Chữa ung thư xương cần phải có quá trình lâu dài và khoa học. Từ đó giúp người bệnh giảm thiểu các biến chứng mắc phải của bệnh, có tình thần lạc quan và hòa nhập với cộng đồng. Trước hết cần biết ung thư xương là gì và mức độ nguy hiểm của bệnh.
1. Ung thư xương là gì?
Ung thư xương là sự xuất hiện của một khối u ác tính trong xương, tuy nhiên không phải khối u nào cũng là ác tính. Những tế bào ung thư tăng trưởng, cạnh tranh với mô xương lành và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Ung thư xương nguyên phát cần phải phân biệt với ung thư ở vị trí khác di căn tới xương. Một số loại ung thư xương thường gặp:
-
Sarcoma xương: loại ung thư này xuất hiện ở mô dạng xương. Mô dạng xương có cấu trúc gần giống với xương, nhưng có lượng khoáng chất ít hơn. Loại ung thư này thường xảy ra ở đầu gối và cánh tay.
-
Sarcoma sụn: ung thư ở mô sụn. Sụn gồm những mô đàn hồi và trơn láng che phủ và bảo vệ đầu xương dài ở các khớp. Sarcoma sụn hầu hết xuất hiện ở xương chậu, đùi và vai.
-
Ung thư có tính chất gia đình Ewing Sarcoma (ESFTs): ung thư thường hiện diện ở xương, cũng có thể ở mô mềm (cơ, mô mỡ, mô sợi, mạch máu, hay mô nâng đỡ khác). Loại này thường xuất hiện ở dọc xương sống, xương chậu, ở cẳng chân hay cánh tay.
Có bốn giai đoạn của ung thư xương, bao gồm
-
Giai đoạn I: ung thư chỉ giới hạn ở tại xương và không lan ra các vùng khác của cơ thể. Tế bào ung thư ở giai đoạn này ít gây hại hơn và chưa cạnh tranh với những tế bào bình thường.
-
Giai đoạn II: tế bào ung thư bắt đầu phát triển mạnh hơn trước, nhưng vẫn giới hạn tại xương.
-
Giai đoạn III: ung thư xuất hiện từ hai đến ba vị trị ở cùng một xương. Khối u giai đoạn này có thể biệt hóa thấp hoặc cao.
-
Giai đoạn IV: ung thư di căn từ xương đến nơi khác, ví dụ như xương khác hay cơ quan khác. Tế bào ung thư tăng trưởng rất mạnh và ảnh hưởng lên tế bào bình thường.
2. Nguyên nhân
Ung thư xương thứ phát: đa số ung thư xương là ung thư thứ phát do di căn từ vị trí khác của cơ thể (vú, phổi, tuyến giáp…)
Ung thư xương nguyên phát: chưa rõ nguyên nhân. Một số trường hợp ung thư xương có liên quan đến yếu tố di truyền hoặc tiền sử phơi nhiễm phóng xạ trừ trước.
3. Triệu chứng
Biểu hiện ung thư xương phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh
Ung thư xương giai đoạn đầu
Triệu chứng mơ hồ, nếu không chú ý sẽ dễ bị bỏ qua
-
Đau mỏi chân tay, đặc biệt người trẻ khoảng 30 – 40 tuổi.
-
Đau xương, cảm giác vùng xương nào đó ấm hơn.
-
Các chi yếu hơn, tê hoặc đau nhức mơ hồ.
Dấu hiệu ung thư xương giai đoạn tiến triển
-
Bệnh nhân mệt mỏi, gầy sút cân không rõ nguyên nhân, có thể sốt nhẹ.
-
Đau xương tăng dần, cảm giác xương yếu đi rõ rệt. Đau liên tục, dùng thuốc giảm đau không đỡ.
-
Vị trí xương bị bệnh có thể sưng to lên.
-
Có thể gãy xương không do chấn thương.
-
Nổi hạch ngoại vi rắn chắc, di động hạn chế.
Vị trí hay gặp ung thư xương
-
Thường gặp ở gần gối, xa khuỷu (đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay).
-
Ung thư xương chủ yếu gặp ở xương dài, một số ở xương dẹt như xương chậu, xương bả vai.
4. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư xương
Các yếu tố nguy cơ của ung thư xương nguyên phát bao gồm:
-
Hội chứng gen di truyền: những hội chứng gen di truyền hiếm gặp trong gia đình làm tăng nguy cơ ung thư xương, gồm có hội chứng Fraumeni và u nguyên bào võng mạc di truyền.
-
Bệnh Paget xương: đây là một tình trạng tiền ung thư lành tí Nó can thiệp vào quá trình tái tạo tế bào bình thường của cơ thể, trong đó những mô xương mới thay thế từ từ mô xương cũ. Theo thời gian, bệnh sẽ làm cho xương dễ gãy. Bệnh này phổ biến ở người lớn, đặc biệt ở lứa tuổi 50.
-
Tiếp xúc phóng xạ.
5. Cách chữa ung thư xương
Có những phương pháp chữa ung thư xương chính: phẫu thuật, hóa chất và xạ trị.
Phẫu thuật (cách chữa ung thư xương)
-
Phẫu thuật loại bỏ khối u là phương pháp điều trị triệt căn.
-
Nguyên tắc: lấy hết tổn thương ung thư và lấy rộng tổ chức cân cơ bị xâm lấn.
-
Trong trường hợp không thể bảo tổn phải cắt cụt chi.
Hóa trị (cách chữa ung thư xương)
-
Là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư.
-
Có thể điều trị trước phẫu thuật làm khối u ngừng phát triển và nhỏ lại.
-
Có thể điều trị sau phẫu thuật làm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại cũng như ngăn chặn bệnh tái phát.
Xạ trị (cách chữa ung thư xương)
-
Sử dụng tia xạ làm tế bào ung thư bị tổn thương và ngừng phát triển.
-
Tuy nhiên hầu hết ung thư xương không đáp ứng với xạ trị trừ sarcoma Ewing tương đối nhạy cảm.
-
Có thể xạ trị triệu chứng chống đau, chống gãy xương.
Trong quá trình làm việc của mình chúng tôi nhận thấy rằng. Nguyên nhân dẫn tới thất bại trong chữa ung thư xương là do
-
Khi điều trị ung thư xương chúng ta phải sử dụng một loạt các thuốc, hóa chất, công nghệ để tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên sau khi tiêu diệt xong chưa có phương pháp giúp đưa toàn bộ tế bào chết này ra ngoài. Dẫn tới tế bào này tồn dư trong cơ thể và có thể chính là mầm mống bệnh tiếp theo.
-
Ngoài ra trong khi tiêu diệt tế bào ung thư chúng ta vô tình làm các tế bào lành cũng bị chết theo nên dẫn tới cơ thể suy kiệt, mệt mỏi, thiếu tế bào nuôi dưỡng cơ thể.
-
Việc kiêng các thực phẩm protein động vật, nhiều thực phẩm bổ dưỡng dẫn tới các tế bào khỏe mạnh cũng bị ốm yếu, không đủ sức chiến đấu trong những lần điều trị tiếp.
-
Nghe theo các thầy lang vườn, những người không có kiến thức chuyên môn, chữa bằng các phương pháp không khoa học dẫn tới chữa sai cách làm bệnh lý tiến triển ngày càng nặng.
-
Với việc điều trị lâu và nhiều người tác động tiêu cực dẫn tới tâm lý chán nản, muốn từ bỏ. Và bạn biết đấy bệnh tật nhiều khi bị đánh bại bởi chính ý chí kiên cường chứ không ai khỏi bệnh khi suất ngày nghĩ tiêu cực cả.
LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ 0943.783.111