Úc mua đến 99,9%, một loài cá nuôi nhung nhúc tăng giá mạnh

Cá tra, basa của Việt Nam chiếm tới 99,9% sản lượng nhập khẩu của Úc 

Theo ước tính, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 3/2022 đạt 202 nghìn tấn, trị giá 900 triệu USD, tăng 8,4% về lượng và tăng 22,4% về trị giá so với tháng 3/2021. 

Tính chung 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản ước đạt 307 nghìn tấn, trị giá 2,41 tỷ USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 38,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu cá tra trong tháng 2/2022 đạt 61,4 nghìn tấn, trị giá 171,6 triệu USD, tăng 60% về lượng và tăng 128,7% về trị giá so với tháng 2/2021. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cá tra đạt 139,1 nghìn tấn, trị giá 385,4 triệu USD, tăng 37,1% về lượng và tăng 91,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Úc mua đến 99,9%, một loài cá da trơn nuôi nhung nhúc ở Việt Nam tăng giá mạnh - Ảnh 1.

Trong nhiều năm qua, cá tra và cá basa Việt Nam luôn được người tiêu dùng Australia ưa chuộng, hiện chiếm tới 99% thị phần ngành hàng tại Australia.

Đáng chú ý, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn 2 cho Úc trong năm 2021, tăng 11,9% về lượng và tăng 25,3% về trị giá so với năm 2020. Thị phần thủy sản tính theo lượng của Việt Nam tại Úc tăng từ 16,6% trong năm 2020, lên 18% trong năm 2021. 

Theo Bản tin thị trường nông, lâm thuỷ sản của Bộ Công Thương, thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Úc tăng chủ yếu do tỷ trọng mặt hàng tôm đông lạnh mã HS 030617; Tôm chế biến không đựng trong hộp kín mã HS 160521… tăng lên.

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, trong nhiều năm qua, cá tra và cá basa Việt Nam luôn được người tiêu dùng Australia ưa chuộng. Hiện sản lượng 2 loại cá da trơn này của Việt Nam luôn chiếm tới trên 99% thị phần ngành hàng tại Australia.

Các mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam đã xuất hiện ở nhiều siêu thị tại Úc. Cá tra, cá basa đã trở thành một trong những món rất đặc biệt được người dân Úc ưa chuộng, đó là món fish&chip tương đối nổi tiếng ở Úc, tương tự như món phở ở Việt Nam. 

Úc mua đến 99,9% một loài cá không có vảy, nuôi nhung nhúc ở Việt Nam, nông dân thu lãi đậm - Ảnh 2.

Cá tra, cá basa của Việt Nam được bày bán tại siêu thị tại Úc. Ảnh: T.L

Ngoài thị trường Úc, việc xuất khẩu cá tra sang các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu… đều phục hồi và tăng trưởng ấn tượng từ đầu năm đến nay. Trong đó, Mỹ đang là thị trường xuất khẩu cá tra số 1 của các doanh nghiệp Việt Nam.

Dự báo Mỹ sẽ tiếp tục tiêu thụ mạnh cá tra của Việt Nam trong nửa đầu năm nay. Điều này đã thúc đẩy giá cá tra nguyên liệu trong nước liên tục tăng mạnh. 

Đơn cử tại Tiền Giang, giá cá tra thương phẩm đang ở mức cao, khoảng 30.000 đồng/kg. Giá cá tra hiện tăng hơn gần 10.000 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2021.

Theo ông Nguyễn Thành Sơn, trú tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, với giá này, người nuôi lãi khoảng 5.000 đồng/kg.

Tuy vậy, ông Sơn cho hay, nguồn cung hiện tại không nhiều bởi trong các năm qua, giá cá tra thấp, người nuôi thua lỗ nên không ít hộ phải treo ao hoặc chuyển sang mô hình sản xuất khác hiệu quả hơn.

Gia đình ông Sơn có thâm niên hàng chục năm gắn bó với nghề nuôi cá tra xuất khẩu, nên vẫn cố gắng đeo đuổi nghề. Hiện ông có 2 ao nuôi, tổng diện tích khoảng 2.000 m2 mặt nước. Trong những ngày tới, sản lượng cá xuất ao của gia đình ông Sơn vào khoảng 200 tấn cá tra thương phẩm.

Giá cá tra hồi phục và tăng mạnh mang lại niềm vui cho nông dân. 

Tuy nhiên, ông Sơn cũng cho biết, nghề nuôi cá da trơn tại Tiền Giang vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bấp bênh khó lường. Các năm trước, giá cá tra quá thấp, nông dân lỗ nặng, nhiều hộ phải treo ao hoặc chuyển ngành nghề khác kiếm sống.

Hiện nay, tuy giá cá tra nguyên liệu có tăng, nhưng giá thức ăn cũng tăng cao, khoảng từ 10 -20% so với năm trước nên các hộ nuôi cá vẫn đối mặt nhiều khó khăn.

Rate this post

Viết một bình luận