Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì để giúp cơ thể nhanh hồi phục?

Tuyến giáp nằm ở cổ, có vai trò tạo hormone và kiểm soát sự trao đổi chất. Ung thư tuyến giáp xảy ra khi có sự phát triển bất thường của các tế bào ở tuyến giáp. Một chế độ ăn uống bổ dưỡng cùng với các biện pháp chăm sóc y tế phù hợp là điều cần thiết để giúp hỗ trợ bệnh nhân kiểm soát và phục hồi sau điều trị ung thư tuyến giáp.

Người bị ung thư tuyến giáp nên kiêng ăn gì?

Ung thư tuyến giáp nên kiêng ăn gì?

Dù bạn cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp, việc điều trị bằng iốt phóng xạ là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, bệnh nhân thường được khuyến cáo tuân thủ chế độ ăn ít iốt trong 14 ngày trước khi điều trị. Khi tiêu thụ ít hơn 50mg iốt mỗi ngày, các tế bào ở tuyến giáp (bao gồm cả tế bào ung thư) sẽ trở nên “đói” iốt. Vì vậy, khi điều trị bằng iốt phóng xạ, các tế bào này sẽ bị phá hủy nhanh hơn. Nếu cần hạn chế tiêu thụ iốt, bệnh nhân ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì? Theo đó, người bệnh nên kiêng các loại thực phẩm sau:

  • Muối iốt
  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Thực phẩm từ sữa: phô mai, sữa chua, kem và bơ
  • Bánh mì đóng gói và bánh nướng
  • Chocolate
  • Cá, hải sản và các loại thực phẩm khai thác từ biển như rau câu, rong biển và tảo
  • Đậu nành, các sản phẩm làm từ đậu nành và các loại đậu khác. Tuy đậu nành không chứa iốt nhưng đã được chứng minh làm tăng khả năng hấp thu iốt trong một nghiên cứu trên động vật.
  • Lòng đỏ trứng
  • Vỏ của các loại rau củ, đặc biệt là khoai tây
  • Không uống nước có ga và bia, rượu, cà phê.

Một triệu chứng phổ biến thường gặp phải khi điều trị ung thư tuyến giáp là chứng khó nuốt. Chứng khó nuốt có thể ảnh hưởng đến lượng thức ăn mà bệnh nhân ăn, dẫn đến giảm cân. Do đó, bệnh nhân nên tránh các loại thực phẩm cứng, khô như bánh mì nướng, bánh quy giòn, khoai tây chiên…

Rate this post

Viết một bình luận