Thai giáo bằng truyện không còn là phương pháp dạy con từ trong bụng mẹ quá xa lạ với nhiều gia đình. Thời điểm từ tháng 3, tháng 4 trở đi rất thích hợp để bố mẹ thai giáo cho con. Ở bài viết này, Monkey sẽ giới thiệu đến mọi người một số truyện thai giáo tháng thứ 4 hay nhất cho bé.
Sự phát triển vượt trội của thai nhi 4 tháng tuổi
Khi thai nhi bước với tháng thứ 4, so với những tháng trước bé đã có nhiều thay đổi vượt trội. Cụ thể như sau:
-
Cánh tay, bàn tay, bàn chân, cơ quan sinh sản phát triển rõ rệt,
-
Em bé bắt đầu cảm nhận được âm thanh bên ngoài,
-
Thai nhi có thể di chuyển linh hoạt hơn so với những tháng trước.
Tại sao nên đọc truyện thai giáo từ khi bé còn trong bụng mẹ?
1. Lợi ích từ khi trẻ trong bụng mẹ
Khi được mẹ đọc truyện lúc còn trong bụng, em bé sẽ quen dần với giọng của mẹ. Nhờ thế con yêu có thể cảm nhận được tình cảm của mẹ rõ ràng hơn.
Ngoài ra, truyện thai giáo còn giúp cả mẹ và con thư giãn. Vì khi đọc truyện, nhịp thở, nhịp tim của mẹ sẽ chậm lại giúp cơ thể mẹ được thư giãn, em bé cũng tương tự vậy. Khi cả hai mẹ con đều thoải mái thì sẽ có tác động rất tích cực đến thai nhi.
2. Lợi ích khi bé chào đời (giai đoạn sơ sinh)
Khi mới chào đời bé sẽ rất dễ khóc. Tuy nhiên nếu mẹ bật hoặc kể lại những câu chuyện thai giáo trước đây, con sẽ cảm thấy quen thuộc và nín khóc ngay.
Bên cạnh đó, vì đã quen với giọng mẹ nên khi mới chào đời, em bé sẽ nhận ra đâu là mẹ của mình. Mối liên kết giữa mẹ và con từ đó càng thêm bền chặt.
3. Lợi ích nuôi con những năm đầu tiên
Vì được tiếp xúc với ngôn ngữ từ sớm nên sau khi chào đời con sẽ học nói, học tập rất nhanh. Bên cạnh đó, những đứa bé được nghe truyện thai giáo có xu hướng “hiền” hơn những bé khác. Vì vậy bố mẹ sẽ dễ dạy dỗ, uốn nắn con hơn.
Những mẩu truyện thai giáo tháng thứ 4 cực hay và ý nghĩa cho bé
Vì lợi ích cho sự phát triển của thai nhi, các mẹ bầu cần tập cho mình thói quen đọc truyện cho bé nghe hằng ngày. Cố định một khung giờ cụ thể, mẹ có thể tìm và đọc cho bé nghe các câu chuyện hay và ý nghĩa, như các chuyện dưới đây:
1. Đẽo cày giữa đường
Chuyện kể rằng có một bác nông dân rất nghèo, cả đời sống bằng nghề đồng áng, bác muốn làm một cái cày thật tốt để làm công việc đồng áng năng suất và đỡ vất vả hơn. Một hôm, bác rất vui vì đã xin được một cây gỗ tốt nhưng bác chưa làm cái cày bao giờ, bác bèn mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người.
Bác đẽo được một lúc thì một người đi qua chê:
– Bác đẽo thế không phải rồi, bác đẽo to quá.
Bác nông dân nghe thấy có lý bèn làm theo. Bác làm được một lúc lại có một người đi qua bảo:
– Bác đẽo thế này không cày được đâu, cái đầu cày bác làm to quá….
Bác nông dân nghe có lý hơn, bác lại chỉnh sửa theo lời khuyên, bác đẽo được một lúc lại một người đi qua nói:
– Bác đẽo thế không ổn rồi, cái cày bác làm dài quá không thuận tay.
Bác nông dân nghe lại có lý hơn, lại chỉnh sửa theo.
Và cuối cùng, hết ngày hôm đấy bác nông dân chỉ còn một khúc gỗ nhỏ, bác không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình nữa, cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn. Bác buồn lắm nhưng cuối cùng bác đã hiểu: “Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình và kiên trì với một con đường đã chọn.”
2. Ếch ngồi đáy giếng
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì điều đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau những tiếng kêu của mình, mọi thứ phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn con ếch vì mải nhìn lên trời đã không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
3. Bồ câu chăm chỉ
Sáng sớm, gà trống tựa chiếc đồng hồ báo thức, gáy ò ó o đánh thức mọi người dậy. Bồ câu cũng tỉnh giấc. Tối qua mưa rất to, làm sập ngôi nhà cũ của bồ câu nên hôm nay nó định xây ngôi nhà mới.
Bồ câu bay đi bay lại mới tìm thấy một cái cây tạm được, thân cây cao lớn thẳng tắp, cành cứng cáp xù xì, lá xum xuê. Nó nghĩ: “Xây nhà ở đây rất ổn đấy!”.
Thế là nó bắt đầu bận rộn tha cành cây về xây nhà.
Ruồi thấy vậy bèn bay tới mỉa mai: “Cậu đúng là chẳng biết tận hưởng cuộc sống gì cả! Nhìn tớ đây này, ngủ trong nhà lợn lười, gió không đến mặt mưa không vào đầu, suốt ngày ăn no rồi chơi, rõ là thoải mái!”.
Bồ câu liếc ruồi một cái vẻ coi thường rồi tiếp tục công việc.
Được bồ câu chỉ bảo, lợn lười cũng bắt đầu chăm chỉ. Cậu quét tước nhà cửa sạch sẽ, treo rèm cửa đẹp đẽ. Thế là ruồi không vào nhà lợn được nữa.
Trời lại mưa, ruồi chẳng có nhà mà về, hoảng hốt chạy khắp nơi, ướt sũng, run rẩy. Còn bồ cây đã xây xong nhà. Con nghe kìa, nó đang ca hát rất vui vẻ trong ngôi nhà mới đấy.
4. Chú bé chăn cừu
Một chú bé chăn cừu cho chủ thả cừu gần một khu rừng rậm cách làng không xa lắm. Chăn cừu được ít lâu, chú cảm thấy công việc chăn cừu thực là nhàm chán. Tất cả mọi việc chú có thể làm để giải khuây là nói chuyện với con chó hoặc thổi chiếc sáo chăn cừu của mình.
Một hôm, trong lúc đang ngắm nhìn đàn cừu và cánh rừng yên tĩnh chú bé chợt nhớ tới lời chủ của chú từng dặn rằng khi sói tấn công cừu thì phải kêu cứu để dân làng nghe thấy và đánh đuổi nó đi.
Thế là chú nghĩ ra một trò chơi cho đỡ buồn. Mặc dù chẳng thấy con sói nào, chú cứ chạy về làng và la to:
– Sói ! Sói !
Đúng như chú nghĩ, dân làng nghe thấy tiếng kêu bỏ cả việc làm và tức tốc chạy ra cánh đồng. Nhưng khi đến nơi, họ chẳng thấy sói đâu, chỉ thấy chú bé ôm bụng cười ngặt nghẽo vì đã lừa được họ.
Ít ngày sau chú bé chăn cừu lần nữa lại la lên:
– “Sói ! Sói !”.
Và một lần nữa dân làng lại chạy ra giúp chú. Nhưng họ lại chẳng thấy con sói nào, chỉ thấy chú bé chăn cừu nghịch ngợm ôm bụng cười khoái chí.
Thế rồi vào một buổi chiều nọ, khi mặt trời lặn xuống sau cánh rừng và bóng tối bắt đầu phủ đầy lên cánh đồng, một con sói thực sự xuất hiện. Nó nấp sau bụi cây rình bắt những con cừu béo non. Bỗng sói phóng vút ra chộp lấy một chú cừu tội nghiệp. Thấy sói cả đàn cừu sợ hãi chạy toán loạn, chú bé chăn cừu cũng hoảng loạn vô cùng.
Quá hoảng sợ, chú bé chăn cừu vội chạy về làng và la to:
– “Sói ! Sói !”.
Nhưng mặc dù dân làng có nghe tiếng chú kêu, không một ai chạy ra để giúp chú như những lần trước cả. Vì mọi người nghĩ chú lại bày trò nói dối như trước.
Thế là sói thỏa sức bắt mồi, giết chết rất nhiều cừu của chú bé. Sau khi đã chén no nê, nó biến mất vào rừng rậm. Chú bé buồn bã ngồi giữa đồng cỏ, lòng đầy hối hận về hành động nói dối của mình và hậu quả của trò đùa dại dột gây ra.
5. Ba chiếc ô xinh xắn
Ba bạn thỏ trắng chuẩn bị đi thăm ông bà, thỏ mẹ dặn dò: “Hôm nay trời rất nắng, mẹ cho mỗi bạn một chiếc ô này, hãy mở ra để che đầu nhé.” Ba bạn thỏ vui vẻ nhận lấy chiếc ô của mình và tung tăng dắt tay nhau đến nhà ông bà.
Trên đường đi, bỗng có một cơn gió lớn kéo tới thổi bay ba chiếc ô xinh xắn của ba bạn lên trời. Vì cố giữ ô của mình nên ba bạn đã bị gió thổi lăn cuộn tròn trên con dốc sau đó mắc kẹt vào một lùm cây.
Ông bà của ba bạn thỏ từ trong nhà bước ra sân để đi thăm vườn. “Ơ kìa, sao trong lùm cây mới nở 3 bông hoa lớn thế này” Người bà đeo kính lão nói với ông.
“Ha ha ha… ông bà ơi, là chúng cháu đây”
“A, thì ra là 3 cháu nhỏ của ông bà đó ư, các cháu ra đây với ông bà nào” Ông bà cười khúc khích nói.
Ba bạn thỏ con bước ra chạy tới ôm chầm lấy ông bà, trên tay mỗi bạn vẫn cầm 3 chiếc ô xinh xắn.
Xem thêm: Tuyển tập những truyện thai giáo tháng thứ 3 hay nhất cho bé yêu
Lưu ý quan trọng khi đọc truyện cho thai nhi 4 tháng tuổi?
Để việc thai giáo thai nhi hiệu quả cần có sự hợp tác của cả bố và mẹ. Trong đó, bố mẹ cũng cần nhớ một vài điểm lưu ý khi đọc truyện thai giáo. Tất nhiên, không thể đọc qua loa, không có truyền cảm hay đọc bất cứ khi nào mẹ thích là được.
1. Giọng đọc
Bố mẹ nên cố gắng đọc truyện bằng giọng truyền cảm nhất có thể. Điều này vừa giúp câu chuyện hay hơn vừa giúp bé cảm nhận được tình yêu của bố mẹ rõ hơn.
2. Chọn ngôn ngữ truyện
Tùy vào nhu cầu, định hướng của gia đình mà bố mẹ sẽ quyết định con nghe truyện thai giáo tháng thứ 4 bằng ngôn ngữ nào. Tất nhiên nếu sống và làm việc tại Việt Nam thì bạn nên ưu tiên cho bé nghe truyện bằng tiếng Việt.
Tuy nhiên, vì thai nhi có thể phân biệt được tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ khác nên bố mẹ có thể cho con nghe truyện song ngữ. Điều này sẽ giúp bé có nền tảng cả tiếng Việt và một ngôn ngữ khác.
3. Nguồn truyện
Mặc dù sẽ rất dễ kiếm các câu chuyện trên mạng nhưng không phải câu chuyện nào cũng phù hợp với thai nhi. Bố mẹ nên bỏ thời gian để nghiên cứu, tìm kiếm những mẩu truyện thật sự thích hợp. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm thì bố mẹ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của Monkey Stories và VMonkey.
Monkey Stories có truyện, sách nói tiếng Anh và VMonkey có truyện, sách nói tiếng Việt. Nội dung của cả hai app đều đã được chọn lọc kỹ càng, vì thế bố mẹ có thể yên tâm sử dụng.
Lưu ý: Nếu dùng truyện phát sẵn thì bố mẹ nên dùng loa ngoài thay vì tai nghe. Điều này sẽ hạn chế những tác động xấu đến thính giác của bé.
4. Khung giờ đọc truyện
Bố mẹ có thể cho con nghe truyện thai giáo bất cứ lúc nào các bạn rảnh và cảm thấy thoải mái. Nhưng tốt nhất bạn nên chọn ra một thời điểm cố định trong ngày để tạo thói quen cho cả mẹ và bé.
Kết luận
Thai giáo là quá trình cần thiết trong suốt quá trình mang thai. Mong rằng những mẩu truyện thai giáo tháng thứ 4 trên đây đã giúp các bố mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về thai giáo. Monkey xin chúc mẹ và bé có một thai kỳ mạnh khỏe, tràn đầy kỷ niệm đẹp.