn nhà màu gì đẹp hợp với mệnh, hợp phong thủy.
Ngũ hành phản sinh:
– Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thành tai hại. Điều này cũng tương tự như 1 em bé cần phải ăn uống cho nhiều thì mới mau lớn. Nhưng nếu ăn nhiều quá thì đôi khi có thể sinh bệnh tật hoặc tử vong. Đó là nguyên do có sự phản sinh trong Ngũ hành.
Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là:
– Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.
– Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than.
– Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt.
– Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt.
– Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.
Ngũ hành phản khắc:
– Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó qúa lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc.
Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc là:
– Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy.
– Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu.
– Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt.
– Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn.
– Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.
– Chính vì vậy trong sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau không chỉ đơn thuần là tương sinh hay tương khắc, mà còn có những trường hợp phản sinh, phản khắc sẽ xảy ra nữa. Biết rõ được các mỗi quan hệ đó sẽ biết được sự tinh tế trong mối quan hệ của vạn vật, của trời đất, và con người.
Tất cả các màu sắc đều có sự luân chuyển, hài hòa phối hợp với nhau theo chu trình của quy luật ngũ hành tự nhiên
Tham khảo thêm màu sắc các tuổi Ngọ khác